BSO Footer landing (1280 x 80 px)

Mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh lý gan

|

Một nghiên cứu gần đây cung cấp thêm bằng chứng về mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) cao khi còn trẻ và nguy cơ mắc bệnh gan trong tương lai. Các nhà khoa học khuyên nên có các can thiệp sớm hơn và sàng lọc các yếu tố mắc bệnh cho những người có nguy cơ.

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay chỉ số khối lượng cơ thể. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.

Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)x(Chiều cao)]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Phân loại Chỉ số BMI
Gầy (thiếu cân) < 18.5
Bình thường 18.5 – 22.99
Thừa cân 23 – 24.9
Béo phì độ 1 25-30
Béo phì độ 2 > 30

Theo thống kê tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên toàn cầu. Dự đoán có tới 1 tỷ người sẽ bị xếp vào loại béo phì vào năm 2030.

Hiện tại, ở một số bang của Mỹ, hơn 35% dân số bị béo phì. Béo phì gây ra một loạt các hậu quả xấu đến sức khỏe, bao gồm mỡ máu, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, ung thư và một số bệnh viêm xương khớp.

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có mối liên hệ giữa tình trạng béo phì ở những người trẻ và bệnh gan sẽ mắc trong tương lai. Các bệnh gan này bao gồm viêm gan B và C mãn tính, bệnh viêm gan không do rượu.

1. Mối liên hệ giữa bệnh gan và chỉ số BMI

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ số BMI cao ở nam giới tuổi vị thành niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong hoặc tăng tỷ lệ nhập viện do bệnh gan giai đoạn cuối ở tương lai.

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Hannes Hagström, thuộc Trung tâm Bệnh tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Karolinska ở Thụy Điển, nghiên cứu dữ liệu của 1,2 triệu người đàn ông Thụy Điển nhập ngũ từ năm 1969 đến năm 1996. Những người tham gia được theo dõi từ 1 năm sau khi nhập ngũ, cho đến cuối năm 2012. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut. Có 5.281 trường hợp mắc bệnh gan mức độ nặng, trong đó có 251 trường hợp ung thư gan.

2. Tăng 50% nguy cơ mắc bệnh gan

Các nhà điều tra đã loại bỏ các đối tượng bị bệnh gan từ trước. Phân tích cho thấy những người đàn ông thừa cân có nguy cơ mắc bệnh gan về sau cao hơn gần 50% so với những người đàn ông có trọng lượng bình thường. Tương tự, những người đàn ông béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp đôi.

Tác động này thậm chí còn rõ rệt hơn ở những người đàn ông mắc đái tháo đường type 2. Những người tham gia nghiên cứu có thể trạng béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 3 lần khi họ bước sang tuổi trung niên, so với những người đàn ông có cân nặng bình thường không mắc bệnh tiểu đường loại 2.

“Điều này có thể có ý nghĩa với việc ra quyết định về nâng cao sức khỏe cộng đồng, tăng cường các biện pháp can thiệp có mục tiêu ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở độ tuổi thanh niên và đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ đái tháo đường type 2 như một yếu tố nguy cơ của bệnh gan”

Vì nghiên cứu này là quan sát, không thể rút ra kết luận liên quan đến nguyên nhân và kết quả. Các tác giả kết luận với khuyến cáo nên có các biện pháp can thiệp sớm hơn ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan cao, họ cho rằng “Các can thiệp giúp giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì nên được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ để giảm gánh nặng tương lai do bệnh gan mức độ nặng cho cá nhân và xã hội”.

Đánh giá của bạn 5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0
No products in the cart.