Người bệnh sốt xuất huyết không được tự ý dùng kháng sinh

Mắc sốt xuất huyết uống kháng sinh được không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh. Vậy có nên dùng kháng sinh để điều trị triệu chứng sốt xuất huyết không?

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra. Biến đổi khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ ấm lên có liên quan đến sự lây lan của muỗi vằn Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh chính. Bệnh lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti.

Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột. Kèm theo đau đầu, đau sau hốc mắt, đau mỏi cơ khớp, ban đỏ hoặc ban xuất huyết ngoài da. Bệnh cạnh đó còn có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Người bệnh sốt xuất huyết không được tự ý dùng kháng sinh

Có nên tự mua kháng sinh để uống khi mắc sốt xuất huyết không?

Không. Người mắc sốt xuất huyết không nên tự ý dùng kháng sinh vì một số lý do như sau:

Trước tiên, nguyên nhân gây bệnh là virus trong khi đó kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Hay nói cách khác, kháng sinh không tiêu diệt được virus dengue gây bệnh. 

Thứ hai, tự ý sử dụng kháng sinh không đúng làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Có nghĩa là mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Hiện tượng này còn được gọi là “nhờn” kháng sinh. Dẫn tới hậu quả là kháng sinh kém hoặc không còn hiệu quả điều trị khi bị nhiễm khuẩn lần sau.

Ngoài ra, tự ý sử dụng kháng sinh gây lãng phí tiền bạc. Hơn nữa, việc đó càng khiến người bệnh mệt mỏi, có thể gặp tác dụng phụ của thuốc làm diễn biến bệnh phức tạp, lâu hồi phục; thậm chí có nguy cơ chuyển bệnh nặng.

Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Bệnh thường có diễn biến tự thoái lui (self-limited). Biện pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, bù dịch, điện giải. Đa số người bệnh có thể điều trị theo đơn tại nhà. Theo dõi sát người bệnh và cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

– Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

– Không ăn, uống được.

– Nôn ói nhiều.

– Đau bụng nhiều.

– Tay chân lạnh, ẩm.

– Mệt lả, bứt rứt.

– Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

– Không tiểu trên 6 giờ.

– Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

Khi nào sử dụng thuốc kháng sinh ở người mắc sốt xuất huyết?

Người bệnh được chỉ định dùng khi sinh nếu mắc sốt xuất huyết nặng có nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát hoặc đã có các biển hiện, xét nghiệm bằng chứng nhiễm khuẩn thứ phát. 

Ngoài ra, trường hợp vừa nhiễm virus dengue vừa nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh thì cũng sẽ dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh gì và cách sử dụng như thế nào cần thực hiện theo đơn điều trị của bác sĩ.

Để được giải đáp thắc mắc từ Đội ngũ Bác sĩ về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe cho mình và người thân, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

 

Tài liệu tham khảo

1. Sandopa, Dhanunjaya, et al. “Prescribing antibiotics to pediatric dengue: increasing risk of bacterial resistance.” Paediatrica Indonesiana 58.1 (2018): 53-8.

2. Siregar, A. S., et al. “The relationship between antibiotics treatment with length of stay and the daily temperature fluctuation of child patients infected by dengue at UNS Hospital.” IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. Vol. 824. No. 1. IOP Publishing, 2021.

3. Adrizain, Riyadi, Djatnika Setiabudi, and Alex Chairulfatah. “The inappropriate use of antibiotics in hospitalized dengue virus-infected children with presumed concurrent bacterial infection in teaching and private hospitals in Bandung, Indonesia.” PLoS neglected tropical diseases 13.6 (2019): e0007438.

4. Wijesinghe, Aruna, et al. “Fatal co-infection with leptospirosis and dengue in a Sri Lankan male.” BMC Research Notes 8.1 (2015): 1-3.


Đau cơ khớp trong sốt xuất huyết

Các báo cáo gần đây bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện đau khớp và đau cơ đang gia tăng. Thậm chí triệu chứng còn tồn tại ngay cả khi đã khỏi sốt xuất huyết. Lý giải cho điều này nguyên nhân có thể do tổn thương ở các mô cơ kèm theo đó là sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất làm cho cơn đau trở nên nghiêm trọng và gây suy nhược.

Không chỉ ở Việt nam mà các nước lưu hành dịch sốt xuất huyết đều ghi nhận các trường hợp đau cơ khớp. Bác sỹ Ramesh Ranka (Ấn độ) cho hay: “Một số bệnh nhân phàn nàn về các cơn đau cơ và khớp kéo dài từ hai đến ba tuần sau khi bệnh thuyên giảm. Điều này đặc biệt thấy ở người cao tuổi. Trong 15 năm hành nghề ở Pune, tôi chưa gặp nhiều trường hợp như vậy”.

1.Đặc điểm đau cơ khớp

Trong bệnh sốt xuất huyết, đau khớp hoặc đau cơ ngay từ khi khởi phát bệnh hoặc sau 1 tuần bị nhiễm là một triệu chứng nổi bật. Bệnh nhân bị các bệnh lý về khớp trước đó còn mô tả mức độ đau nặng hơn, đôi khi kéo dài hàng tháng và có thể làm cho bệnh nhân khó khăn khi vận động. Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương như bệnh nhân tiểu đường hoặc những người đang dùng thuốc như thuốc giảm miễn dịch, hoặc mắc các bệnh mãn tính về gan và thận, chức năng hô hấp bị tổn thương sẽ dễ mắc và có biểu hiện nặng hơn.

2.Biểu hiện đau cơ, khớp trong sốt xuất huyết theo các giai đoạn của bệnh

Có hai loại đau có liên quan đến sốt xuất huyết:

(1) viêm khớp phản ứng cấp tính trong khi sốt xuất huyết  

(2) đau khớp mãn tính sau sốt xuất huyết.

Thường các bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, tăng thải độc, tăng cường miễn dịch và các bài tập đơn giản. Đôi khi đau khớp dữ dội và nghiêm trọng ở những người có thiểu hụt vitamin D, một số nguyên tố vi lượng. Do đó cũng cần bổ sung các chất này.

– Ở giai đoạn cấp tính của sốt xuất huyết, các cơn đau thường có tính chất đối xứng, liên quan đến các khớp lớn nhỏ của chi trên và chi dưới. Mặc dù các cơn đau có liên quan đến sốt xuất huyết thường tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng bệnh đau cơ kéo dài sau khi điều trị nhiễm sốt xuất huyết cũng đang được tìm thấy với tần suất ngày một nhiều.

Đau dữ dội toàn thân và khớp được coi là triệu chứng nổi bật của bệnh sốt xuất huyết ngay từ những ngày đầu của bệnh nên chúng còn có tên gọi ‘sốt gãy xương’. Các vị trí đau thường gặp là: ở cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, đầu gối và mắt cá chân. Tuy nhiên, đầu gối là khớp liên quan phổ biến nhất ngoài ra các khớp gần, hông và vai ít bị ảnh hưởng hơn.

– Giai đoạn lui bệnh cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể những bệnh nhân phàn nàn về các cơn đau cơ và khớp vài ngày sau khi họ hồi phục sau bệnh sốt xuất huyết.

3.Làm sao để điều trị đau cơ-khớp khi bị sốt xuất huyết hiệu quả nhất

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng đau khớp khi bị sốt xuất huyết. Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Mục tiêu điều trị:

– Giảm đau bằng thuốc

– Thải độc: khuyến cáo bổ sung các chế phẩm giúp thải virus đường uống (HETIK), tham khảo thêm ý kiến bacsi-online

– Bổ sung các chất dinh: chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng các chế phẩm từ tự nhiên có khả năng tăng cường tái tạo cấu trúc khớp (HEMKY)

Nghỉ ngơi, bù nước bằng đường uống, sử dụng kèm trong thời gian ngắn các thuốc giảm đau như paracetamol có thể mang lại hiệu quả nhanh hơn. Chú ý tránh sử dụng những loại có chứa ibuprofen, naproxen và aspirin.

Bệnh nhân cũng nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước để chống mất nước, tránh muỗi đốt khi đang sốt và hỏi ý kiến bác sĩ.

 


Sốt xuất huyết ăn gì nhanh khỏi

Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cho người mắc sốt xuất huyết như:

1.Nước ép lá đu đủ

Nước ép lá đu đủ là một bài thuốc chữa sốt xuất huyết khá nổi tiếng. Lá đu đủ có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu do có hoạt chất papain và carocain giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu trong sốt xuất huyết thể nặng. Ngoài ra giúp tăng cường miễn dịch. Chỉ cần 3-4 lá ép lấy nước, sau đó hòa thêm nước với liều lượng 25ml. Ngày dùng 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.Nước dừa

Triệu chứng trong 5-7 ngày đầu chủ yếu là sốt cao gây mất nước, chán ăn, mệt mỏi. Do đó uống nước dừa là một trong những cách bổ sung nước điện giải tốt nhất. Nước dừa cung cấp các khoáng chất cần thiết tăng cường sức đề kháng; giúp cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cân bằng điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để người bệnh bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn giúp giải nhiệt cơ thể. Các dưỡng chất trong nước dừa giúp nâng cao mức năng lượng của cơ thể. Tăng khả năng phục hồi sau khi bị sốt xuất huyết.

3.Trà thảo mộc

Trà thảo mộc (gừng, bạc hà, quế…) giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Tác dụng dễ vào giấc ngủ, để cơ thể có thể nghỉ ngơi trong thời gian tối đa và giúp phục hồi sau bệnh càng sớm càng tốt. Hai tách trà thảo mộc là đủ tốt trong một ngày.

4.Cháo loãng

Những thức ăn dạng lỏng mềm như cháo, súp… sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời những món ăn lỏng mềm này cũng có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng. Vì thế khi băn khoăn thực đơn ăn hàng ngày của người bị sốt xuất huyết nên ăn gì thì không thể thiếu món cháo súp với thịt gà, bò… nấu cùng các loại rau củ, đặc biệt là bí đỏ vì loại quả này chứa  nhiều vitamin A, có tác dụng hỗ trợ tăng tiểu cầu và điều chỉnh sự sản xuất protein giúp người bệnh mau khỏi bệnh. 

Nguồn: https://pharmeasy.in/blog/food-for-dengue-what-to-eat-and-what-to-avoid/


Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết nặng

Nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng ở người lớn tuổi

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một trong 4 chủng virus dengue gây ra. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, triệu chứng bệnh thường không điển hình và đặc biệt là tăng nguy cơ sốt xuất huyết nặng, sốc sốt xuất huyết.

Biểu hiện sốt xuất huyết không điển hình ở người lớn tuổi

Sốt xuất huyết điển hình thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột. Kèm theo đau đầu nhiều, đau sau hốc mắt, đau mỏi cơ khớp. Ngoài ra, có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban xuất huyết ngoài da.

Ở người lớn tuổi, chức năng hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới biểu hiện triệu chứng không điển hình khi mắc bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm virus. Người cao tuổi nhiễm virus dengue cũng thường biểu hiện với triệu chứng không điển hình: chỉ có sốt, ít có các biểu hiện khác như đau đầu, đau mỏi cơ,…

Biểu hiện sốt xuất huyết

Biểu hiện sốt xuất huyết

Nghiên cứu của tác giả Lee và cộng sự cho thấy,  gần một nửa người trên 65 tuổi mắc sốt xuất huyết thường chỉ biểu hiện duy nhất triệu chứng sốt mà không kèm theo dấu hiệu khác. Tương tự, nghiên cứu trên 6989 người nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 295 người từ 60 trở lên tại Singapore cho thấy người bệnh cao tuổi ít có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, ban ngoài da hơn… so với nhóm trẻ tuổi.

Tăng nguy cơ diễn biến nặng ở người cao tuổi khi nhiễm sốt xuất huyết

So với những người trẻ tuổi, người cao tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết. Điều này đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, dù hệ thống chăm sóc y tế ở khu vực đó phát triển hay kém phát triển.

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Trong đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Đài Loan năm 2002, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết cao nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ diễn biến nặng ở người cao tuổi cao gấp 7 lần so với người trẻ tuổi. 

Một nghiên cứu khác tại Singapore cho thấy trung bình khoảng 5 người cao tuổi nhiễm bệnh thì có một người mắc sốt xuất huyết nặng. Nghiên cứu tại Brazil báo cáo rằng người bệnh trong độ tuổi 60 đến 88 có nguy cơ sốt xuất huyết nặng tăng 1,5 lần so với nhóm 20 đến 59 tuổi.

Tại sao người lớn tuổi thường diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết?

Một số lý do có thể góp phần gây ra diễn biến bệnh trầm trọng ở người cao tuổi khi mắc bệnh:

Trước tiên, quá trình lão hóa làm suy giảm các chức năng sinh lý các hệ cơ quan trong cơ thể và suy giảm chức năng miễn dịch.

Thứ hai, xác suất mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 tăng lên theo độ tuổi. Người mắc bệnh lần 2 trong đời thường diễn biến nặng nề hơn lần đầu do phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

Thứ ba, người cao tuổi thường có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… dẫn tới tăng nguy cơ tiến triển bệnh nặng khi nhiễm virus dengue.

Người lớn tuổi có nên điều trị ở nhà nếu mắc sốt xuất huyết?

Không. Người lớn tuổi khi nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xét nghiệm xác định có mắc sốt xuất huyết không.

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, người lớn tuổi ( tử 60 tuổi trở lên) mắc sốt xuất huyết nên nhập viện, không nên tự điều trị tại nhà.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe cho mình hoặc người thân lớn tuổi sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Mua ngay

Tài liệu tham khảo

1. Lee CC, Hsu HC, Chang CM, et al. Atypical presentations of dengue disease in the elderly visiting the ED. Am J Emerg Med. 2013;31(5):783–787.

2. Rowe EK, Leo YS, Wong JGX, et al. Challenges in dengue fever in the elderly: atypical presentation and risk of severe dengue and hospita-acquired infection. PLoS Negl Trop Dis. 2014;8(4).

3. Liu, Ching Chuan, et al. “High case-fatality rate of adults with dengue hemorrhagic fever during an outbreak in non-endemic Taiwan: risk factors for dengue-infected elders.” American Journal of Infectious Diseases 4.1 (2008): 10-17.

4. Vicente CR, Cerutti Junior C, Froschl G, et al. Influence of demographics on clinical outcome of dengue: a cross-sectional study of 6703 confirmed cases in Vitória, Espírito Santo State, Brazil. Epidemiol Infect. 2016;1–8.

5. Lee I-K, Liu J-W, Yang KD. Clinical and laboratory characteristics and risk factors for fatality in elderly patients with dengue hemorrhagic fever. Am J Trop Med Hyg. 2008;79(2):149–153.

6. Thai KTD, Nishiura H, Hoang PL, et al. Age-specificity of clinical dengue during primary and secondary infections. PLoS Negl Trop Dis. 2011;5:6.

 


Hướng dẫn chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Người mắc sốt xuất huyết mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị tại nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm ấm, uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao, bù đủ nước (nước oresol hoặc/và nước hoa quả…).

1.Hạ sốt an toàn không dùng thuốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết

Chườm ấm có tác dụng làm lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.

Sử dụng một chiếc khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm vừa phải khoảng 40 độ C. Sau đó vắt khô và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để hạ thân nhiệt an toàn. Trong trường hợp sốt quá cao, muốn hạ sốt nhanh chóng, nên đặt khăn vào những vị trí như nách, bẹn và thường xuyên thay khăn. Vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu lớn.

2.Hạ sốt sử dụng thuốc

Khi sốt trên 38.5 độ C khi mà các biện pháp chườm ấm, bổ sung nước mà không có dấu hiệu giảm. Có thể cấn nhắc dùng thuốc. Sử dụng Paratamol 500 mg x 1 viên. Sau đó theo dõi hạ sốt. 2 liều cách nhau 4 tiếng và 1 ngày không dùng quá 2 g. Đối với trẻ em liều tính theo cân nặng 10-15 mg/kg cân nặng.

Lưu ý trong sốt huyết không sử dụng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen. Các loại này có nguy cơ khiến những triệu chứng sốt xuất huyết còn lại như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng.

3.Bổ sung đủ nước

Bổ sung nước rất quan trọng khi bị sốt xuất huyết.

+ Trẻ < 5 tuổi : uống 0,5 – 1 lít nước trong một ngày.

+ Trẻ > 5 tuổi: 1,5 – 2,5 lít nước trong ngày

+ Người trưởng thành: 2,5 – 3 lít nước là lượng chất lỏng một người cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian phát sốt. 

Nước lọc đã đun sôi luôn là lựa chọn hàng đầu trong mọi tình huống. Tốt nhất là sử dụng dung dịch nước – điện giải Oresol. Ngoài ra có thể có các lựa chọn như:

+ Uống nước ép trái cây (cam, chanh, bưởi, táo). Những loại hoa quả chứa vitamin C và khoáng chất, tăng sức đề kháng, bổ sung sức mạnh cho thành mạch máu, từ đó bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.

+ Dùng thức ăn loãng, dễ nuốt như súp, sữa, cháo…

4.Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho người bệnh đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo. Trong quá trình sốt cảm giác mệt mỏi, chán ăn do đó đặc biệt bổ sung nhiều đạm.

Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.

Hãy liên hệ đội ngũ Bacsi-online để được tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Nguồn: https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/family.html


Tại sao men gan tăng ở người mắc sốt xuất huyết dengue?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây nên. Gan là cơ quan tổn thương do virus dengue hay gặp nhất. Mức độ tổn thương gan đa dạng từ tăng men gan tới suy gan cấp, đe dọa tính mạng.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một trong 4 chủng của virus dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti là chủ yếu. Ngoài ra, còn có thể gặp do muỗi Aedes albopictus.   

Tại sao người bệnh sốt xuất huyết lại tăng men gan?

Gan là mục tiêu tấn công quan trọng của virus dengue khi xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, đây là cơ quan tổn thương hay gặp nhất ở người mắc sốt xuất huyết. Tổn thương gan mà cụ thể là tổn thương các tế bào gan gây tăng men gan, gồm tăng AST (GOT) và tăng ALT (GPT). 

Ngoài ra, người nhiễm sốt xuất huyết bị tổn thương gan còn có các triệu chứng như: buồn nôn/nôn, chán ăn, đau bụng, gan to, vàng da.  Xét nghiệm có tăng bilirubin máu, giảm albumin và protein máu.

Tăng men gan do virus dengue có hay gặp không?

Tăng men gan là dấu hiệu tổn thương gan hay gặp nhất ở người bị sốt xuất huyết. Theo các nghiên cứu cho thấy, 63%-97% người bệnh sốt xuất huyết tăng AST và  45%-96% người bệnh tăng ALT.

Cơ chế tổn thương gan do sốt xuất huyết dengue là gì?

Virus dengue trực tiếp tấn công tế bào gan và tế bào Kupffer tại gan. Hậu quả gây chết tế bào gan.

Khi một người nhiễm sốt xuất huyết lần thứ 2 trở đi với chủng khác của virus dengue, phản ứng miễn dịch trong cơ thể gây ra “cơn bão” cytokine (các chất viêm). Các cytokine tràn ngập trong máu, như một cơn bão… gây nên các phản ứng viêm ở khắp nơi trong cơ thể. Dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan bao gồm cả gan.

Ngoài ra, sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol (Acetaminophen) quá liều lượng, không đúng chỉ định cũng là một nguyên nhân làm nặng tình trạng tổn thương gan ở người bệnh sốt xuất huyết.

Đặc điểm tăng men gan trong sốt xuất huyết dengue?

Đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng: ở người mắc sốt xuất huyết, AST thường tăng cao hơn ALT. Hay nói cách khác tỷ lệ AST/ALT lớn hơn 1. Đây là một đặc điểm giúp phân biệt tổn thương gan do virus dengue với viêm gan cấp do virus viêm gan A, B, C.

Các trường hợp sốt xuất huyết nặng có men gan tăng cao hơn trường hợp sốt xuất huyết không có biến chứng. Ở người bệnh, nồng độ trung bình của AST dao động khoảng 93,3-174 U/L; trong khi đó, nồng độ ALT trong khoảng 86-88,5 U/L.

Men gan (AST, ALT) đặc biệt tăng cao ở tuần thứ nhất của bệnh sốt xuất huyết. Theo dõi nồng độ men gan là một yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết, các biện pháp bảo vệ gan, hạ men gan khi mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

 

Tài liệu tham khảo

1. Samanta J, Sharma V. Dengue and its effects on liver. World J Clin Cases. 2015 Feb 16;3(2):125-31. doi: 10.12998/wjcc.v3.i2.125. PMID: 25685758; PMCID: PMC4317605.

2. Souza LJ, Alves JG, Nogueira RM, Gicovate Neto C, Bastos DA, Siqueira EW, Souto Filho JT, Cezário Tde A, Soares CE, Carneiro Rda C. Aminotransferase changes and acute hepatitis in patients with dengue fever: analysis of 1,585 cases. Braz J Infect Dis. 2004;8:156–163.

3. Parkash O, Almas A, Jafri SM, Hamid S, Akhtar J, Alishah H. Severity of acute hepatitis and its outcome in patients with dengue fever in a tertiary care hospital Karachi, Pakistan (South Asia) BMC Gastroenterol. 2010;10:43.

4. Couvelard A, Marianneau P, Bedel C, Drouet MT, Vachon F, Hénin D, Deubel V. Report of a fatal case of dengue infection with hepatitis: demonstration of dengue antigens in hepatocytes and liver apoptosis. Hum Pathol. 1999;30:1106–1110.

5. Marianneau P, Steffan AM, Royer C, Drouet MT, Jaeck D, Kirn A, Deubel V. Infection of primary cultures of human Kupffer cells by Dengue virus: no viral progeny synthesis, but cytokine production is evident. J Virol. 1999;73:5201–5206. 

6. Seneviratne SL, Malavige GN, de Silva HJ. Pathogenesis of liver involvement during dengue viral infections. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2006;100:608–614.

 


Phân biệt sốt xuất huyết – sốt phát ban

Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, có chung biểu hiện gần giống nhau là các nốt đỏ trên da. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh là các loại vi rút khác nhau. Sốt phát ban hầu hết do nhiễm vi rút hô hấp và đa số lành tính. Sởi do vi rút sởi (thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra. Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi.

Phân biệt dựa theo đặc điểm của bệnh

Để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết, ta có thể dựa vào một số đặc điểm lâm sàng gợi ý sau:

Đặc điểm Sốt xuất huyết Sốt phát ban
Con đường lây truyền Lây truyền qua trung gian muỗi vằn,, hút máu người mắc bệnh truyền sang cho người lành Tuỳ tác nhân virus mà lây truyền theo các con đường khác nhau nhưng chủ yếu qua đường hô hấp. Ví dụ: lây truyền qua đường hô hấp (Sởi, rubella…)… 
Đặc điểm sốt Sốt cao đột ngột từ 39 – 40oC, liên tục trong 2 – 7 ngày. Sốt khó hạ kể cả khi dùng thuốc hạ sốt. Thường sốt theo cơn, mức độ từ sốt nhẹ đến sốt cao (từ 38 – 40 độ C)
Phát ban -Ban xuất huyết thường xuất hiện khi sốt bắt đầu giảm (từ ngày thứ 3-4 trở đi kể từ khi có sốt).

-Ban dạng phẳng, chấm đỏ hoặc bầm tím dưới da, có thể kèm theo triệu chứng xuất huyết các vị trí khác: niêm mạc( chảy máu cam, chân răng…), xuất huyết tiêu hoá(nôn ra máu, đi ngoài phân đen), xuất huyết âm đạo( kinh nguyệt bất thường), xuất huyết niệu đạo( tiểu máu)… hoặc các nội tạng khác ( phổi, não, gan, lách, thận) thường kèm theo các tình trạng biểu hiện nặng ( sốc, giảm tiểu cầu nặng, thiếu oxy mô…) có thể dẫn đến suy đa phủ tạng, đông máu rải rác lòng mạch.

-Dấu hiệu căng da: Dùng ngón tay cái và trỏ cùng bên căng vùng da quanh nốt ban vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ mới xuất hiện lại.

-Ban đỏ hay xuất hiện trong vòng 12 – 24 giờ sau sốt. Dấu hiệu phát ban xuất hiện trong khoảng 3 đến 5 ngày rồi lặn hẳn.

-Lúc đầu, ban màu hồng nhạt, dạng phẳng hoặc nổi cộm nhẹ, càng về sau ban dần chuyển sang màu đỏ và càng nổi trên bề mặt da.Nổi ban hay hồng ban với mức độ như thế nào tùy theo đặc điểm của virus gây bệnh và thể trạng của từng bé.

-Dấu hiệu căng da: Sau thực hiện nghiệm pháp, chấm đỏ mất đi, buông tay ra, chấm đỏ hồi phục ngay.

Tuy nhiên, để có thể phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban cũng như các nguyên nhân gây sốt khác chính xác nhất, cũng như tránh những nguy cơ do nhầm lẫn về bệnh lý, giải pháp tốt nhất cho người bệnh là đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường đầu tiên. Điều này sẽ đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh, điều trị chính xác nhất và giúp người bệnh mau chóng hồi phục, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9446503

Hãy liên hệ với đội ngũ Bacsionline để được tư vấn cách phòng chống và điều trị Sốt xuất huyết.

 

 


4 Sai lầm khiến bệnh Sốt xuất huyết trở nặng

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7,8,9,10. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh kéo dài lâu hơn, gây ra biến chứng nặng. Do đó, không được chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh. Sau đây là 4 sai lầm phổ biến làm cho bệnh trở nặng.

1. Chủ quan không đến bệnh viện

Bệnh sốt xuất huyết được chia ra 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi, điều trị tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được thăm khám chẩn đoán, bởi trong thời gian đầu của bệnh triệu chứng dễ nhầm lẫn do tác nhân khác như virus Adeno, cúm A, B.

Ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương đa cơ quan, có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Hết sốt là hết bệnh

Hết sốt không phải là đã hết bệnh, mà giai đoạn này nguy hiểm nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, đa số người bệnh đã hết sốt và thấy sức khỏe ổn định hơn, nhưng thực ra đây là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Các triệu chứng xuất hiện rõ như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy biến chứng và mức độ của bệnh có thể dẫn đến tình trạng nặng như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc Dengue, hay có thể tử vong.

Chính vì vậy, sau khi hết sốt, người bệnh không nên chủ quan mà cần được chăm sóc chu đáo và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đặc biệt là theo dõi những thay đổi của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Vừa mắc sốt xuất huyết sẽ không mắc lại

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

4. Mẹ bị sốt xuất huyết cách ly bé và không cho con bú

Khi mẹ mắc bệnh nhiều người cho rằng cần cách ly bé và không cho con bú mà vắt sữa ra bình. Điều này là không đúng, vì bệnh lây qua đường máu, do đó việc cho con bú không ảnh hưởng gì. Người mẹ bị sốt xuất huyết cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước hơn để đảm bảo lượng sữa cho con.

Hãy liên hệ với đội ngũ Bacsionline để được tư vấn cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

 


Phát ban sốt xuất huyết trông như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Sốt xuất huyết là bệnh do virus dengue gây nên, lây truyền qua trung gian muỗi vằn Aedes. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa vào mùa mưa. Bệnh nhân sốt xuất huyết biểu hiện sốt cao, đau đầu,… trong đó có biểu hiện ngoài da.

 Người mắc sốt xuất huyết nếu bị phát ban thì thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4 sau khởi sốt. Ban nổi ngoài da sẽ liên tục xuất hiện và có xu hướng ngày càng dày đặc.

Sốt xuất huyết bị phát ban trông như thế nào?

Các triệu chứng về da ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được chia thành 4 loại gồm:

– Ban xuất huyết (còn gọi là đốm xuất huyết, petechiae) là những chấm li ti màu đỏ dưới da. 

– Ban dạng sởi (morbilliform)

– Ban dát sẩn (maculopapular)

– Chỉ ngứa da, không có ban.

Sốt xuất huyết phát ban ở đâu?

Ban da do sốt xuất huyết thường xuất hiện toàn thân. Một số trường hợp có thể chỉ phát ban ở thân mình hoặc chỉ ở chi thể. Nghiên cứu trên 124 người nhiễm sốt xuất huyết thấy phát ban toàn thân (48,3%), chi thể (32,8%) và thân mình (18,9%).

Cũng theo nghiên cứu trên, tổn thương niêm mạc hay gặp nhất ở kết mạc mắt (20,9%), tiếp theo là tổn thương xuất hiện ở môi, vòm miệng, lưỡi.

Phát ban có hay gặp ở người mắc sốt xuất huyết không?

Theo các nghiên cứu, khoảng 50 đến 82% người bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng về da. Ngoài biểu hiện ở da, bệnh còn có tổn thương niêm mạc gặp ở 15% đến 30% người mắc sốt xuất huyết. 

Ban do sốt xuất huyết bao lâu thì hết?

Thông thường trong khoảng 1 tuần, khi người bệnh bước sang giai đoạn hồi phục thì ban dát sẩn và ban dạng sởi sẽ hết. Nếu có ban xuất huyết sẽ chuyển sang màu sẫm xanh tím, rồi dần nhạt màu và trở về bình thường trong khoảng 2 tuần.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

Tài liệu tham khảo

1. Huang, Hsin-Wei, et al. “Clinical significance of skin rash in dengue fever: A focus on discomfort, complications, and disease outcome.” Asian pacific journal of tropical medicine 9.7 (2016): 713-718.

2. Thomas EA, John M, Bhatia A. Cutaneous manifestation of dengue viral infection in Punjab (North India). Int J Dermatol. 2007;46:715-9. 

3. Waterman SH, Gubler DJ. Dengue fever. Clin Dermatol. 1989;7:117-22. 

4. Itoda I, Masuda G, Suganuma A et al. Clinical features of 62 imported cases of dengue fever in Japan. Am J Trop Med Hyg. 2006;75:470-4.

5. Thomas EA, John M, Bhatia A. Cutaneous manifestation of dengue viral infection in Punjab (North India). Int J Dermatol. 2007;46:715-9.

 


Viêm màng não: biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Viêm màng não là một biến chứng hết sức nguy hiểm do sốt xuất thuyết. Vậy biến chứng này có hay gặp không và có biểu hiện như thế nào?

Sốt xuất huyết dengue là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus lây truyền  qua động vật chân đốt sang người phổ biến nhất. Cụ thể, bệnh do 2 loài muỗi thuộc họ chi Aedes là trung gian truyền bệnh. Trong đó, muỗi vằn Aedes aegypti gặp nhiều hơn.

Tùy từng các thể, bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ không có triệu chứng tới triệu chứng nặng. Viêm màng não do sốt xuất huyết dengue là một biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Viêm màng não do sốt xuất huyết có hay gặp không?

Theo nghiên cứu cho thấy 4–21% bệnh nhân sốt xuất huyết dẫn tới viêm màng não và viêm não-màng não. Các trường hợp viêm màng não do virus dengue đã được báo cáo ở Ấn Độ (Misra và cộng sự), Sri Lanka (Kularatne và cộng sự) và tại Việt Nam (Solomon và cộng sự).

Biển hiện viêm màng não ở bệnh nhân sốt xuất huyết

Bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng viêm màng não sẽ có các triệu chứng thần kinh như: đau đầu nhiều, mất định hướng không gian, co giật, liệt nửa người và thậm chí hôn mê.

Bệnh cạnh đó, còn có các dấu hiệu trên điện não đồ và cộng hưởng từ sọ não tương ứng với vị trí thần kinh tổn thương. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tổn thương xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên não của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Nhóm tác giả Carod-Artal nghiên cứu não của bệnh nhân viêm màng não do sốt xuất huyết tử vong cho thấy: hiện tượng phù não, xung huyết, chảy máu, thâm nhiễm tế bào lympho quanh mạch, thậm chí hoại tử não.

Chẩn đoán viêm màng não ở bệnh nhân sốt xuất huyết như thế nào?

Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm máu xác định virus dengue kết hợp loại trừ các nguyên nhân do virus hướng thần kinh khác.

Các dấu hiệu trên cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp sọ não không đặc hiệu cho bệnh. Song kết quả chụp có thể góp phần định hướng xét nghiệm dịch não tủy.

Nếu còn thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online để được tư vấn trực tiếp từ Đội ngũ Bác sĩ của Bacsi Online.

Tài liệu tham khảo

1. Domingues RB, Kuster GW. Diagnosis and Management Neurologic Manifestations Associated with Acute Dengue Virus Infection. J Neuroinfectious Dis. 2014;5(1):1–5.

2. Misra UK, Kalita J, Syam UK, Dhole TN. Neurological manifestations of dengue virus infection. J Neurol Sci. 2006;244(1- 2):117–22.

3. Kularatne SAM, Pathirage MMK, Gunasena S. A case series of dengue fever with altered consciousness and electroencephalogram changes in Sri Lanka. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2008;102(10):1053–4

4. Solomon T, Dung NM, Vaughn DW, Kneen R, Thao LTT, Raengsakulrach B, et al. Neurological manifestations of dengue infection. Lancet. 2000;355(9209):1053–9.