Nổi mẩn, ngứa do gan: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngứa da hoặc nổi mẩn là tình trạng báo hiệu chức năng gan bị suy giảm. Triệu chứng mẩn ngứa gây khó chịu cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó cần có các biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Cơ chế gây ngứa do gan

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng. Để bảo vệ cơ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Gan chống độc bằng 2 cơ chế:

Giữ lại kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân … sau đó sẽ thải ra ngoài

Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn bằng các phản ứng hóa học sau đó thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

Như vậy khi chức năng suy giảm, hoạt động thanh thải các chất độc hại của gan giảm đáng kể. Các chất có hại sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường như các nốt sẩn gây ngứa ở da.

2. Các nguyên nhân gây ngứa

Một số bệnh lý gan xuất hiện triệu chứng ngứa như:

  • Ứ mật trong gan của thai kỳ
  • Viêm gan B và C mãn tính
  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
  • Xơ gan mật nguyên phát
  • Tắc mật do sỏi, u chèn

Các nguyên nhân khác 

Ngoài ra nguyên nhân gây ngứa có thể là các tác nhân xung quanh môi trường sống, chế độ sinh hoạt như:

  • Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc các chất độc hại
  • Chế độ ăn không khoa học như: đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản, chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, thiếu hụt vitamin và khoáng chất
  • Lạm dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá.

3. Biểu hiện của mẩn ngứa do gan

Biểu hiện mẩn ngứa do gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi…). Các nốt mẩn, ngứa do gan đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Ngứa râm ran: ngứa do gan chỉ ở mức râm ran, đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng…
  • Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Da sẽ dần có các biểu hiện nổi từng mảng đỏ hoặc hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn, có thể lan nhiều ra toàn thân.
  • Nổi mề đay, sẩn cục: Các mảng hoặc nốt mề đay khi nổi lên thường khá dày, sờ vào thấy chắc và có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.

Ngoài ra, khi chức năng gan suy giảm, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng ngoài da khác như:

+ Mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tính tình

+ Giảm cảm giác ngon miệng, ăn uống kém, không tiêu

+ Đau tức âm ỉ vùng hạ sườn phải, đôi khi lan lên vai phải

+ Vàng da và mắt, nước tiểu đậm màu có hoặc không kèm theo phân bạc màu.

+ Chảy máu chân răng, dễ xuất hiện các mảng bầm tím trên da khi va chạm.

4. Phương pháp điều trị mẩn ngứa do gan

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho gan như thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trung bình mỗi ngày bạn nên uống nước từ 1,5 – 2 lít. Theo các chuyên gia y tế, việc bổ sung nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào những mùa nắng nóng.

+ Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ quả cho cơ thể. 

+ Tránh xa việc sử dụng hoặc tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho gan. Bỏ thuốc lá, không lạm dụng các loại rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

+ Sử dụng các thảo dược làm mát gan, tăng cường chức năng gan như: Cây kế sữa, bông Atiso, Diệp hạ châu…

Một số mẹo có thể giảm ngứa:

  • Thoa kem dưỡng ẩm nên vùng da bị mẩn ngứa
  • Tắm nước mát
  • Chườm một miếng vải ướt và lạnh lên vùng bị ngứa

Ibuprofen – Thuốc hạ sốt, giảm đau kẻ thù của gan

Một nghiên cứu trên chuột về ảnh hưởng của thuốc Ibuprofen mới đây đưa ra kết luận thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.

1.Thuốc Ibuprofen là gì?

Ibuprofen là thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAID) phổ biến. Tại Việt Nam, thuốc có các tên biệt dược như Ibuprofen, Mofen, Alaxan…

Mọi người thường dùng trong các trường hợp sốt, cảm cúm, đau đầu, đau răng, đau cơ xương khớp.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học California đã nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc đến chức năng gan của chuột. Tiến sĩ Davis cho rằng tác dụng phụ của ibuprofen đối với chức năng gan có thể nghiêm trọng hơn so với dự đoán ban đầu. Họ giải thích rằng: “Gan đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng từ các chất glucose, lipid và axit amin cần thiết để duy trì cân bằng nội môi của toàn bộ cơ thể. Ngoài ra gan có một chức năng quan trọng không kém đó là  xử lý các chất mà chúng ta tiêu thụ như thức ăn hay thuốc. Do đó, thuốc có thể có những tác dụng không mong muốn đối với gan.

 2.Những tác động khác nhau đối với nam giới và nữ giới

Để xác định tác động của ibuprofen gây ra các vấn đề về gan, các nhà nghiên cứu cho chuột uống ibuprofen với hàm lượng khoảng 486 mg/ngày (tương đương với hàm lượng cho người trưởng thành trong 1 ngày) kéo dài trong 1 tuần.

Vào ngày cuối cùng của nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo khối phổ – một bộ kỹ thuật cho phép các nhà khoa học thiết lập tỷ lệ và loại hóa chất có trong mẫu chuột thí nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào. Để đánh giá tác động của ibuprofen đối với tế bào gan của chuột.

Đồng tác giả trong nghiên cứu này, Giáo sư Aldrin Gomes cho biết: “Chúng tôi phát hiện ibuprofen gây ra biến đổi protein trong gan so với lý thuyết. Các biến đổi này phụ thuộc vào giới tính của chuột. Trong gan của chuột đực, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy những thay đổi ít nhất 34 con đường chuyển hóa chất, bao gồm con đường chuyển hóa giúp điều hòa một số chất thiết yếu của cơ thể như axit amin, hormone, vitamin và giải phóng oxy phản ứng và hydrogen peroxide trong tế bào. Các nhà nghiên cứu giải thích khi chức năng gan suy giảm, hydrogen peroxide có thể làm biến đổi protein và gây tổn thương tế bào trong gan. Có thể gây ra tình trạng viêm cấp tính hoặc suy gan.

Trong khi đó ở chuột cái, ibuprofen làm tăng hoạt động của cytochrom P450s, một loại enzym góp phần phân hủy thuốc – đào thải thuốc nhanh hơn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên dùng ibuprofen một cách thận trọng – đảm bảo không dùng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo và lý tưởng nhất là hạn chế sử dụng thuốc nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ.

“Không có loại thuốc nào là hoàn hảo, vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc thường được sử dụng, như ibuprofen, đang bị lạm dụng khi các triệu chứng ở mức độ nhẹ”.

Hơn nữa, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh cần phải nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của thuốc ở nam giới so với nữ giới, vì có thể có sự khác biệt chính trong quá trình trao đổi chất giữa hai giới. Như vậy đối với nam giới cần lưu ý hơn khi sử dụng thuốc Ibuprofen.

Nếu quý vị có câu hỏi hay cần tư vấn về cách sử dụng, dự phòng tác hại của thuốc trên gan hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online để được tư vấn trực tiếp.


béo bụng

Mối liên quan giữa chỉ số BMI và bệnh lý gan

Một nghiên cứu gần đây cung cấp thêm bằng chứng về mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) cao khi còn trẻ và nguy cơ mắc bệnh gan trong tương lai. Các nhà khoa học khuyên nên có các can thiệp sớm hơn và sàng lọc các yếu tố mắc bệnh cho những người có nguy cơ.

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay chỉ số khối lượng cơ thể. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.

Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)x(Chiều cao)]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Phân loại Chỉ số BMI
Gầy (thiếu cân) < 18.5
Bình thường 18.5 – 22.99
Thừa cân 23 – 24.9
Béo phì độ 1 25-30
Béo phì độ 2 > 30

Theo thống kê tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên toàn cầu. Dự đoán có tới 1 tỷ người sẽ bị xếp vào loại béo phì vào năm 2030.

Hiện tại, ở một số bang của Mỹ, hơn 35% dân số bị béo phì. Béo phì gây ra một loạt các hậu quả xấu đến sức khỏe, bao gồm mỡ máu, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, ung thư và một số bệnh viêm xương khớp.

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có mối liên hệ giữa tình trạng béo phì ở những người trẻ và bệnh gan sẽ mắc trong tương lai. Các bệnh gan này bao gồm viêm gan B và C mãn tính, bệnh viêm gan không do rượu.

1. Mối liên hệ giữa bệnh gan và chỉ số BMI

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ số BMI cao ở nam giới tuổi vị thành niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong hoặc tăng tỷ lệ nhập viện do bệnh gan giai đoạn cuối ở tương lai.

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Hannes Hagström, thuộc Trung tâm Bệnh tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Karolinska ở Thụy Điển, nghiên cứu dữ liệu của 1,2 triệu người đàn ông Thụy Điển nhập ngũ từ năm 1969 đến năm 1996. Những người tham gia được theo dõi từ 1 năm sau khi nhập ngũ, cho đến cuối năm 2012. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut. Có 5.281 trường hợp mắc bệnh gan mức độ nặng, trong đó có 251 trường hợp ung thư gan.

2. Tăng 50% nguy cơ mắc bệnh gan

Các nhà điều tra đã loại bỏ các đối tượng bị bệnh gan từ trước. Phân tích cho thấy những người đàn ông thừa cân có nguy cơ mắc bệnh gan về sau cao hơn gần 50% so với những người đàn ông có trọng lượng bình thường. Tương tự, những người đàn ông béo phì có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp đôi.

Tác động này thậm chí còn rõ rệt hơn ở những người đàn ông mắc đái tháo đường type 2. Những người tham gia nghiên cứu có thể trạng béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 3 lần khi họ bước sang tuổi trung niên, so với những người đàn ông có cân nặng bình thường không mắc bệnh tiểu đường loại 2.

“Điều này có thể có ý nghĩa với việc ra quyết định về nâng cao sức khỏe cộng đồng, tăng cường các biện pháp can thiệp có mục tiêu ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở độ tuổi thanh niên và đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ đái tháo đường type 2 như một yếu tố nguy cơ của bệnh gan”

Vì nghiên cứu này là quan sát, không thể rút ra kết luận liên quan đến nguyên nhân và kết quả. Các tác giả kết luận với khuyến cáo nên có các biện pháp can thiệp sớm hơn ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan cao, họ cho rằng “Các can thiệp giúp giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì nên được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ để giảm gánh nặng tương lai do bệnh gan mức độ nặng cho cá nhân và xã hội”.


Ung thư gan: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan – HCC) là loại ung thư khởi phát ở gan, phổ biến đứng thứ 6 trên thế giới. Theo Globocan 2020, tại Việt Nam, ung thư gan là bệnh ung thư có tỷ lệ số ca mắc mới và tử vong nhiều nhất ở cả 2 giới. 

Các loại ung thư gan nguyên phát khác bao gồm:

  • Ung thư ống mật (ung thư biểu mô đường mật).
  • U máu và u mạch. 
  • U nguyên bào gan, hiếm gặp này thường được phát hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi. Khi bệnh được phát hiện sớm, có thể điều trị triệt căn

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

  • Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính (HBV) hoặc nhiễm vi rút viêm gan C (HCV) mạn tính, là nguyên nhân phổ biến dẫn tới ung thư gan
  • Xơ gan hoặc uống nhiều rượu nhiều năm (>10 năm)
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – thường gặp ở những người béo phì, ngay cả khi không uống rượu
  • Một số bệnh về gan như bệnh Wilson 
  • Ngoài ra, thực phẩm chứa aflatoxin tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Aflatoxin là chất độc do một loại nấm phát triển (có trong lạc mốc).

2. Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu rất ít triệu chứng điển hình, do đó rất khó biết. Thậm chí có nhiều trường hợp không có triệu chứng cơ năng gì.

Có thể có các triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C)
  • Kém ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Suy nhược hoặc cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Gầy sút cân từ 2 – 5 kg trong vòng 1 tháng
  • Phân trắng, có phấn hoặc nước tiểu sẫm màu
  • Da và mắt hơi vàng
  • Đau âm ỉ vùng hạ sườn phải

Các triệu chứng trên thường rời rạc, không đầy đủ và không điển hình, do đó làm bệnh nhân và thầy thuốc dễ bỏ qua. Nếu khám có thẻ không thấy dấu hiệu gì nhưng cũng có thề đã thấy gan to 3-4cm dưới bờ sườn, cứng và không đau hoặc thấy triệu chứng của một xơ gan cũ như lách to, da sạm, giãn mạch dưới da. Nếu làm siêu âm gan đã có thể thấy khối u trong gan.

3. Xét nghiệm và chẩn đoán

+ AFP (alpha íetoprotein): là dấu ấn sinh học quan trọng nhất để chẩn đoán HCC. Giá trị bình thường < 20ng/ml. Mức tăng AFP thực sự có giá trị chẩn đoán là > 400ng/ml, giá trị này càng cao thì càng có ý nghĩa chẩn đoán.Tuy nhiên, có khoảng 20-30% bệnh nhân HCC có AFP bình thường. Một số trường hợp AFP tăng mà không phải HCC như trong các bệnh gan mạn tính, u bào thai, …

+ Xét nghiệm đánh giá chức nàng gan: công thức máu, đông máu, xét nghiệm sinh hóa máu: protein, albumin, ALT, AST, bilirubin binh thường hoặc có thay đổi khi có xơ gan.

+ Các marker viêm gan: HBsAg, anti HCV, …

– Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:

+ Siêu âm: là phương pháp thăm dò hình ảnh được lựa chọn đầu tiên vì dễ áp dụng, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm HCC. Hình ảnh siêu âm của khối HCC có thể là khối giảm âm, tăng âm hoặc khối hỗn hợp âm, có thể có dấu hiệu mắt trâu, thể khảm, …

+ Siêu âm Doppler: xác định mức độ tăng sinh mạch trong khối u, đánh giá tình trạng tĩnh mạch cửa, các nhánh của tĩnh mạch gan.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CLVT- Computer Tomography): chụp CLVT xoắn ốc ba pha (spiral CT) – khi chưa tiêm thuốc cản quang: khối u giảm tỉ trọng so với nhu mô gan. Pha động mạch: khối ngấm thuốc nhanh. Pha tĩnh mạch cửa: khối u hầu như không ngấm cản quang. Pha muộn: khối thoát thuốc nhanh.

+ Chụp cộng hường từ (Magnetic Resonance Imaging – MRI): MRI có độ nhạy cao trong chẩn đoán HCC, có thể phát hiện được khối u nhỏ, có giá trị hơn HCC trong đánh giá chi tiết nhân vệ tinh, xâm lấn tĩnh mạch. Có thể phân biệt HCC với u máu, u gan thứ phát. Có thể chụp MRI khi siêu âm nghi ngờ có u nhỏ mà chụp CLVT không thấy u hoặc không rõ ràng.

+ Sinh thiết mô bệnh học chẩn đoán xác định cấu trúc và thể ung thư gan

4. Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư mà đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Phẫu thuật cắt gan, ghép gan, điều trị triệt căn tại chỗ (tiêm cồn qua da, đông đặc khối u bằng vi sóng, đốt nhiệt cao tần…), nút mạch, xạ trị (xạ trị chiếu trong, xạ trị chiếu ngoài), điều trị đích (sorafenid, levatinib, regorafenid..), hóa chất, liệu pháp miễn dịch…

5. Dự phòng

Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam do tỉ lệ viêm gan B mạn tính, xơ gan do viêm gan B rất cao, các bước dự phòng HCC bao gồm:

+ Tiêm phòng, tránh lây nhiễm HBV và HCV, tránh các tác nhân phối hợp như rượu, các thực phẩm bị mốc có aílatoxin B1. Các biện pháp an toàn truyền máu, …

+ Điều trị viêm gan virus B và c từ thể cấp không trờ thành mạn tính, từ viêm gan mạn không thành xơ gan.

+ Siêu âm ổ bụng và định lượng AFP định kì ờ những bệnh nhân có tổn thương gan mạn tính và xơ gan đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, hiệu quả điều trị.

Nếu quý vị có câu hỏi hay cần tư vấn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh ung thư gan hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online để được tư vấn trực tiếp.

 


Đau đầu migraine là gì

Đau nửa đầu migraine ở phụ nữ mãn kinh

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Đau nửa đầu migraine là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng cơn đau nửa đầu có thể cải thiện hoặc xấu đi khi tới tuổi mãn kinh.

1. Đau nửa đầu migraine là gì?

Đau đầu migraine là bệnh đau đầu từng cơn. Mỗi cơn đau có cường độ thay đổi từ thoáng qua, nhẹ tới nặng và chỉ nhói đau ở một nửa bên đầu. Cơn đau có thể nghiêm trọng gây cản trở hoạt động thường ngày.

Đôi khi chỉ xuất hiện đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải hoặc luân chuyển hai bên trái phải. Thời gian mỗi cơn đau nửa đầu migraine kéo dài nhiều giờ và có thể tới 2-3 ngày.

Đau đầu migraine là gì

Ngoài đau đầu, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, nôn, tăng nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

Một số người gặp các dấu hiệu kéo dài trong vài phút và có thể tới 30 phút, trước khi cơn đau nửa đầu xay ra. Các dấu hiệu đó bao gồm: rối loạn thị giác (mờ mắt, hoa mắt), rối loạn ngôn ngữ (mất ngôn ngữ, khó nói), mất thính lực tạm thời, cảm giác tê tay,… Cũng có những người không gặp phải tình trạng này.

2. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh đánh dấu kết thúc khả năng mang thai tự nhiên ở phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh được xác định 12 tháng sau kỳ kinh cuối cùng. 

Tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi, nhưng có thể bắt đầu sớm lúc 40 tuổi hoặc muộn hơn ở độ tuổi 60. Một số trường hợp mãn kinh sớm ở độ tuổi 20-30 gây vô sinh.

Tiền mãn kinh là thời gian trước mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài 2-4 năm và có thể tới chục năm. Trong thời gian này, kinh nguyệt thưa và không đều.

Các triệu chứng phụ nữ tiền mãn kinh có thể gặp bao gồm:

  • Cơn nóng bừng
  • Ra mồ hôi đêm
  • Âm đạo khô, giảm ham muốn
  • Hồi hộp trống ngực
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi tâm lý: lo âu, trầm cảm..

Chứng đau nửa đầu có thể cải thiện khi mãn kinh

Một số triệu chứng như cơn nóng bừng, ra mồ hôi đêm,… có thể thuyên giảm sau giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Nhưng số các triệu chứng khác như khô âm đạo còn kéo dài do liên quan đến sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở phụ nữ mãn kinh.

3. Mãn kinh ảnh hưởng đến bệnh đau nửa đầu migraine như thế nào?

Bước sang thời kỳ mãn kinh, các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu có thể giảm dần, không thay đổi hoặc trầm trọng hơn. Một số phụ nữ gặp cơn đau đầu migraine trong thời kỳ hành kinh (chứng đau nửa đầu kinh nguyệt). Đối với những trường hợp này, triệu chứng đau nửa đầu có thể cải thiện khi mãn kinh. 

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Hội đau đầu Hoa Kỳ (American Headache Society), cơn đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hơn trong giai đoạn chuyển tiếp tiền mãn kinh ở phụ nữ có tiền sử bị đau đầu migraine.

4. Liệu pháp hormone thay thế có ảnh hưởng đến bệnh đau nửa đầu migraine không?

Một số nghiên cứu cho thấy, liệu pháp hormone thay thế có thể làm bệnh đau nửa đầu tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu trên Tạp chí thần kinh học Châu Âu, tỷ lệ bị đau đầu (trong đó có đau nửa đầu migraine) ở nhóm phụ nữ mãn kinh điều trị liệu pháp hormone thay thế so với nhóm không dùng liệu pháp này.

Ngược lại, các nghiên cứu khác cho thấy liệu pháp hormone thay thế  giúp cải thiện tình trạng bệnh đau nửa đầu. Một số phụ nữ lựa chọn liệu pháp hormone thay thế để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh như như bốc hỏa và khô âm đạo. Bổ sung hormone với liều thấp ít gây ra chứng đau nửa đầu. 

5. Biện pháp dự phòng và giảm chứng đau nửa đầu tại nhà

Chườm lạnh: Dùng khăn vải thấm ướt bọc đá lạnh chườm lên trán, da đầu hoặc cổ giúp cải thiện cơn giảm đau.

Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh: Ánh sáng mạnh và tiếng ồn cường độ cao khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn. Khi cơn đau nửa đầu xảy ra, người bệnh nên nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh giúp giảm triệu chứng và phục hồi nhanh hơn.

Nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh khi bị đau nửa đầu migraine

Tập thể dục đều đặn: Đừng tập khi bạn đang có cơn đau đầu migraine, vì có thể khiến cơn đau nặng hơn. Nên tập luyện khi cảm thấy khỏe mạnh. Việc tập luyện thường xuyên có thể ngăn ngừa đau đầu. Bên cạnh đó, chơi thể thao thúc đẩy cơ thể bạn giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên; đồng thời, chất này cũng có tác dụng giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều có thể là yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu. Nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định hàng ngày.

Tránh các yếu tố kích thích gây xuất hiện cơn đau nửa đầu: Một số loại thức ăn hoặc yếu tố bất thường có thể là yếu tố khởi phát cơn đau. Hãy chú ý tìm ra những yếu tố này và tránh tiếp xúc. Chẳng hạn, một số phụ nữ bị đau nửa đầu khi uống rượu vang đỏ hoặc ngửi thấy mùi đặc biệt. 

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mãn kinh không phải là tình trạng bệnh lý, và phụ nữ không nhất thiết phải đi khám bác sĩ khi bước sang độ tuổi mãn kinh.

Phụ nữ độ tuổi mãn kinh có tiền sử đau nửa đầu nên đi khám trong một số trường hợp sau:

  • Tình trạng đau nửa đầu hết hoặc được cải thiện, và bạn muốn ngừng uống thuốc điều trị đau nửa đầu
  • Triệu chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ mãn kinh/tiền mãn kinh.
  • Uống thuốc điều trị đau nửa đầu nhưng không hiệu quả
  • Nếu muốn khám và tư vấn sử dụng liệu pháp hormone thay thế
  • Có dấu hiệu mãn kinh rất sớm trước 40 tuổi hoặc mất kinh đột ngột mà không rõ lý do