Viêm khớp

Một số bệnh viêm khớp phổ biến

Viêm khớp dạng thấp.

Đây là một bệnh lý viêm khớp do yếu tố miễn dịch, có nghĩa là cơ thể mà ở đây chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận nhầm các thành phần của khớp là “vật thể lạ”, và bắt đầu tấn công. Về triệu chứng khi khớp bị viêm cũng giống tất cả các tình trạng bệnh lý viêm khớp khác; đó là có kèm theo sưng tại khớp viêm, đau và đôi khi có cả tình trạng nóng đỏ ở khớp bị tấn công. Dần dần cấu trúc mô của các khớp bị tấn công sẽ bị phá hủy thoái hóa dẫn đến kết quả là hạn chế chức năng vận động của khớp mất tác dụng của khớp. 

Một trong những thành phần cấu trúc quan trọng của khớp đó là phần mô sụn bọc ở đầu xương nằm hoàn toàn trong bao hoạt dịch của khớp. Nó có tác dụng linh hoạt trong việc hạn chế các sang chấn trong chuyển động của khớp, làm giảm ma sát và bảo vệ cho phần đầu xương, giữ cho chuyển động của khớp được trơn tru. 

Ở những khớp viêm dai dẳng trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp có thể dễ dàng tìm thấy các yếu tố gây viêm nằm trong bao hoạt dịch, lâu dần dẫn đến phá hủy cả phần xương và cấu trúc sụn của khớp. Kết quả của điều này làm biến dạng khớp, mất chức năng của khớp và làm cho người bệnh hạn chế vận động.

Trường hợp chẩn đoán được sớm tình trạng viêm khớp dạng thấp sẽ mang lại cơ hội rất tốt giúp người bệnh có thể có chiến lược quản lý hiệu quả để dần dần cải thiện các triệu chứng của mình nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp

Khác với viêm khớp dạng thấp là bệnh lý do yếu tố tự miễn, thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa khá phổ biến, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi. Tổn thương chính của thoái hóa khớp nằm ở phần sụn của khớp, Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy những tổn thương ở lớp màng hoạt dịch và dây chằng quanh khớp, cũng như phần xương ngay phía dưới sụn. Cơ chế trực tiếp dẫn đến bệnh lý thoái hóa khớp là do tình trạng chịu tải quá mức của các khớp bị tì đè, ở đây thường là các khớp phải vận động nhiều trong cùng một tư thế như các khớp: khớp hông, đầu gối, cổ tay, cột sống, khớp bàn ngón cái, và khớp bàn ngón chân cái. 

Viêm khớp nhiễm trùng

Trong cộng đồng tỷ lệ của viêm khớp nhiễm trùng không phải là cao, chúng chỉ có tỉ lệ dao động trong phạm vi khoảng từ 1 đến 2%. Nhưng đối với các trường hợp bệnh nhân bị chứng viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ mắc kèm theo của viêm khớp nhiễm trùng lên tới trên 50%. 

Nguyên nhân của viêm khớp nhiễm trùng là do tình trạng khớp bị xâm lấn bởi các mầm bệnh, được gọi chung là các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể là vi khuẩn, virus, hoặc là nấm, cũng có thể là các đơn bào xâm lấn vào khớp và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vị trí thường gặp đối với viêm khớp nhiễm trùng là ở khớp đầu gối và khớp hông.

Mầm bệnh cũng có thể di chuyển theo dòng máu đến vị trí các khớp bị tổn thương, thường là các chấn thương cũ và cư trú tại đó gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm trùng.

Chúng tôi đưa ra khuyến cáo đối với các trường hợp sau đây có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm khớp nhiễm trùng: 

  • Xuất hiện trên nền một viêm khớp mãn tính cũ hoặc một chấn thương khớp mới.
  • Sau phẫu thuật thay khớp
  • Nhiễm khuẩn toàn thân trên cơ thể suy kiệt.
  • Các bệnh lý mãn tính làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể (đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp…)
  • Sử dụng các thuốc kéo dài làm giảm đáp ứng của hệ thống miễn dịch. 
  • Các thủ thuật can thiệp trên khớp gần đây ( nội soi khớp, tiêm chọc vào khớp,…).
  • Gặp ở người cao tuổi. 

Bệnh gút

Về mặt bản chất, bệnh gút là một bệnh lý do rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric của cơ thể, cách tinh thể muối urat ngấm vào các tổ chức mô của cơ thể đặc biệt là trong bao hoạt dịch của khớp. Sự lắng đọng các tinh thể muối này sẽ kích thích phản ứng gây viêm và tổn thương phá hủy của khớp đặc trưng của bệnh nhân gút. 

Các trường hợp bị gút cấp tính thường xuất hiện với những cơn đau rất dữ dội tại khớp kèm theo đó khớp có sưng nóng đỏ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: 

  • Những người bị thừa cân hoặc béo phì
  • Có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo.
  • Uống rượu.
  • Sử dụng một số loại thuốc dẫn đến ảnh hưởng quá trình thanh thản axit uric của thận. 
  • Ăn chế độ ăn có chứa nhiều nhân purin: ăn nhiều thịt động vật hoặc hải sản.
  • Những trường hợp chức năng thận bắt đầu kém.

Lupus ban đỏ hệ thống

SLE là tên viết tắt tiếng Anh của một bệnh lý tự miễn dịch, hay nói cách khác là bệnh lý của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có tên phiên dịch là lupus ban đỏ hệ thống. Đặc trưng của bệnh là một quá trình viêm nhiễm lan tỏa toàn bộ hệ thống mô liên kết của cơ thể, khi xuất hiện bệnh sẽ tiến triển thành từng đợt có yếu tố tăng nặng dần cho đến khi bệnh nhân tử vong. 

Bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mắc khác nhau ở từng quốc gia và chủng tộc, nhưng nói chung tỉ lệ mắc của nữ giới cao gấp từ 4 lần cho đến 10 lần so với nam giới. 

Vì đây là một bệnh lý mang tính hệ thống cho nên tiến triển của bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể; viêm khớp chỉ là biểu hiện khu trú tại khớp của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.


Viêm khớp

Các loại viêm khớp phổ biến

Viêm khớp nói chung

VIÊM là một từ rất chung, dùng để chỉ một phản ứng hoàn toàn bình thường và rất hay gặp của cơ thể chống lại các tác nhân nói chung gọi là tác nhân gây viêm. CHÚNG ĐƯỢC MÔ TẢ TỪ RẤT LÂU TRONG CÁC SÁCH Y VĂN CỔ ĐẶC TRƯNG BỞI 3 TRIỆU CHỨNG ĐƯỢC MÔ TẢ LÀ SƯNG NÓNG ĐỎ VÀ GÂY ĐAU. Thực chất về mặt đại cương viêm là một phản ứng bình thường trong quá trình tự chữa lành của cơ thể. Phản ứng viêm là một phản ứng có tác dụng bảo vệ, khi cơ thể chống chọi lại các tác nhân từ bên ngoài như virus vi khuẩn hoặc các chấn thương gây ra các yếu tố gây viêm. Tuy nhiên đối với trường hợp viêm khớp phản ứng này lại hầu như không có lợi và thường diễn ra một cách âm thầm và không rõ ràng. 

Không giống như một phản ứng viêm bình thường, hậu quả của quá trình viêm khớp để lại được đặc trưng bởi quá trình phá hủy không hồi phục đối với cấu trúc của khớp. Do đó loại viêm này không phải là một điều có ích mà thay vào đó nó gây ra quá trình phá hủy và ảnh hưởng đến khớp gây đau lâu dần dần đến cứng khớp và thậm chí là dính khớp. Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là khớp mất dần chức năng làm hạn chế vận động và gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Hậu quả của viêm khớp ảnh hưởng đến bề mặt của khớp làm phá hủy bề mặt của khớp thậm chí cả phần xương bên dưới sụn. 

Điển hình của loại này ta thường gặp trong một số bệnh lý viêm khớp sau:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm cột sống dính khớp
  •  Viêm khớp liên quan đến viêm đại tràng hoặc bệnh vẩy nến (còn được gọi là viêm khớp vẩy nến).

Ngoài xa ta cũng phải hiểu rộng hơn thuật ngữ viêm khớp, nó không chỉ riêng tại bản thân phần mô xuống khớp mà phản ứng viêm có thể lan tỏa ra cả phần gân cơ dây chằng và cấu trúc mô mềm xung quanh khớp, thậm chí kể cả phần xương ở dưới sụn đầu khớp. 

Viêm khớp do nguyên nhân cơ học hoặc thoái hóa

Nhóm viêm khớp do nguyên nhân thoái hóa hoặc tác động lâu dài về mặt cơ học đề cập đến một nhóm các tình trạng ảnh hưởng có liên quan đến tổn thương trực tiếp tại phần sụn bao bọc đầu xương. Phần sụn ở đầu các xương của khớp đa phần là các loại sụn trong cùng với phần dịch khớp chúng có tác dụng bôi trơn và giúp cho hạn chế tác động mài mòn phấn đấu xương trong các hoạt động vận động của cơ thể. Cho nên loại viêm khớp này làm cho phần sụn trở nên bị tổn thương, chúng trở nên mỏng hơn thô ráp hơn, thậm chí bị xé rách hoặc bị mất hoàn toàn. 

Điều đáng buồn là cơ thể không chịu ngồi yên, cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại để bù đắp cho sự mất mát của phần sụn đầu xương bằng cách tăng cường thay đổi cho phần xương dưới sụn để sửa chữa lại nhằm khôi phục sự ổn định của khớp. Nhưng thực tế điều này lại giúp hình thành các hệ thống xương mới, y học gọi là xuất hiện các gai xương. Khi xuất hiện các gai xương sẽ làm cho khớp trở nên sai lệch và đó chính là tiến triển của bệnh lý thoái hóa khớp. 

Loại viêm này thường gặp ở những trường hợp khớp bị chấn thương trước đó, hoặc do gãy xương gần khớp, hoặc do ảnh hưởng của khớp chịu tì đè lâu ngày, gặp trong các hoạt động thể lực kéo dài, hoặc ở những người làm nghề mang vác nặng. 

Đau phần cơ, xương, mô mềm quanh khớp

Loại đau này không phải là các tổn thương viêm đặc trưng của khớp, nguyên nhân gây đau thường là những vi chấn thương của phần mô mềm, dây chằng, cơ và xương ở quanh khớp; thường gặp ở khớp khuỷu tay, và cũng thường hay gặp đối với các trường hợp chơi thể thao môn tennis. Nó bắt nguồn do những chấn thương của cơ và phần mềm ở quanh khớp khuỷu bị tổn thương do phải chịu áp lực kéo dài.

Tuy nhiên cần chú ý trong trường hợp nếu triệu chứng đau ngày một lan rộng hơn và kết hợp kèm các triệu chứng khác gây khó chịu cho khớp phải nghĩ đến chứng đau cơ xơ hóa. 

Đau lưng

Đau lưng đôi khi chỉ là một thuật ngữ dân gian dùng để chỉ một tình trạng đau mỏi xuất hiện ở vùng lưng đặc biệt là vùng thắt lưng, nó có rất nhiều nguyên nhân. Đau lưng có thể là biểu hiện của việc tổn thương ở sâu bên trong cơ thể, có thể phát sinh từ đau cơ thắt lưng, đĩa đệm, cột sống thắt lưng hoặc do chèn ép các dây thần kinh, hoặc trực tiếp tổn thương hệ thống dây chằng xương, hoặc khớp đốt sống. 

Nó cũng có thể là một nguyên nhân trực tiếp của các đốt sống ở phần lưng, thường gặp ở người cao tuổi, trong căn bệnh thoái hóa cột sống.

Tuy nhiên, bệnh lý thường gặp trong số các trường hợp bị đau lưng là do tình trạng đĩa đệm cột sống bị trượt khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào tủy sống hoặc các dây thần kinh của tủy sống gây đau. Bệnh lý này còn được biết với tên gọi thoát vị đĩa đệm cột sống. 

Bệnh mô liên kết quanh khớp

Viêm khớp cũng có thể gặp trong các trường hợp tổn thương phần mô liên kết ở quanh khớp. Trước tiên phải nói rằng mô liên kết có mặt ở khắp các nơi trong cơ thể không nhất thiết chỉ gặp ở phần mô của khớp, chúng có trong thành phần gân dây chằng và chính thành phần sụn, hay xương của khớp cũng thuộc về loại mô liên kết. Nhóm viêm khớp trong trường hợp này thường đi kèm với các bệnh được gọi là bệnh lý hệ thống hay bệnh của mô liên kết, ví dụ như các bệnh: 

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì
  • Viêm da cơ

Viêm khớp nhiễm trùng

Khi bất cứ một vi sinh vật gây bệnh nào xâm nhập được vào khớp, như vi khuẩn, virus, hoặc thậm chí là nấm…chúng sẽ gây ra một loại viêm khớp khác gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp nhiễm trùng. 

Dưới đây chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm trùng phổ biến hay gặp:

  • Nguyên nhân do nhiễm salmonella và shigella, đây là hai loại vi khuẩn thường lây lan qua thực phẩm bẩn hay do ô nhiễm ăn vào qua đường tiêu hóa. 
  • Chlamydia và Vi khuẩn lậu, chúng thường đi kèm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Viêm gan virus đặc biệt là virus viêm gan C.

Điều may mắn trong thể loại viêm khớp này là nếu phát hiện kịp thời chúng ta có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng cho khớp. Tuy nhiên đôi khi cũng khá khó để chẩn đoán và trở thành trường hợp viên mãn tính , khi đó tổn thương khớp dẫn đến không hồi phục nếu tình trạng bị nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị thất bại.

Viêm khớp do bệnh lý chuyển hóa

Một trong những loại viêm khớp gây ra do bệnh lý chuyển hóa thường gặp gọi là bệnh gút. Nguyên nhân chính của căn bệnh viêm khớp này là do quá trình rối loạn chuyển hóa axit uric của cơ thể. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là con đường chuyển hóa axit uric trong cơ thể diễn ra như thế nào? Trong thành phần thức ăn, thực phẩm ăn vào hàng ngày có chứa một hợp chất người ta gọi là purin. Hợp chất này cơ thể cũng sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Khi phân hủy hợp chất purin sẽ sinh ra axit uric. 

Ở điều kiện bình thường, lượng axit uric sinh ra sẽ được đào thải hoàn toàn ra ngoài qua thận, cụ thể là qua đường nước tiểu. Ở một số người nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể do sản xuất ra quá mức hoặc do chế độ ăn vào quá nhiều hợp chất purin. Điều đó dẫn đến cơ thể không kịp đào thải toàn bộ lượng axit uric trong máu. Kết quả là nó sẽ bị tích tụ ở một số thành phần trong khớp, trong dịch khớp, và là tác nhân kích thích gây ra các phản ứng viêm khớp đặc hiệu của bệnh được gọi là viêm khớp do nguyên nhân chuyển hóa. Triệu chứng của chúng thường là gây ra đau đột ngột dữ dội người ta thường gọi là một cơn gút cấp. 

Bệnh có thể tiến triển thành từng đợt hoặc trở thành mãn tính nếu ta không giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, ở đây là quá trình rối loạn dẫn đến ứ trệ axit uric.

Bacsionline – HealthGMP


Những thủ phạm gây viêm khớp

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm diễn tại khớp hoặc các tổ chức, dây chằng, phần mềm liên quan xung quanh khu vực của khớp. Thuật ngữ này còn dùng để mô tả cho khoảng gần 200 các tổn thương viêm có ảnh hưởng đến khu vực khớp, và phần mô liên kết ở quanh khớp.

Các bệnh lý ở khớp khác gặp có biểu hiện tình trạng viêm của khớp đó là: bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng cơ quanh khớp… Tùy từng loại nguyên nhân gây viêm khớp, xe có các hình thức và khả năng phát triển nhanh hay chậm ở khớp bị viêm. Đối với viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân chính là do tình trạng tổn thương viêm do bất thường về các phức bộ miễn dịch có liên quan đến yếu tố di truyền, vì vậy chúng thường kèm theo các tổn thương mang tính hệ thống nhiều cơ quan và nhiều vị trí trong cơ thể. 

Các nguyên nhân chính gây viêm khớp

  • Chấn thương khớp cũ dẫn đến các tổn thương viêm khớp thoái hóa sau này
  • Các bệnh lý viêm khớp do thoái hóa, bệnh gút và bệnh giả gút
  • Nguyên nhân do di truyền, thường gặp nhóm thoái hóa khớp có yếu tố gia đình
  • Viêm khớp do nhiễm khuẩn khớp
  • Nguyên nhân do rối loạn hệ thống miễn dịch, đứng đầu nhóm nguyên nhân này là bệnh thấp khớp và bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Đa phần các loại viêm khớp là sự kết hợp giữa các yếu tố này, Tuy nhiên có một tỷ lệ không nhỏ là không rõ nguyên nhân và hầu như không thể xác định được các nhóm nguy cơ có trước đó.

Một số trường hợp người bệnh, có sẵn các yếu tố đột biến về gen, sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm khớp rất cao so với người không mang gen bệnh. Các yếu tố kết hợp có thể làm khởi phát sớm hơn hoặc làm tăng nặng các biểu hiện của tình trạng viêm khớp.

Chế độ dinh dưỡng

Một điều đáng đề cập đến đó là việc chế độ ăn hàng ngày có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm khớp nói chung, mặc dù cho đến nay các bằng chứng khoa học cho thấy một số loại thực phẩm gây ra các nguy cơ đối với nhóm bệnh nhân viêm khớp.

Cụ thể, một số loại thực phẩm gây tăng phản ứng viêm đặc biệt là các thức ăn được chế biến có nguồn gốc đạm động vật và một số chế độ ăn chứa nhiều đường tinh luyện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của viêm khớp điều này cũng gặp phải tương tự với một số loại thực phẩm chúng ta ăn vào làm kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch cũng gây ra trầm trọng hơn tình trạng viêm khớp.

Một ví dụ cụ thể hơn đó là bệnh gút, đây là một loại viêm khớp đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chỗ độ ăn chứa nhiều nhân purin, một loại sản phẩm thoái giáng của axit Nhân có trong các loại đạn có nguồn gốc động vật như từ thịt cá được chế biến sẵn. Điều này thấy rất rõ nếu chế độ ăn có thực phẩm giàu purin từ động vật chẳng hạn như trong các loại hải sản, rượu vang đỏ, thịt động vật các loại, có thể làm tăng nguy cơ và làm bùng phát bệnh gút. Nhưng ở các loại thực phẩm đặc biệt là các loại đậu cũng có chứa hàm lượng purin cao dường như lại không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gút. 


Viêm, đau khớp, giảm đau khớp

Một số thảo mộc tốt nhất cho bệnh khớp

Viêm khớp là một thuật ngữ chung mô tả một nhóm các tình trạng y tế có các triệu chứng viêm, đau và cứng khớp. Các loại thảo mộc và các biện pháp tự nhiên khác có thể giúp giảm đau khớp.

Tại Việt nam, những bệnh lý có liên quan đến cơ khớp có thể ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người lớn và cả ở trẻ nhỏ. Các biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như các bài thuocs dân gian từ thảo mộc và thực phẩm chức năng, có thể là lựa chọn điều trị an toàn, hiệu quả với ít tác dụng phụ đáng kể.

Cũng như các biện pháp tự nhiên, điều trị y tế, tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng đúng cách và hợp lý cũng có thể giúp mọi người kiểm soát các triệu chứng viêm khớp của họ.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu hạn chế trong lĩnh vực các biện pháp tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học thường sử dụng mô hình động vật hoặc nuôi cấy các dòng tế bào để kiểm tra ảnh hưởng của các hợp chất thực vật. Có rất ít thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các biện pháp tự nhiên.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn, và những nghiên cứu sâu hơn sẽ tiết lộ nhiều thông tin quan trọng hơn nữa cho cộng đồng nói chung và cho lĩnh vực y tế nói riêng.

  1. Dầu cây lưu ly

Đối với những người bị viêm khớp, khớp sưng đau, dầu cây lưu ly có thể giúp làm giảm đau. Hạt của cây chứa một lượng lớn axit béo omega-6 thiết yếu được gọi là axit gamma -linolenic (GLA). Dầu hạt cây lưu ly cũng chứa axit linolenic, mà cơ thể chuyển đổi thành GLA.

GLA giúp duy trì cấu trúc tế bào và hoạt động mạnh khỏe của các khớp. Cơ thể cũng chuyển đổi GLA thành prostaglandin, hoạt động giống như hormone để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. GLA giúp ngăn chặn tình trạng viêm khớp và cũng có thể ngăn chặn một số phản ứng viêm của cơ thể.

Những nghiên cứu quy mô cho thấy, dầu cây lưu ly có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA)

  1. Nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị và dược liệu màu vàng rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình của người Việt Nam, nhưng chúng lại cái có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nghệ có chứa hợp chất curcumin thực vật với hàm lượng rất cao. Một số nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trên người cho thấy rằng chất curcumin có thể làm giảm chứng viêm mãn tính đặc biệt là sưng đau khớp. Điều này có thể là do chất curcumin làm giảm các tế bào tiền viêm và tăng các tế bào giúp điều chỉnh, làm giảm bớt tình trạng viêm.

Tuy nhiên, nhược điểm là ở liều cao chúng mới có tác dụng giảm đau trong khi cơ thể không thể hấp thụ một lượng lớn curcumin, điều này có thể hạn chế việc sử dụng nó như một liệu pháp điều trị giảm đau hiệu quả.

Theo một nghiên cứu năm 2018, hợp chất piperine, được tìm thấy trong hạt tiêu đen, cũng có thể giúp giảm viêm và cải thiện sự hấp thụ curcumin.

  1. Móng mèo

Có một loại cây thuộc họ cây nho có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, chúng có những cái gai xinh xinh giống như móng vuốt của một chú mèo xinh xắn, tên khoa học là Uncaria tomentosa, hay “móng mèo”.

Một nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng việc bổ sung “móng mèo” giúp cải thiện tình trạng đau và phục hồi chức năng khớp ở những người bị thoái hóa khớp gối hoặc khớp háng.

Móng mèo có vẻ an toàn khi sử dụng nó với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc có bệnh về đường tiêu hóa không nên sử dụng các chế phẩm từ cây “móng mèo”.

viêm đau khớp

  1. Tinh dầu khuynh diệp

Hay còn gọi là dầu bạch đàn có thể giúp giảm viêm và đau.

Theo một nghiên cứu năm 2021, dầu từ lá bạch đàn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Các flavonoid trong lá bạch đàn cũng có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, biệt ở các trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp do lão hóa.

Nghiên cứu trên thực nghiệm đã cho thấy rằng chiết xuất từ ​​lá bạch đàn làm giảm đáng kể hàm lượng của hai loại enzym gây viêm: interleukin-6 và yếu tố hoại tử khối u-alpha. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng viêm, và làm giảm đau khớp.

Cách sử dụng tinh dầu khuynh diệp hay còn gọi là dầu bạch đàn cũng rất đơn giản. Họ có thể thêm nó vào bồn tắm nước ấm, với nước ấm với một chút gừng và muối để ngâm chân hoặc hít nó trực tiếp.

Chúng tôi khuyến cáo không nên sử dụng trực tiếp dầu khuynh diệp bằng đường uống. Và hết sức thận trọng với những trường hợp có dị ứng với loại dầu này

  1. Trầm hương, Frankincense

Boswellia serrata, hoặc nhũ hương, là nhựa được lấy từ vỏ của cây boswellia. Chất nhựa này có mùi thơm đặc biệt, làm cho nó trở thành một thành phần phổ biến trong nước hoa, hương và tinh dầu. Nó rất nổi tiếng còn được biết đến với tên gọi trầm hương Châu phi.

Nhũ hương cũng có thể mang lại lợi ích cho những người bị viêm mãn tính, nó có chứa một số thành phần có đặc tính chống viêm có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp nói chung.

Một nghiên cứu quy mô được tiến hành từ năm 2016, nhằm đánh giá hiệu quả sinh trắc nghiệm của trầm Hương Châu phi đến tác dụng giảm đau cho thấy các bằng chứng đáng tin cậy và hiệu quả an toàn được ví von như một hợp chất giảm đau tự nhiên. Đặc biệt là trong nghiên cứu này cũng khẳng định tính an toàn của việc sử dụng Frankincense khi dùng kéo dài đối với các bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nhằm làm giảm các triệu chứng đau khớp các tác giả còn nhận thấy có tới 60-70% số người tham gia đã thấy xuất hiện cải biệt đáng kể các triệu chứng sau khi sử dụng giúp họ có thể tự đi lại và hạn chế quá trình thoái hóa khớp tiến triển.

  1. Nha đam

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, là một loại cây rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam Nam chúng còn xuất hiện trong một số món ăn như chè nha đam hoặc sữa chua trái cây có bổ sung nha đam.

Nhưng bạn có biết chúng còn có đặc tính chống viêm, chống viêm khớp, và chống lại các bệnh lý về da.

Các hợp chất trong lô hội tạo ra tác dụng chống viêm tương tự như các hợp chất chống viêm không steroid.

Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hợp chất trong lô hội giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, giống như chất chống oxy hóa. Các chức năng chống oxy hóa này cũng giúp giảm viêm bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các trung gian gây viêm.

  1. Quế

Theo một đánh giá năm 2020, quế có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Đánh giá cho thấy rằng việc bổ sung quế có tác động đáng kể đến các dấu hiệu sinh học cải thiện tình trạng stress oxy hóa và viêm.

Điều này có nghĩa là việc bổ sung quế có thể giúp giảm viêm và mức độ căng thẳng oxy hóa, có thể tác động tích cực đến cơn đau khớp.

  1. Cây nho thần sấm

Cây nho thần sấm là một loại cây phổ biến ở đông nam Trung Quốc, có thể giúp cải thiện các triệu chứng của RA.

Sự kết hợp giữa cây nho thần sấm và các phương pháp điều trị y tế có thể hiệu quả hoặc hiệu quả hơn so với điều trị y tế đơn thuần trong việc cải thiện các triệu chứng sưng và đau khớp.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng cây nho thần sấm có thể có tác dụng phụ, một số có thể nghiêm trọng. Cảnh báo các trường hợp cho con bú hoặc có thai không nên sử dụng cây nho thần sấm do nguy cơ gây đột biến và dị tật bẩm sinh.

  1. Gừng

Theo một nghiên cứu năm 2019, chứng viêm và stress oxy hóa có mối liên hệ chặt chẽ với cơn đau và mức độ nghiêm trọng của các tình trạng tổn thương do bệnh lý khớp, thoái hóa khớp. Gừng có chứa các hợp chất chống viêm và là một phương thuốc truyền thống để giảm đau. Các nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có thể thay đổi biểu hiện gen và giảm các triệu chứng của tình trạng viêm khớp.


viêm khớp dạng thấp

Chế độ ăn ít chất béo có thể giúp giảm bệnh viêm khớp dạng thấp

Các cơn đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây ra dường như có liên quan đến những gì chúng ta ăn, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể phát triển một chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân.

1.Chế độ ăn ảnh hưởng đến viêm khớp dạng thấp

Một nghiên cứu mới ở phụ nữ cho thấy rằng việc áp dụng chế độ ăn thuần chay (gồm: rau xanh, củ, đậu đỗ) ít chất béo và sau đó loại bỏ các loại gia vị kích thích vị giác (như đường, muối, chất béo) có thể giúp giảm cân trong vòng vài tháng, có thể bằng cách giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cân.

Phương pháp nghiên cứu khác biệt với số lượng người tham gia nghiên cứu còn nhỏ khiến không thể biết liệu chế độ ăn kiêng – hoặc một phần nào đó – có thực sự hiệu quả hay không. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng là “một trải nghiệm thay đổi cuộc sống của con người”, tác giả chính Neal D. Barnard, một chuyên gia nội khoa cho biết. “Các bác sĩ nên biết về nó, và họ nên tự mình thử.”

Nghiên cứu được công bố ngày 3 tháng 4 trên Tạp chí American Journal of Lifestyle Management. Khoảng 1 trong số 200 người (hoặc hơn 1,6 triệu người) ở Hoa Kỳ bị viêm khớp dạng thấp, bệnh này gây ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công các khớp của cơ thể. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ và gây ra các triệu chứng như sưng khớp, cứng khớp và đau khớp.

viêm khớp dạng thấp

Các bác sĩ đã liên hệ bệnh viêm khớp dạng thấp với chế độ ăn kiêng trong nhiều thập kỷ và đã tổ chức một cuộc khảo sát năm 2017 trên 217 bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 19% số bệnh nhân khi sử dụng một số loại thực phẩm, như nước ngọt và đồ ngọt, làm cho các triệu chứng của họ tồi tệ hơn.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2021 cho thấy kết quả tích cực đối với chế độ ăn ở khu vực Địa Trung Hải. Sử dụng liều lượng axit béo omega-3 cao (có trong dầu cá), bổ sung vitamin D và giảm muối giúp cải thiện các triệu chứng do viêm khớp dạng thấp.

Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu muốn khám phá lợi ích có thể có của một “chế độ ăn thực tế và dễ kê đơn” mà không có giới hạn về lượng calo, Barnard nói.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên 44 phụ nữ (tuổi trung bình là 57, 66% da trắng và 16% da đen) vào một trong hai chế độ ăn kiêng trong 16 tuần. Những người phụ nữ sau đó đã nghỉ ngơi trong 4 tuần và thực hiện chế độ ăn kiêng khác trong 16 tuần. Cách tiếp cận “chéo” này có nghĩa là tất cả 32 người đã hoàn thành nghiên cứu đều tiếp xúc với từng chế độ ăn kiêng.

Một chế độ ăn kiêng ít chất béo và thuần chay. Sau 4 tuần, những người ăn kiêng không sử dụng các loại thực phẩm gây viêm khớp dạng thấp thông thường như ngũ cốc có gluten, các loại hạt, cam quýt và sô cô la. Sau tuần thứ 7, những người phụ nữ này sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối, đường nếu chúng không gây ra các triệu chứng. Những người theo chế độ ăn kiêng khác đã dùng giả dược. Sau khi những người tham gia thực hiện chế độ ăn thuần chay ít chất béo trong 16 tuần, số khớp bị sưng trung bình của họ giảm từ 7 xuống chỉ còn hơn 3 và các triệu chứng cải thiện hơn.

2.Giảm cân giúp cải thiện bệnh

Trọng lượng cơ thể trung bình giảm tới 6,3 kg ở những người trong nhóm ăn kiêng, trong khi những người ở nhóm dùng giả dược tăng trung bình gần 1 kg.

Bác sĩ chuyên khoa thấp khớp Daniel Solomon của Trường Y Harvard, người đã xem xét kết quả nghiên cứu về WebMD, cho biết không rõ liệu trọng lượng giảm được có phải tác động của chế độ ăn uống hơn là thực phẩm thực tế hay không

 Barnard, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các bệnh nhân đã dung nạp tốt chế độ ăn kiêng. Ông nói: “Nó thiết thực cho cuộc sống hàng ngày” và rẻ hơn so với chế độ ăn kiêng với thịt và sữa. Ông khuyến khích bệnh nhân thử thay đổi cách ăn uống trước khi chuyển sang dùng thuốc.

Ông nói: “Đó là một ý tưởng hay cho bất kỳ ai có cơ hội thử thay đổi chế độ ăn uống và Bạn sẽ biết trong vòng vài tuần tới liệu nó có hiệu quả hay không”.

Nguồn:

  1. Neal D. Barnard, MD, internal medicine specialist; president, Physicians Committee for Responsible Medicine.
  2. American Journal of Lifestyle Medicine: “A Randomized, Crossover Trial of a Nutritional Intervention for Rheumatoid Arthritis.”

Loãng xương

Loãng xương: Các nguyên nhân phổ biến

Loãng xương là gì

Loãng xương là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt ở những người già. Nó là tình trạng mất mật độ xương và làm cho xương dễ gãy hơn. Việc hiểu rõ về các nguyên nhân gây loãng xương có thể giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị tình trạng này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây loãng xương phổ biến và những biện pháp phòng ngừa.

Loãng xương

Tuổi tác

Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương là tuổi tác. Khi người ta già đi, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn so với quá trình hủy hoại xương, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương và cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và thể dục thể thao phù hợp.

Thiếu canxi

Canxi là thành phần quan trọng trong xương. Thiếu canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến loãng xương. Việc bổ sung canxi thông qua thực phẩm giàu canxi như sữa và sản phẩm từ sữa, hạt, cá, và rau xanh sẽ giúp duy trì mật độ xương lành mạnh.

Thiếu vitamin D

Vitamin D là yếu tố quan trọng để cơ thể hấp thụ canxi. Khi thiếu vitamin D, cơ thể không thể hấp thụ đủ canxi từ chế độ ăn uống. Điều này có thể dẫn đến loãng xương. Để cung cấp đủ vitamin D, bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày và xem xét việc bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong loãng xương. Nếu trong gia đình có người mắc loãng xương, nguy cơ mắc loãng xương của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu tác động của yếu tố di truyền.

Tiêu chảy và bệnh viêm đại tràng

Một số tình trạng bệnh như tiêu chảy và bệnh viêm đại tràng có thể gây suy dinh dưỡng và mất canxi, dẫn đến loãng xương. Việc điều trị và quản lý tình trạng bệnh này rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương.

Tiêu thụ quá nhiều caffein và rượu

Tiêu thụ quá nhiều caffein và rượu có thể làm giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein và rượu.

Thiếu vận động

Đối với xương khỏe mạnh, việc vận động đều đặn là rất quan trọng. Thiếu vận động có thể dẫn đến suy giảm mật độ xương. Tập thể dục thường xuyên, như đi bộ, chạy bộ, và tập thể dục trọng lượng, giúp tăng cường sức mạnh xương và phòng ngừa loãng xương.

Hút thuốc và uống nhiều nước ngọt

Hút thuốc và uống nhiều nước ngọt có thể làm giảm hấp thụ canxi và gây mất canxi từ xương. Việc loại bỏ hoặc giảm thiểu hút thuốc và uống nước ngọt sẽ có lợi cho sức khỏe xương.

Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc như corticosteroid và một số thuốc chống trầm cảm có thể gây loãng xương. Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, hãy thảo luận với bác sĩ về các tác động của chúng lên sức khỏe xương và cách điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế thuốc khác.

Để phòng ngừa, chúng ta nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như bổ sung canxi và vitamin D, duy trì một lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên, và hạn chế tiêu thụ caffein, rượu, hút thuốc và nước ngọt. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều trị các tình trạng bệnh liên quan cũng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương.

 


Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đau khớp có thể làm cho hạn chế vận động, không thực hiện các động tác đơn giản ngoài ra đau nhức kéo dài làm cho chất lượng giấc ngủ giảm sút.

Một số nguyên nhân gây đau khớp:

  1. Bệnh lý về cơ xương khớp

Thực tế có trên 100 bệnh lý liên quan đến đau khớp nhưng hay gặp là các bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gout, viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp. Đặc điểm chung của bệnh lý này là quá trình đau khớp diễn ra âm ỉ, dai dẳng ngay cả khi không vận động. Người bệnh thường than phiền tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, có thể mất ngủ do đau. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật, mất chứng năng vận động.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

  1. Vận động sai tư thế

Vận động đi, đứng, nằm hoặc bê vác các vật nặng không đúng tư thế đều có thể gây đau nhức xương khớp. Triệu chứng đau không xuất hiện ngay lập tức mà cần thời gian tác động đủ lâu. Thường gặp ở vị trí đau cột sống cổ do các tư thế nằm gối đầu cao. Đau cột sống thắt lưng do bê vật nặng ở tư thế khom lưng.

  1. Béo phì

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý cơ xương khớp. Khi vân động lượng cân dư thừa gây ra áp lực cho các khớp đặc biệt là vùng khớp háng và khớp gối. Tác động này có thể gây tổn thương sụn và đầu xương dưới sụn và gây đau ở các vị trí này.

  1. Thời tiết thay đổi thất thường

Ở một số bệnh nhân có sẵn bệnh lý xương khớp thì tình trạng đau nhức xương khớp tăng lên khi thời tiết giao mùa. Lý giải cho điều này là do khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là trời trở lạnh hoặc trời sắp mưa), áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp bệnh khớp. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Hay gặp ở khớp gối, khớp háng, cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

  1. Chấn thương

Tổn thương khớp do thể thao, tai nạn giao thông và sinh hoạt hàng ngày đều có thể dẫn tới triệu chứng đau nhức khớp. Các chấn thương này kèm theo tổn thương dây chăng, gân, xương. Đặc điểm Cơn đau do chấn thường thường cấp tính, đột ngột và dữ dội. Điêu trị không dứt điểm dễ gây các biến chứng sau này.

Hãy liên hệ với đội ngũ Bacsi-online.com để được tư vấn về cách điều trị triệu chứng đau nhức xương khớp.


Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức khớp và hạn chế vận động, đi lại khó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Quá trình thoái hóa khớp gối xảy ra  khi lớp sụn khớp bị bào mòn ở phần đầu xương dưới sụn. Khi người bệnh vận động khớp gối, hai đầu xương sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra tình trạng đau nhức tại khớp gối. Ban đầu đau nhức chỉ xảy ra khi vân động như đi lại, leo cầu thang, ngồi xổm nhưng ở giai đoạn sau khớp gối sẽ bị biến dạng gây lên cứng khớp không thể vận động.

  1. Các dâu hiệu sớm và triệu chứng

Độ tuổi xuất hiện các triệu chứng thường là từ 50 tuổi trở lên. Cũng có trường hợp từ tuổi 45.

Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu:

+ Đau nhức tại khớp gối khi bê, mang vác các vật nặng hoặc đi lại nhiều. Cảm giác đau sâu bên trong khớp.

+ Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khó cử động, mất linh hoạt khớp gối khi ngồi một vị trí lâu.

+ Sưng tấy vùng khớp gối do tràn dịch khớp

+ Tiếng kêu lục khục tại khớp

Các triệu chứng ở giai đoạn sau:

+ Đau khớp âm ỉ ngay cả lúc nghỉ ngơi, đau bứt rứt có thể gây ra mất ngủ

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

+ Hạn chế vận động như: teo cơ, cứng khớp, đi lại khó khăn, thậm chí có thể dùng nạng để hỗ trợ

+ Thoái hóa khớp có thể làm thay đổi lối sống làm cho bệnh nhân hạn chế đi lại, ít vận động có thể tăng cân, béo phì là nguy cơ của các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch…

  1. Điều trị thoái hóa khớp

+ Các bài tập không chịu lực khớp gối: đạp xe đạp, bơi lội…

+ Chườm ấm quanh khớp gối có tác giảm làm giảm cơn đau và sưng khớp. Lưu ý không được sử dụng nhiệt độ cao trên 50 độ C vì có thể gây bỏng.

+ Sử dụng các thuốc giảm đau chú ý tác dụng phụ gây đau dạ dày

+ Dùng các chế phẩm giảm đau đến từ thiên nhiên: cây móng quỷ, trầm hương…

Hãy liên hệ đội ngũ Bacsi-online để được tư vấn về cách điều trị thoái hóa khớp