Nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng ở người lớn tuổi

|

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một trong 4 chủng virus dengue gây ra. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, triệu chứng bệnh thường không điển hình và đặc biệt là tăng nguy cơ sốt xuất huyết nặng, sốc sốt xuất huyết.

Biểu hiện sốt xuất huyết không điển hình ở người lớn tuổi

Sốt xuất huyết điển hình thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột. Kèm theo đau đầu nhiều, đau sau hốc mắt, đau mỏi cơ khớp. Ngoài ra, có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban xuất huyết ngoài da.

Ở người lớn tuổi, chức năng hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới biểu hiện triệu chứng không điển hình khi mắc bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm virus. Người cao tuổi nhiễm virus dengue cũng thường biểu hiện với triệu chứng không điển hình: chỉ có sốt, ít có các biểu hiện khác như đau đầu, đau mỏi cơ,…

Biểu hiện sốt xuất huyết

Biểu hiện sốt xuất huyết

Nghiên cứu của tác giả Lee và cộng sự cho thấy,  gần một nửa người trên 65 tuổi mắc sốt xuất huyết thường chỉ biểu hiện duy nhất triệu chứng sốt mà không kèm theo dấu hiệu khác. Tương tự, nghiên cứu trên 6989 người nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 295 người từ 60 trở lên tại Singapore cho thấy người bệnh cao tuổi ít có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, ban ngoài da hơn… so với nhóm trẻ tuổi.

Tăng nguy cơ diễn biến nặng ở người cao tuổi khi nhiễm sốt xuất huyết

So với những người trẻ tuổi, người cao tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết. Điều này đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, dù hệ thống chăm sóc y tế ở khu vực đó phát triển hay kém phát triển.

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Trong đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Đài Loan năm 2002, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết cao nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ diễn biến nặng ở người cao tuổi cao gấp 7 lần so với người trẻ tuổi. 

Một nghiên cứu khác tại Singapore cho thấy trung bình khoảng 5 người cao tuổi nhiễm bệnh thì có một người mắc sốt xuất huyết nặng. Nghiên cứu tại Brazil báo cáo rằng người bệnh trong độ tuổi 60 đến 88 có nguy cơ sốt xuất huyết nặng tăng 1,5 lần so với nhóm 20 đến 59 tuổi.

Tại sao người lớn tuổi thường diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết?

Một số lý do có thể góp phần gây ra diễn biến bệnh trầm trọng ở người cao tuổi khi mắc bệnh:

Trước tiên, quá trình lão hóa làm suy giảm các chức năng sinh lý các hệ cơ quan trong cơ thể và suy giảm chức năng miễn dịch.

Thứ hai, xác suất mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 tăng lên theo độ tuổi. Người mắc bệnh lần 2 trong đời thường diễn biến nặng nề hơn lần đầu do phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

Thứ ba, người cao tuổi thường có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… dẫn tới tăng nguy cơ tiến triển bệnh nặng khi nhiễm virus dengue.

Người lớn tuổi có nên điều trị ở nhà nếu mắc sốt xuất huyết?

Không. Người lớn tuổi khi nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xét nghiệm xác định có mắc sốt xuất huyết không.

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, người lớn tuổi ( tử 60 tuổi trở lên) mắc sốt xuất huyết nên nhập viện, không nên tự điều trị tại nhà.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe cho mình hoặc người thân lớn tuổi sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Mua ngay

Tài liệu tham khảo

1. Lee CC, Hsu HC, Chang CM, et al. Atypical presentations of dengue disease in the elderly visiting the ED. Am J Emerg Med. 2013;31(5):783–787.

2. Rowe EK, Leo YS, Wong JGX, et al. Challenges in dengue fever in the elderly: atypical presentation and risk of severe dengue and hospita-acquired infection. PLoS Negl Trop Dis. 2014;8(4).

3. Liu, Ching Chuan, et al. “High case-fatality rate of adults with dengue hemorrhagic fever during an outbreak in non-endemic Taiwan: risk factors for dengue-infected elders.” American Journal of Infectious Diseases 4.1 (2008): 10-17.

4. Vicente CR, Cerutti Junior C, Froschl G, et al. Influence of demographics on clinical outcome of dengue: a cross-sectional study of 6703 confirmed cases in Vitória, Espírito Santo State, Brazil. Epidemiol Infect. 2016;1–8.

5. Lee I-K, Liu J-W, Yang KD. Clinical and laboratory characteristics and risk factors for fatality in elderly patients with dengue hemorrhagic fever. Am J Trop Med Hyg. 2008;79(2):149–153.

6. Thai KTD, Nishiura H, Hoang PL, et al. Age-specificity of clinical dengue during primary and secondary infections. PLoS Negl Trop Dis. 2011;5:6.

 

Đánh giá của bạn 5/5 - (2 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM