5-cach-hieu-qua

5 cách điều trị mề đay hiệu quả

Nổi mề đay là một dạng dị ứng phổ biến khi tiếp xúc với các chất kích thích và hóa chất độc hại. Người có chức năng gan kém và sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá cũng thường gặp tình trạng này. Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng nổi mề đay gây cảm giác ngứa và khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là 5 phương pháp chữa nhẹ nổi mề đay hiệu quả tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.

1.Cách ly với các yếu tố gây nổi mề đay

Tránh tiếp xúc ngay lập tức với các chất gây dị ứng như bụi, hóa chất, thực phẩm như hải sản, nhộng tằm và côn trùng đốt. Đối với nổi mề đay do nhiệt độ quá lạnh, cần hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ này. Triệu chứng sẽ giảm sau khi ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng, và nếu triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng môi, sưng họng, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

2. Chườm khăn lạnh lên vùng da

Áp dụng khăn lạnh lên các vùng da bị ảnh hưởng để làm mát và giảm sưng. Nhúng khăn ướt vào nước lạnh và đắp lên vùng da trong khoảng 15 phút. Làm lại vài lần trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi. Nếu nốt mẩn ngứa lan rộng, có thể tắm bằng nước lạnh.

3. Sử dụng gừng và mật ong

Nấu 3-5 lát gừng tươi với 100-200 ml nước, sau đó thêm 1 thìa cà phê mật ong. Hỗn hợp này có thể giúp giảm triệu chứng mề đay. Gừng theo y học cổ truyền có tác dụng làm mát, giảm viêm và đau. Nên được dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, răng miệng và bệnh ngoài da, trong đó mẩn ngứa.

4. Thuốc kháng histamin 

Đối với nổi mề đay trung bình, khi có nhiều vùng bị nổi mề đay và ngứa, có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Có một số loại thuốc kháng histamin không cần đơn có thể được sử dụng để giảm mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc như cetirizine, loratadine, fexofenadine có tác dụng chống ngứa và mề đay lâu dài mà không gây buồn ngủ. Thuốc bôi ngoài da calamine cũng có thể được sử dụng để làm mát da và giảm ngứa do mề đay.

5. Sử dụng thảo dược

Trong một số trường hợp nổi mề đay do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và hóa chất độc hại, việc sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ cây kế sữa (chứa thành phần chính là Silymarin) có thể có lợi. Silymarin có tác dụng bảo vệ gan khỏi chất độc hại, giảm viêm và tăng sức đề kháng của gan. Nó cũng giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến rượu như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, Silymarin còn giúp giảm viêm và các triệu chứng như đau, sưng và đỏ. Điều này có thể giúp điều trị nổi mề đay, mẩn đỏ và ngứa.

Những phương pháp trên có thể áp dụng tại nhà để chữa trị nổi mề đay nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và hạn chế sử dụng bia, rượu và thuốc lá cũng rất quan trọng để ngăn ngừa mẩn ngứa.

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere


Nổi mề day do hậu COVID-19

1.Nổi mề đay do hậu COVID

COVID-19 (Bệnh do vi-rút corona 2019) là một bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra. Xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và từ đó trở thành đại dịch toàn cầu. Vi-rút chủ yếu lây lan qua các giọt hô hấp khi người nhiễm bệnh nói, ho hoặc hắt hơi. Các triệu chứng của COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và mất khứu giác hoặc vị giác. Một số người có thể không có triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể bị bệnh hô hấp nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác.

Tuy nhiên theo ghi nhận một số người mặc dù đã khỏi (không còn virus Covid trong cơ thể) nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ho khan, mất ngủ, lo âu… Ngoài ra một số trường hợp có hiện tượng nổi mề đay sau nhiễm covid với các biểu hiện nổi mẩn đỏ hoặc phát ban dạng phỏng nước và cảm giác ngứa và khó chịu ở một số vùng da hở. Lý giải cho vấn đề này các nhà khoa học đưa ra giả thiết về hiện tượng nổi mề đay hậu Covid cũng tương tự như các chủng vi rút đã biết từ trước như sởi, cytomegalo (CMV) hay Herpes simplex (HSV).

Theo một khảo sát nhỏ ở một số người sau tiêm vaccine mRNA như Pfize, Moderna mũi đầu hoặc mũi tăng cường ngừa Covid cũng gặp hiện tượng nổi mề đay.

2.Cách điều trị mề đay hậu Covid

Đối với các triệu chứng thể nhẹ mẩn đỏ, các nốt mề đay không lớn và nhiều có thể xem xét theo dõi và điều trị tại nhà. Thông thường dùng thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2 như Loratadine, Fexofenadine từ 1 đến 2 tuần. Nếu các triệu chứng không hết cần phải được khám bởi các bác sĩ da liễu để có thuốc phù hợp.

Kết hợp với thuốc, bệnh nhân cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa và nổi mề đay. Tránh gãi mạnh gây trầy xước da, chảy máu có thể gây viêm nhiễm vùng da đó.

Ngoài ra, có thể sử dụng các thảo dược có thể giảm mề đay mà không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Theo nghiên cứu cây kế sữa (Milk thistle) có hiệu quả rất tốt các trường hợp nổi mề đay, mẩn ngứa. Do có chứa hợp chất Silymarin giúp loại bỏ các gốc tự do trong gan và chuyển hoá các độc tố trong cơ thể. Với sự kết hợp Bồ công Anh và Atiso hỗ trợ gan bằng cách tăng thải các độc tố qua đường phân.

Nguồn: MILK THISTLE: PERFECT FOR ALLERGIES & THE LIVER https://fourmuddypaws.com/blog/milk-thistle-perfect-for-allergies-the-liver/