ngua-tiem-vaccine

Mẩn ngứa sau tiêm vaccine COVID-19

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phát hiện một số đối tượng sau tiêm vaccine Covid-19 xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa thậm chí có cảm giác đau rát tại vị trí tiêm vaccine.  Các chuyên gia cho biết những phản ứng này tương đối nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Phản ứng này có thể bắt đầu từ vài ngày đến hơn một tuần sau liều đầu tiên, thường xuất hiện ở vùng cánh tay tiêm vaccine được gọi là “cánh tay COVID”.  Những nốt này, đôi khi xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể.

Nghiên cứu mới được xuất bản gần đây trên tạp chí JAMA Dermatology xem xét mức độ phổ biến của những phản ứng này và tần suất chúng tái phát sau khi bạn dùng liều thứ hai.

ngua-tiem-vaccine

ngua-tiem-vaccine

Nghiên cứu tập trung vào phản ứng của da đối với vaccine mRNA (Pfizer, Moderna)

Đối với nghiên cứu, Một nhóm các bác sĩ miễn dịch dị ứng học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) đã nghiên cứu 49.197 nhân viên của Mass General Brigham được tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA. Hơn 40.000 người trong số họ đã hoàn thành khảo sát về triệu chứng sau liều vaccine đầu tiên. Với triệu chứng phản ứng da xuất hiện 776 người tham gia khảo sát sau liều đầu tiên.

Các phản ứng da phổ biến nhất là phát ban và ngứa ngoài chỗ tiêm, độ tuổi trung bình của những người báo cáo phản ứng là 41. Trong số 609 cá nhân có phản ứng da với liều đầu tiên và sau đó nhận được liều thứ hai, 508, hay 83%, báo cáo không có phản ứng da tái phát. Như vậy phần lớn những người nổi mẩn ngứa, mề đay lần 1 thì sẽ tái phát ở lần tiêm thứ 2.

Theo Tiến sĩ Michele S. Green, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, các phản ứng này khá phổ biến nhưng lại không đáng lo ngại. Tiến sĩ Green giải thích nguyên nhân kích ứng hoặc sưng tại chỗ tiêm là một loại phản ứng quá mẫn cảm ở da liên quan đến hệ thống miễn dịch. Có thể liên quan đến phản ứng của tế bào miễn dịch với một thành phần của vaccine.

Ngoài ra một số người có thể gặp các phản ứng trên các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:

+ Nổi mề đay, ngứa, nổi lên trên da.

+ Ngứa, cảm giác khó chịu .

+ Phát ban giống sởi.

Để giảm bớt sự khó chịu này có thể áp dụng một số cách như sau:

+ Chườm lạnh trên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay.

+ Sử dụng thuốc kháng histamin

+ Sử dụng thảo dược có chứa Silymarin – một chất giúp điều hòa miễn dịch cải thiện một số triệu chứng của mề đay, mẩn đỏ và ngứa.

Nguồn: https://www.healthline.com/health-news/some-people-get-a-rash-after-a-covid-19-vaccine-heres-why-its-not-a-big-deal/


Tìm thấy coronavirus trong phân rât lâu sau khỏi COVID

Tìm thấy virus corona trong phân sau mắc COVID-19 tới 7 tháng

Các nhà khoa học Đại học Stanford (Mỹ) đã phát hiện virus corona trong phân bệnh nhân COVID-19 sau khỏi bệnh tới 7 tháng, nhưng cho biết sẽ cần nghiên cứu thêm để xác định liệu COVID-19 có lây truyền qua đường phân – miệng trong thời gian dài sau nhiễm bệnh hay không?

phát hiện virus corona trong phân bệnh nhân COVID-19 sau khỏi bệnh tới 7 tháng

Trung bình, 1 trong 7 bệnh nhân COVID-19 tiếp tục thải vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 ít nhất 4 tháng sau chẩn đoán ban đầu. Rất lâu sau khi ngừng thải virus qua đường hô hấp.

Điều này có thể giải thích tại sao một số bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng tiêu hóa (như đau bụng, tiêu chảy,…), tiến sĩ Ami Bhatt, phó giáo sư di truyền học tại Đại học Stanford cho biết.

“Chúng tôi phát hiện những người đã khỏi nhiễm trùng đường hô hấp – nghĩa là xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong bệnh phẩm đường hô hấp – vẫn tiếp tục thải RNA virus trong phân,” tiến sĩ Ami Bhatt cho biết thêm. “Và đặc biệt, những người này thường có các triệu chứng tiêu hóa.”

Nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng hậu COVID.

Nhiều nghiên cứu trước đây tập trung đánh giá virus trong chất thải ở bệnh nhân COVID nặng. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự hiện diện của RNA virus trong trong phân người mắc COVID mức độ nhẹ đến trung bình.

Khoảng một nửa bệnh nhân (49%) có RNA virus trong phân trong vòng tuần đầu tiên nhiễm bệnh. 

Sau nhiễm 4 tháng, không còn virus trong đường hô hấp, nhưng gần 13% bệnh nhân tiếp tục thải mảnh vật chất di truyền qua phân.

Khoảng 4% vẫn tìm thấy RNA virus trong phân sau 7 tháng từ khi được chẩn đoán mắc COVID-19.

SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong đường tiêu hòa hoặc thậm chí các mô khác trong thời gian dài hơn so với tồn tại trong đường hô hấp. Và virus tiếp tục gây ra phức ứng miễn dịch và các hệ quả kéo dài.

Phó giáo sư Bhatt, tác giả của nghiên cứu cho biết những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với các nỗ lực dự đoán, giám sát các đợt bùng phát COVID bằng cách kiểm tra, phát hiện virus trong nước thải của cộng đồng dân cư.

—-

Tài liệu tham khảo:

Ami Bhatt, MD, PhD, associate professor, medicine and genetics, Stanford University, Stanford, Calif.; William Schaffner, MD, medical director, National Foundation for Infectious Diseases; Amesh Adalja, MD, senior scholar, Johns Hopkins Center for Health Security; Med, April 12, 2022