Ăn mặn hại gan như thế nào ?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch một chế độ ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hiện nay, các nghiên cứu mới cho thấy nếu ăn nhiều muối có thể dẫn đến tổn thương gan ở người lớn, đặc biệt ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, hầu hết người dân tiêu thụ nhiều muối vượt quá khuyến cáo. Lượng muối dư thừa có thể liên quan đến tăng huyết áp, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Theo thống kê ở Mỹ lượng muối trung bình hàng ngày đối với người từ 2 tuổi trở lên là hơn 3.400 mg (3,4 gram) – cao hơn gấp đôi so với giới hạn 1.500 mg được khuyến cáo.

Lượng muối mà mọi người tiêu thụ không chỉ đến từ muối bỏ vào thức ăn trong quá trình chế biến mà đến từ các thực phẩm chế biến sẵn (đồ ăn nhanh). Vì vậy khuyến nghị mọi người cần phải xem xét kĩ lưỡng các nhãn thông tin thành phần để chọn các sản phẩm chứa ít muối hơn.

Ảnh hưởng của muối đến chức năng gan

Ăn quá mặn dẫn đến biến đổi tế bào gan liên quan đến xơ gan. Xơ hóa gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không hồi phục sau đó được thay thế bằng các tổ chức xơ và dẫn đến làm mất chức năng gan.

Các nghiên cứu gần đây đã xem xét đến những biến đổi ở cấp độ tế bào. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên chuột trưởng thành ăn theo chế độ lượng muối tăng dần. Ngoài ra họ còn thí nghiệm nuôi phôi gà trong môi trường nước mặn. Kết quả cho thấy quá nhiều muối dẫn đến một số thay đổi hình dạng tế bào trong gan. Tế bào gan trở nên dị dạng – không còn hình dạng ban đầu, tỷ lệ tế bào chết cao hơn. Tỷ lệ phân chia tế bào trong phát triển phôi thấp hơn. Do đó tạo điều kiện phát triển xơ gan.

Các nhà khoa học giải thích hiện tượng trên ở những người ăn mặn xuất hiện stress oxy hóa. Đó là sự mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Sự mất cân bằng này làm tăng các tế bào gây viêm và thúc đẩy quá trình chết của tế bào gan dẫn đến xơ hóa tiến triển.

Làm thế nào giảm tổn thương cho gan?

Việc quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn giảm muối. Tạo thói quen ước lượng lượng muối tiêu thụ trong ngày. Kể cả việc xem xét nhãn thông tin các thực phẩm chế biên sẵn.

Ngoài ra để chống lại quá trình stress oxy hóa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện vitamin C – một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Do đó bổ sung hoa quả giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi… sẽ giúp bảo vệ chức năng gan của cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp về các phương pháp bảo vệ gan. Hãy liên hệ với đội ngũ Bacsi-online


Dấu hiệu cần biết gan nhiễm độc và cách dự phòng

Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương khi tiếp xúc với các loại thuốc men, hóa chất, bia rượu hay ngay cả một số loại thảo dược.

Gan nhiễm độc là gì?

Trong cơ thể, gan có chức năng giải độc, thanh lọc cơ thể. Có thể loại bỏ các chất có hại như các loại thuốc, hóa chất hay cồn ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu hoặc đường mật.

Nhưng một vài trường hợp các chất độc được tạo ra trong quá trình xử lý, tác động và làm tổn thương gan.

Nhiễm độc gan nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ hình thành quá trình xơ gan, dẫn đến suy chức năng gan và có thể gây tử vong.

Trong một số trường hợp dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) ngắn ngày liều cao có thể gây suy gan cấp.

1. Một số dấu hiệu nhiễm độc gan

  • Sốt nhẹ, cảm giác nóng trong người
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy
  • Nước tiểu đậm màu (như nước vối hoặc nước chè đặc)
  • Phân có thể bạc màu
  • Ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa hoặc nổi mề đay
  • Vàng da, vàng củng mạc (lòng trắng)  mắt
  • Đau đầu
  • Giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng – đặc biệt là vùng bên phải
  • Sút cân

2. Nguyên nhân gây gan nhiễm độc

  • Thuốc

Thuốc không kê đơn như:

+ Thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen)

+ Thuốc kháng viêm và giảm đau (NSAIDs)

+ Aspiril, ibuprofen, naproxen sodium – nếu sử dụng quá nhiều hoặc uống cùng với đồ uống có cồn làm tăng tình trạng gan nhiễm độc

Thuốc điều trị bệnh như:

+ Hạ mỡ máu – Statin

+ Kháng sinh – Ethromycin, amoxicillin

+ Điều trị viêm khớp dạng thấp – Methotrexate, azathioprine

+ Thuốc điều trị nấm

+ Corticoid

+ Thuốc điều trị Gout – Allopurinol

+ Thuốc điều trị HIV 

+ Hóa chất điều trị ung thư

  • Hóa chất và dung môi

Một số hóa chất 

+ Vinyl chloride – hóa chất công nghiệp trong sản xuất nhựa

+ Thuốc diệt cỏ – Paraquat

+ Thuốc trừ sâu

3. Phương pháp phòng ngừa gan nhiễm độc

Bạn có thể không đủ thời gian để tìm hiểu các loại thuốc hay hóa chất nào có thể gây ra nhiễm độc gan. Do đó có vài cách có thể phòng tránh

+ Sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Phải có sự tư vấn và hướng dẫn của nhân viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

+ Đối với một số thuốc điều trị gây tổn thương gan phải sử dụng dài ngày, nên bổ sung thêm thuốc bổ gan để hỗ trợ chức năng thải độc của gan.

+ Không được uống thuốc khi đang sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail hay các chế phẩm có thành phần chứa cồn.

+ Luôn mặc đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong quá trình làm việc. Khám sức khỏe định kỳ. Nếu có các dấu hiệu ở trên hãy thông báo cho nhân viên y tế để được khám và điều trị kịp thời

+ Lưu ý nhà có trẻ nhỏ, không để trẻ nghịch thuốc hay hóa chất bởi một lượng nhỏ cũng có thể gây nhiễm độc.

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sử dụng một số thực phẩm đến từ thiên nhiên giúp làm cải thiện chức năng gan. Như cây kế sữa, cây bồ công anh, cây Astiso…

Nếu quý vị có câu hỏi hay cần tư vấn về nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm độc gan và cách phòng ngừa hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online để được tư vấn trực tiếp.


8 biện pháp tự nhiên giúp hạ men gan

Men gan tăng cao là một dấu hiệu có tổn thương tại gan. Nguyên nhân có thể do các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá hay các bệnh lý viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.

Thực hiện các biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau để hạ men gan về mức bình thường và phục hồi chức năng gan.

  • Men gan là gì và tại sao giảm chỉ số men gan nếu tăng cao ?

Men gan bao gồm ALT, AST, là enzym trong gan. Enzyme có chức năng xúc tác chuyển đổi acid amin alanine thành L-glutamate và pyruvate. Đồng thời, men gan cũng là chất trung gian quan trọng để sản xuất năng lượng tế bào.

Với người khỏe mạnh, nồng độ men gan trong máu thấp và giữ ổn định. Nhưng do một số nguyên nhân khiến cho tế bào gan bị phá hủy thì ALT, AST được giải phóng vào máu, vì thế chỉ số này tăng lên. Thông thường, ALT được giải phóng vào máu nhiều nhất là trước khi dấu hiệu tổn thương gan rõ ràng và nặng nề.

Giảm chỉ số ALT có thể giúp gan thực hiện tốt các chức năng. Ngoài việc phải phát hiện và điều trị nguyên nhân tăng men gan thì có các phương pháp tự nhiên có thể bổ sung cho việc điều trị tốt hơn để giúp giảm hàm lượng ALT.

  • Các phương pháp tự nhiên bao gồm:

1. Uống cà phê

Một nghiên cứu về tác dụng của cafe đối với bệnh lý gan (2017) chỉ ra rằng uống một ly cafe trở lên mỗi ngày làm giảm chỉ số men gan (AST, ALT, GGT).

Một nghiên cứu khác đã so sánh nguy cơ ung thư gan và bệnh gan mãn tính giữa những người uống cà phê và những người không uống cà phê ở hơn 200.000 người từ Hawaii và California. Nghiên cứu cho thấy những người uống 2-3 ly cà phê mỗi ngày làm giảm 38% nguy cơ ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) và 46% nguy cơ tử vong do bệnh gan mạn tính so với những người không uống cà phê.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong cafe có chất làm kích hoạt các enzym giải độc gan.

Do vậy uống cafe mỗi ngày giúp hạ men gan và giảm mắc các bệnh lý về gan.

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng của gan và là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.

Một bài báo trên Tạp chí Journal of Hepatology đã khuyến khích tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm triệu chứng của bệnh lý xơ gan.

3. Giảm cân

Trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thì giảm cân là phương pháp cải thiện chức năng gan và bảo vệ gan khỏi biến chứng xơ gan. Giảm cân giúp cơ thể tăng cường độ nhạy cảm của Insulin (Enzym giúp điều hòa đường máu) và giảm phản ứng viêm.

Tăng cường hoạt động thể lực và giảm lượng Calo thông qua chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp việc giảm cân trở nên dễ dàng.

4. Tăng cường axit folic

Sự thiếu hụt axit folic có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và có khả năng dẫn đến ung thư gan. Mọi người có thể cải thiện sức khỏe gan của mình bằng cách ăn thực phẩm giàu axit folic

  • Gan lợn
  • Cải bó xôi (Rau chân vịt)
  • Hạt đỗ đen
  • Măng tây
  • Rau diếp
  • Quả bơ

Nếu không đủ điều kiện sử dụng các thực phẩm kể trên có thể uống bổ sung axit folic. Một nghiên cứu năm 2011, với 455 người tham gia cho thấy tăng cường bổ sung axit folic giúp hạ men gan đáng kể, đặc biệt là ở nam giới với chỉ số men gan tăng cao. Các nhà nghiên cứu chỉ ra với liều 0,8 mg axit folic hàng ngày có thể hạ men gan.

5. Thay đổi chế độ ăn uống

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate làm giảm chỉ số men gan ở người béo phì và rối loạn điều hòa đường máu.

Để có một lá gan khỏe mạnh, Tổ chức Gan Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt thực phẩm chiên rán
  • Tránh ăn thực phẩm gỏi, tái
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây

Ngoài ra sử dụng thực phẩm organic có thể giúp giảm gánh nặng đào thải độc tố của gan.

6. Chế độ ăn giảm chất béo

Một nghiên cứu năm 2018 đã tìm thấy mối liên hệ giữa nồng độ cholesterol “xấu” (LDL-C) và hàm lượng men gan trong máu. Cụ thể là ở mức độ tăng cholesterol “xấu” cũng sẽ làm tăng men gan. 

Như vậy gián tiếp hạ cholesterol xấu có thể làm hạn men gan. Một số cách giúp loại trừ LDL-C đơn giản như: 

  • Hạn chế ăn thịt đỏ như lợn, bò
  • Hạn chế chất béo bão hòa
  • Tăng cường chất xơ
  • Tăng lượng axit béo omega-3

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Một số loại thuốc và chất bổ sung có thể gây tổn thương thêm cho gan.

Paracetamol (Acetaminophen) được biết là thuốc hạ sốt, giảm đau thông dụng nhưng có thể gây tổn thương cho gan nếu mọi người dùng quá nhiều (không quá 2000 mg/ngày). Những người thường xuyên uống rượu nên tránh dùng Paracetamol, hoặc chỉ uống với liều lượng rất nhỏ nếu cần thiết.

Dư thừa sắt trong cơ thể hoặc vitamin A cũng có thể gây hại cho gan với liều lượng cao. Những người men gan cao sử dụng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ tránh trường hợp gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

8. Hạn chế uống rượu, hút thuốc và các chất độc từ môi trường

Rượu và thuốc lá đều làm có thể làm tăng men gan do làm tổn thương gan.

Ngoài ra ở một số nơi gần các khu công nghiệp liên quan đến hóa chất nên sử dụng máy lọc không khí loại bỏ các chất độc hại tồn tại trong không khí.

Nguồn:

  • ALT. (n.d.).
    https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=167&contentid=alt_sgpt
  • Aragon, G., et al. (2010). When and how to evaluate mildly elevated liver enzymes in apparently healthy patients.
    https://www.mdedge.com/ccjm/article/95275/gastroenterology/when-and-how-evaluate-mildly-elevated-liver-enzymes-apparently
  • Berzigotti, A., et al. (2015). Physical activity and liver diseases.
    https://aasldpubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/hep.28132
  • Cooking to lower cholesterol. (2017).
    https://www.heart.org/en/health-topics/cholesterol/prevention-and-treatment-of-high-cholesterol-hyperlipidemia/cooking-to-lower-cholesterol
  • Heath, R. D., et al. (2017). Coffee: The magical bean for liver diseases.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5440772/

 


Tại sao lá gan lại quan trọng đối với sự sống

 

Vậy chức năng chính của gan là gì ?

* Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Bất cứ thứ gì chúng ta ăn cho dù đó là thức ăn, rượu, thuốc… chúng sẽ được tiêu hóa bởi dạ dày và ruột, sau đó hấp thụ vào máu vận chuyển đến gan và được chuyển hóa.

* Sản xuất mật

Mật có tác dụng giúp ruột non hấp thụ chất béo và một số vitamin tan trong dầu như vitamin A,D, E, K một cách dễ dàng.

* Hấp thu và chuyển hóa Bilirubin 

Khi hồng cầu già trong máu theo chu trình đào thải của cơ thể sẽ thoái biến thành bilirubin. Lượng sắt có trong hồng cầu sẽ được lưu trữ ở gan và tủy xương. Tiếp tục cho quá trình tạo tế bào máu của cơ thể.

* Chuyển hóa các chất glucose, protein, lipid

Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chức năng giúp ổn định đường huyết của bạn. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng, ví dụ sau bữa ăn, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đưa đường vào máu. Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Theo đó, các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các a-xít amin có trong thực phẩm để cơ thể có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể. 

* Chức năng thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố

Máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại. Lúc này, gan phát huy chức năng giải độc cho cơ thể bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành một chất ít độc hại hơn sau đó được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu chức năng gan bị rối loạn, các chất độc sẽ  tích tụ trong máu gây ra tổn thương đa cơ quan như tim, thận, não…

Một số bệnh lý gan hay gặp

Bệnh lý có thể xảy ra cấp tính nghĩa là các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi khởi phát, hoặc nó có thể trở thành mạn tính nếu các triệu chứng diễn ra trên 4 tuần. Bệnh gan cấp tính xuất hiện đột ngột, thường là do nhiễm độc hoặc nhiễm trùng như viêm gan virus. Trong khi đó, bệnh gan mạn tính các triệu chứng xuất hiện dần dần, thường xuyên hơn nhiều tháng hoặc nhiều năm. Cả hai loại đều có thể dẫn đến suy chức năng gan.

Bệnh gan mạn tính thường đáp ứng tốt với điều trị hoặc thay đổi lối sống, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mọi người có các triệu chứng còn nhẹ.

Một số ví dụ về bệnh bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm cấp/mạn
  • Xơ gan
  • Nhiễm độc
  • Hẹp đường mật (Sỏi, viêm đường mật)

Làm sao để có thể bảo vệ lá gan của bạn?

─  Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Nếu có sử dụng rượu bia hay trong hoàn cảnh phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25 ml/ngày (rượu 40 độ), tuyệt đối không nên uống rượu khi mắc các bệnh về gan. Hạn chế hay tốt nhất là không hút thuốc lá.

─  Dinh dưỡng hợp lý: Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ: rau xanh, trái cây,…tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày).

─  Tăng cường vận động: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp tuyệt vời vì tính đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.

─  Khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan đồng thời sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng vaccin khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh.

– Tránh quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm virus VGB,C.

Nguồn: 

  • Kalra, A., et al. (2021). Physiology, liver.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK535438/
  • Liver disease. (n.d.).
    https://www.niddk.nih.gov/health-information/liver-disease

 


Tiềm ẩn bệnh lý gan ở bệnh nhân đái tháo đường

Tại Việt Nam theo thống kê cứ 11 người sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường dẫn tới các tổn thương khác nhau đặc biệt là tim, thận, mạch máu, mắt.

1.Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Theo các nghiên cứu gần đây những bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện thêm tình trạng gan nhiễm mỡ – được hiểu là các chất béo (mỡ) tích tụ trong gan quá 5%. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các bệnh mạn tính như viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bởi khi đường máu tăng cao sẽ làm chức năng loại bỏ cholesterol xấu (LDL-C) tại gan giảm đáng kể dẫn tới tình trạng Cholesterol sẽ tích tụ trong gan nhiều hơn. Trong trường hợp này, chất béo trong gan gây ra tình trạng viêm dẫn tới hình thành các mô sẹo, tạo ra các dải xơ. Điều này có thể dẫn đến xơ gan và bệnh gan giai đoạn cuối theo thời gian. Nhưng nhiều người mắc gan nhiễm mỡ không biết điều đó. 

Theo bác sĩ nội tiết Kenneth Cusi có khoảng 75% bệnh nhân đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường (Rối loạn dung nạp glucose – Xét nghiệm đường máu lúc đói từ 5,6 – 6,9 mmol/l) có lượng chất béo trong gan vượt quá ngưỡng bình thường, khoảng 1/2 số bệnh nhân xuất hiện tình trạng viêm gan và có các dải xơ gan. Nhưng trong nhiều trường hợp các bệnh nhân đều không biết mình có tổn thương ở gan.

Trên lâm sàng, bệnh gan nhiễm mỡ có ít triệu chứng nên khó chẩn đoán. Một số người cảm thấy đau ở phần trên bên phải của bụng, ngay dưới khung xương sườn. Đôi khi xét nghiệm máu thấy men gan (GOT, GPT) tăng đột biến mà không rõ nguyên nhân. Hoặc có thể tình cờ phát hiện khi siêu âm ổ bụng trong khám sức khỏe định kỳ. 

2.Phương pháp bảo vệ gan

Nếu phát hiện gan nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm thì có thể điều trị khỏi thông qua chế độ ăn, chủ yếu là giảm cân, Bác sĩ Cusi nhấn mạnh: Các nghiên cứu cho thấy giảm 10% trọng lượng cơ thể của bạn có thể ngăn chặn gan nhiễm mỡ. Ngoài ra Cusi đã thực hiện một nghiên cứu một loại thuốc điều trị đái tháo đường có tên là Pioglitazone có tác dụng làm giảm tích tụ chất béo trong gan.

Một số phương pháp khác như: 

  • Duy trì cân nặng ổn định, BMI dao động từ 21 – 23.5.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 3 ngày trong tuần
  • Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá
  • Không tự ý sử dụng thuốc. Phải có sự tư vấn của bác sĩ
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược bảo vệ gan như: cây kế sữa, cây atiso, diệp hạ châu…

Nếu xét nghiệm máu cho thấy men gan (GOT/GPT) của bạn trên 30 IU/l hãy yêu cầu bác sĩ xem xét bạn có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ không. Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tăng men gan bao gồm lạm dụng rượu, viêm gan B và C và tác dụng phụ của thuốc.

Để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến gan nhiễm mỡ hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ online để được tư vấn trực tiếp.

Nguồn: 

Kenneth Cusi, MD, chief of the division of endocrinology, diabetes, and metabolism, University of Florida College of Medicine.

Diabetes Care: “Management of Nonalcoholic Fatty Liver Disease in Patients With Type 2 Diabetes: A Call to Action.”


Men gan cao có nguy hiểm không?

Men gan cao là biểu hiện của chức năng gan bị rối loạn. Một vài nguyên nhân như virus, các chất độc (hóa chất, bia, rượu ) làm tổn thương, gây viêm tế bào gan từ đó giải phóng các enzym vào trong máu.

1. Các nguyên nhân gây tăng men gan

  • Rối loạn chuyển hóa: Hầu hết các nguyên nhân gây tăng men gan là do gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu chỉ ra rằng 25-51% tăng men gan trên nền gan nhiễm mỡ.
  • Virus viêm gan: là nguyên nhân điển hình làm tăng men gan một cách đột biến. Chứng tỏ virus trong đợt hoạt động
  • Lạm dụng bia rượu: Bởi lượng cồn hấp thụ cao trong thời gian dài sẽ tác động và làm tổn thương gan, đồng thời nồng độ men gan cũng trở nên bất thường.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc làm tăng men gan như thuốc kháng COVID, thuốc giảm đau (Paracetamol)…
  • Do bệnh lý về đường mật: Sỏi mật, viêm đường mật
  • Ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan bé

2. Men gan cao có nguy hiểm không?

Chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng chức năng đang bị rối loạn và cho biết mức độ tổn thương của gan.

– Nếu chỉ số men gan tăng 1 – 2 lần (60 – 80 IU/L) cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ, sử dụng rượu, bia mức độ nhiều.

– Nếu chỉ số men gan tăng 3 – 4 lần (100 -150 IU/L) cảnh báo chức năng gan bị suy giảm 

– Nếu chỉ số men gan từ 150 – 200 IU/L, hoặc > 200 IU/L thì gây tổn hại nghiêm trọng đến tế bào gan, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan

– Men gan tăng, nếu được khống chế, kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ không gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ càng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh.

3. Các triệu chứng của tăng men gan

Nếu men gan tăng nhẹ từ 1 – 2 lần so với giới hạn bình thường thì cơ thể chưa có triệu chứng rõ rệt. Song nếu chỉ số tăng cao thì các triệu chứng ngày càng rõ rệt:

+ Mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi đầy đủ

+ Đau mỏi, yếu cơ

+ Buồn nôn, nôn

+ Đau bụng, có thể đau vùng bụng bên phải

+ Sốt nhẹ

+ Nước tiểu có màu đậm (màu như nước vối hoặc nước chè đặc)

+ Nổi mẩn, mề đay, ngứa da

+ Vàng mắt, vàng da

4. Cách xử trí

Căn cứ vào nguyên nhân gây men gan cao, cơ chế gây bệnh dựa trên các xét nghiệm cơ bản để có phác đồ điều trị hiệu quả. 

– Men gan cao do virus viêm gan thì cần phác đồ điều trị là thuốc kháng virus, thuốc bảo vệ tế bào gan.

– Nếu tăng men gan do tiếp xúc với hóa chất độc hại, bia, rượu, thuốc lá… thì việc điều trị hiệu quả nhất là dừng tiếp xúc với hóa chất. Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá. Kết hợp các thuốc tăng cường chức năng gan, giúp quá trình thải độc hiệu quả.

5. Phòng ngừa

Duy trì chế độ hợp lý là chìa khóa nâng cao sức khỏe cũng như có một lá gan khỏe mạnh

* Chế độ ăn: Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, ăn nhiều rau xanh, hoa quả cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

* Vận động: Luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày giúp cơ thể nâng cao thể lực và sức đề kháng.

* Bổ sung một số thực phẩm từ thiên nhiên giúp bảo vệ gan hiệu quả như bông Astiso, Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ), cây cà gai leo…..

Men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan bị rối loạn và cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Để được tư vấn trực tiếp và giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đội ngũ Bác sĩ Online.

Nguồn:

+ Elevated liver enzymes (2011)

+ Oh, R. C., et al. (2017). Mildly elevated liver transaminase levels: Causes and evaluation.


Cây kế sữa – Vị thuốc bổ cho gan

Cây kế sữa (tên tiếng Anh: Milk thistle) là cây thân thảo vốn mọc hoang dã ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong những hoạt chất quan trọng của cây kế sữa là silymarin, được chiết xuất từ hạt của cây đây là chất vừa chống viêm, chống oxy hóa và có tác dụng hạ đường huyết. Hạt giống cây kế sữa có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất và thuốc độc hại. Cây kế sữa thường được sử dụng cho các bệnh về gan, như viêm gan và xơ gan. Ngoài ra loại thảo mộc này có tác dụng ngăn ngừa và điều trị cholesterol cao, tiểu đường, đau bụng (khó tiêu), buồn nôn, hay các vấn đề về túi mật, đau bụng kinh, trầm cảm, và thậm chí một số loại ung thư. Sau đây là một số nghiên cứu về tính năng của cây kế sữa: – Bệnh lý về gan Theo tiến sĩ Abenavoli, Silymarin có thể cải thiện chức năng gan bằng cách giữ cho các chất độc hại không liên kết với tế bào gan. Ngoài ra cây kế sữa có thể có lợi cho những người bị viêm gan nhẹ hoặc viêm gan mạn tính. Một nghiên cứu từ Phần Lan cho thấy bổ sung Silymarin trong vòng 4 tuần giúp giảm các men gan ở những người mắc bệnh gan nhẹ và sau một thời gian chức năng gan hồi phục ở mức bình thường. Một thử nghiệm tương tự đối với những người bị tổn thương gan do dùng thuốc điều trị Lao. Sau 4 tuần dùng 420 mg Silymarin. Tỷ lệ bị tổn thương gan giảm 28% so với những người không uống Silymarin. – Viêm gan virus C Theo một cuộc khảo sát ở Mỹ cho biết có 263/1145 người viêm gan C mạn tính sử dụng chế phẩm từ cây kế sữa. Sau khi sử dụng các triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, chán ăn thuyên giảm hẳn và cảm thấy chất lượng cuộc sống tốt hơn. – Đái tháo đường type 2 Theo nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí Phytomedicine, một liệu trình 45 ngày của Silymarin giúp tăng khả năng chống oxy hóa và giảm tình trạng viêm ở người mắc đái tháo đường type 2 tốt hơn so với nhóm không được sử dụng. Như vậy sẽ hạn chế được các biến chứng viêm loét bàn chân do tiểu đường gây ra. Một đánh giá có hệ thống được thực hiện vào năm 2016 đã kết luận việc sử dụng thường xuyên silymarin giúp làm giảm lượng đường huyết và giảm hàm lượng HbA1C. Mặc dù nhiều lợi ích như vậy nhưng nếu dùng với liều lương lớn không kiểm soát sẽ xuất hiện các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và tăng nồng độ men gan tạm thời. Các hợp chất của cây Kế sữa có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hoá một số enzyme. Hãy liên hệ với đội ngũ BacsiOnline để đặt câu hỏi và được tư vấn trực tiếp về cách sử dụng cây kế sữa. Nguồn:  Voroneanu L, Nistor I, Dumea R, Apetrii M, Covic A. Silymarin in Type 2 Diabetes Mellitus: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. J Diabetes Res. 2016;2016:5147468. View abstract. Zhong S, Fan Y, Yan Q, et al. The therapeutic effect of silymarin in the treatment of nonalcoholic fatty disease: A meta-analysis (PRISMA) of randomized control trials. Medicine (Baltimore). 2017;96(49):e9061. View abstract.  

Viem gan B2

Hiểm họa từ viêm gan virus B

1.Viêm gan virus B là gì?

Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Hiện nay, có 6 loại virus gây viêm gan, gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó, viêm gan virus A, B, C là phổ biến hơn cả. Viêm gan virus B được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay, vì có tới 2 – 5% số bệnh nhân chuyển phát triển thành xơ ganvà ung thư gan. Theo WHO virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan.

Viêm gan B là tình trạng tổn thương viêm của gan kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng), do virus viêm gan B gây ra. Trong nhiều trường hợp, virus sẽ còn duy trì trong cơ thể và bệnh chuyển thành mạn tính.

 

Vien gan B2

Viêm gan B lây truyền khi máu, tinh dịch, hoặc dịch cơ thể khác (đã nhiễm virus viêm gan B) xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Có thể bị nhiễm virus viêm gan B khi:

– Khi sinh (lây truyền virus từ người mẹ đã nhiễm virus viêm gan B sang cho con trong khi sinh)

– Quan hệ tình dục với người đã nhiễm virus.

– Dùng chung kim tiêm, hoặc thiết bị tiêm thuốc khác với người nhiễm virus viêm gan B

– Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người nhiễm virus viêm gan B

– Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các vết thương hở của người nhiễm virus viêm gan B

– Tiếp xúc với các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm virus viêm gan B

3.Triệu chứng của viêm gan B

Sự xuất hiện của các triệu chứng dao động theo độ tuổi. Hầu hết trẻ dưới 5 tuổi, hoặc những người trưởng thành bị ức chế miễn dịch mới mắc bệnh thì đều không biểu hiện triệu chứng. Trong khi đó, khoảng 30-50% người độ tuổi ≥ 5 thì biểu hiện những dấu hiệu, triệu chứng ban đầu, có thể bao gồm:

– Sốt                                         – Đau bụng

– Mệt mỏi                                 – Nước tiểu sậm màu

– Chán ăn                                 – Phân bạc màu

– Mắc ói                                    – Đau khớp

– Nôn ói                                    – Vàng da

Các chỉ số xét nghiệm

Giai đoạn cấp tính:

+ AST, ALT(men gan) tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).

+ Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.

+ HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)

Giai đoạn mạn tính:

Thường triệu chứng lâm sàng kín đáo không biểu hiện rõ, xét nghiệm thường thấy:

+ HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).

+ AST, ALT(men gan) tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.

+ Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan qua siêu âm Fibroscan).

4.Biến chứng của viêm gan B

Sau thời gian ủ bệnh, Virus Viêm gan B bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt tế bào gan, dựa vào tế bào chất của tế bào để sao chép mã di truyền, mọc chồi từ tế bào gan và sinh ra nhiều tế bào mới. Toàn bộ quá trình này làm rối loạn hoạt động của của tế bào gan, tăng nguy cơ biến chứng.

Tác hại cụ thể của Viêm gan B, bao gồm:

Gây suy giảm chức năng gan: Hoạt động của tế bào gan bị phá hủy từ trong tế bào, dần dần tế bào gan sẽ bị phá hủy, dẫn đến tổn thương gan. Khi này, các chức năng của gan như lọc máu, thải độc, chuyển hóa chất, tổng hợp chất… đều bị suy giảm.

Biến chứng xơ gan: Viêm gan B nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan trong vòng 20 năm hoặc có thể sớm hơn.

Biến chứng Ung thư gan: Viêm gan B làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan đến 20 lần so với những người bình thường. Ung thư gan là giai đoạn cuối cùng của viêm gan B. Đây là căn bệnh rất khó điều trị và nguy cơ tử vong rất cao. Phù, sút cân nhanh chóng, đau bụng, lách to, sốt cao là những biểu hiện chính của ung thư gan.

5.Điều trị viêm gan B

Hiện nay, chưa có thuốc tiêu diệt hết Virus HBV. Các phương pháp điều trị chỉ dừng ở mức kiểm soát và ức chế sự hoạt động của virus, đưa virus về trạng thái không hoạt động, ngăn ngừa bệnh tái phát và những biến chứng của bệnh, giúp phục hồi chức năng gan. Những phương pháp điều trị Viêm gan B bao gồm:+ Tùy vào từng loại bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Đối với bệnh nhân viêm gan B cấp tính

Khoảng 90% người nhiễm viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và không cần dùng đến thuốc kháng virus. Nếu người nhiễm viêm gan B cấp tính có men gan cao cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể dùng những thuốc hỗ trợ chức năng gan theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính

Bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính cần được uống thuốc kháng virus viêm gan B. Thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, quá trình điều trị rất cần sự kiên trì của người bệnh vì nó có thể sẽ kéo dài, thậm chí cả đời với những bệnh nhân bị sơ gan.

 Bệnh nhân lưu ý cần phải uống thuốc thường xuyên, đúng liều lượng và thời gian quy định nếu không virus sẽ quen với thuốc (nhờn thuốc) gây khó khăn trong quá trình điều trị và nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.

Một biện pháp nữa để điều trị đó là tiêm các thuốc để tăng cường hệ miễn dịch và làm cho virus không hoạt động như: Peg – interferon, Interferon, thymosin alpha … Tuy nhiên, các thuốc này khá nhiều tác dụng phụ và hiện tại không sẵn có tại Việt Nam.

6.Dự phòng viêm gan B

Tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầy đủ có thể tạo miễn dịch lâu dài, từ đó
ngăn ngừa được nguyên nhân gây ung thư gan phổ biến nhất.

Không quan hệ tình dục không an toàn.

Tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh nhiễm HBV.

Nếu muốn được tư vấn về dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và các biện pháp bảo vệ gan do viêm gan virus B hãy liên hệ trực tiếp nhóm Bác sĩ Online để được giải đáp thắc mắc.

Nguồn: Handbook of Liver disease – 4th Edition – Elsevier


Bo cong anh bao ve gan

Bồ công anh – bảo vệ gan, thanh lọc cơ thể

Cây Bồ công anh còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học là Lactuca indica – thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm như sau:

+ Thân cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành;

+ Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá cây chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng;

<yoastmark class=

Bồ công anh là cây thuốc quý có thể hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. Hàm lượng dinh dưỡng hơn hẳn so với nhiều loại rau khác như rau dền, rau diếp hay các loại rau thơm khác. Có thể kể đến: vitamin A, vitamin B, vitamin C, các chất béo, tinh bột có trong cây thuốc này đều mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Các lợi ích của cây Bồ công anh

1.Bảo vệ gan và phục hồi chức năng gan

Một nghiên cứu tại Đại học Chonnam – Hàn Quốc đã chỉ ra tác dụng bảo vệ gan của Bồ công anh. Các nhà nghiên cứu đã gây viêm gan cấp bằng hợp chất thioacetamid trên chuột và cho sử dụng dịch chiết xuất từ cây Bồ Công Anh. Kết quả cho thấy chỉ số men gan (GOT, GPT và GGT) giảm đi đáng kể. Phân tích máu của chuột phát hiện ra các enzyme chống oxi hóa – hoạt chất giúp bảo vệ tế bào gan do các gốc tự do tăng cao hơn so với nhóm không sử dụng.

Ngoài ra hoạt chất polysaccharide trong Bồ công anh giúp tăng cường khả năng sản xuất mật, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan.

2.Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Khi vào cơ thể Bồ công anh kích thích tuyến tụy sản xuất insulin – một loại hornon giúp làm giảm đường huyết nhờ vào hai hoạt chất Axit chicoric và axit chlorogenic. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường có thể ổn định đường huyết. Nghiên cứu của TS. Ishawu khi cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng chiết xuất từ lá và rễ của cây Bồ công Anh. Sau 9 ngày chỉ số đường lúc đói của các bệnh nhân đái tháo đường type 2 giảm đáng kể. Và chỉ số này sẽ duy trì ở mức bình thường nếu duy trì sử dụng kèm chế độ ăn khoa học.

3.Kháng viêm

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần chiết xuất từ lá cây có chứa hoạt chất ức chế sự phát triền của virus và giảm thiểu tác động có hại của vi khuẩn.

4.Giúp xương chắc khỏe

Các khoáng chất có trong Bồ công anh như Canxi, Kali có vai trò chính làm cho xương chắc khỏe hơn. Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn rau xanh chứa nhiều Kali sẽ làm giảm hàm lượng Osteocalcin trong máu – 1 loại protein tìm thấy trong xương. Osteocalcin tăng trong bệnh lý loãng xương.

5.Phòng chống ung thư

Tác dụng của cây bồ công anh còn có khả năng phòng chống ung thư. Do có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây ung thư nên có thể là một thực phẩm phòng ngừa ung thư tự nhiên tuyệt vời.

Hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online để được tư vấn trực tiếp về cách sử dụng cây Bồ công anh hiệu quả nhất.

Nguồn:

  1. Molecules: “Purification, Preliminary Characterization and Hepatoprotective Effects of Polysaccharides from Dandelion Root.”
  2. “The Effect of Dandelion Leaves and Roots on Blood Glucose in Type 2 Diabetic Patients”, December 2016, Journal of Nutritional Ecology and Food Research 3(2):125-132

Lợi ích bảo vệ gan tuyệt vời của cây Atiso

Atiso (hay atisô) từ lâu được xem là người bạn đồng hành không thể thiếu của lá gan. Để bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Theo đông y, lá cây Atiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt. Trà từ Atiso được nhiều người yêu thích giúp giải độc, mát gan và giải nhiệt nắng nóng trong mùa hè.

1.Thành phần của Atiso

Trong cây Atiso chứa các thành phần hóa học tốt cho sức khỏe. Mỗi bộ phận khác nhau hỗ trợ và điều trị các bệnh khác nhau như tiểu đường, gan, mỡ máu…

  • Thân và lá Atiso: Trong lá có chứa nhiều acid hữu cơ Acid Succinic, Acid Phenol và các Flavonoid. Ngoài ra ở thân có hàm lượng Kali tự nhiên cao rất tốt cho người thiếu Kali
  • Hoa Atiso: Giàu vitamin và khoáng chất

2.Tác dụng bảo vệ gan của Astiso

Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra những lợi ích đáng kinh ngạc khi sử dụng cây Atiso bao gồm điều chỉnh lượng đường huyết, tăng khả năng chuyển hóa cholesterol và cải thiện chức năng của gan. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research năm 2018 đã chỉ ra sau 8 tuần dùng astiso, chỉ số men gan và tình trạng mỡ máu giảm đáng kể trên những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ.

Các chất phytochemical có trong Atiso này hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ chống lại gốc tự do – hoạt chất làm tổn thương các tế bào của cơ thể. Không chỉ có vậy chúng có tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Atiso cũng thúc đẩy quá trình bài tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa chất béo và vitamin tan dầu như vitamin A, D, E, K. 

Ngoài ra Atiso cũng giúp loại bỏ độc tố, cholesterol, xenobiotics và các chất chuyển hóa khác. Những chức năng này kết hợp cung cấp hỗ trợ và bảo vệ gan, đồng thời thúc đẩy chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường, giảm hơn nữa nguy cơ biến chứng béo phì đối với gan và các khía cạnh sức khỏe khác.

Một chế độ ăn nhiều chất béo có thể gây hại cho gan và dẫn đến tăng cân. Theo một nghiên cứu chỉ ra tác dụng giảm mỡ máu của Astiso gần tương đương với thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin. Cả hai đều hạ mức cholesterol về mức bình thường. Không chỉ có vậy Atiso còn phục hồi cấu trúc của mô gan bị tổn thương.

Như vậy Astiso là thực phẩm tự nhiên đem lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe. Bạn đừng quên bổ sung loại thảo dược này trong chế độ ăn của mình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp cách sử dụng Atiso giúp bảo vệ gan hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online.

Nguồn: Efficacy of artichoke leaf extract in non-alcoholic fatty liver disease: A pilot double-blind