Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao nhiễm trùng đường tiết niệu

Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Ở bất kỳ độ tuổi nào, ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng phụ nữ tuổi mãn kinh dễ mắc bệnh này hơn. Điều này có thể do sự kết hợp giữa thay đổi nội tiết tố thời kỳ mãn kinh và đặc điểm cơ thể của phụ nữ.

1. Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh

Tiền mãn kinh hay giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu ở độ tuổi 45 đến 55. Giai đoạn này kéo dài vài năm và có thể tới chục năm ở một số phụ nữ.

Bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng giảm sản xuất estrogen và progesterone. Hai hormone này đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ.

Theo Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ, sự dao động nồng độ estrogen dẫn tới thay đổi niêm mạc âm đạo và vi khuẩn có hại có cơ hội sinh sôi. Hoạt động tình dục cũng có thể làm tăng khả năng mắc nhiễm trùng đường tiết niệu (hay nhiễm trùng tiểu).

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao nhiễm trùng đường tiết niệu

Cũng theo báo cáo của Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ, trong đó những phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu có tới 20-40% bị nhiễm trùng lần hai.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, nếu một người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hai lần trong vòng 6 tháng hoặc ba lần trong vòng 1 năm, thì người đó bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát.

Phụ nữ tiền mãn kinh tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Theo nghiên cứu, 19-36% phụ nữ tiền mãn kinh bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Tỷ lệ này sau mãn kinh còn cao hơn là 55%.

Sụt giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh dẫn đến những thay đổi của niêm mạc bàng quang. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong hệ vi sinh vật trong đường tiết niệu sinh dục. Thay đổi của hệ vi sinh vật làm giảm các cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên.

2. Biện pháp dự phòng

Một số biện pháp đơn giản có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu gồm: 

  • Bổ sung đủ nước
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Tránh thụt rửa âm đạo nếu không có chỉ định điều trị
  • Hạn chế sử dụng thuốc dạng xịt hoặc bột xung quanh vùng sinh dục

3. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Kháng sinh đường uống là lựa chọn đầu tiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ sau mãn kinh.

Bác sĩ thường yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm và có thể cấy nước tiểu để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng. Từ đó, quyết định loại kháng sinh phù hợp.

Tuy nhiên, vấn đề vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng đáng lo ngại. Vì vậy, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc cần uống đủ liều kháng sinh và đủ thời gian theo kê đơn của bác sĩ; kể cả khi đã hết triệu chứng.

Uống nhiều nước giúp nhanh hồi phục nhiễm trùng tiểu

Uống nhiều nước có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu và hồi phục nhanh hơn. Đi tiểu thường xuyên cũng giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi hệ tiết niệu.

4. Một số câu hỏi thường gặp về nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh

Mãn kinh có gây đi tiểu thường xuyên hơn mà không phải nhiễm trùng không?

Trong thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn. Theo một báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ, có tới 77% nữ giới tuổi mãn kinh thức giấc một hoặc nhiều lần mỗi đêm để đi tiểu.

Theo nhóm tác giả trên, sự sụt giảm nồng độ estrogen có thể ức chế hormone chống bài niệu. Hormone này có vai trò kiểm soát lượng nước cũng như nồng độ chất thải trong nước tiểu được bài tiết ra ngoài cơ thể.

Các triệu chứng hệ tiết niệu khác trong thời kỳ mãn kinh là gì?

Khi bạn lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi. Những thay đổi này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát (són tiểu) ở phụ nữ mãn kinh.

phụ nữ mãn kinh dễ mắc tiểu không kiểm soát

Có hai loại tiểu không kiểm soát chính gặp trong thời kỳ mãn kinh:

  • Tiểu không kiểm soát do áp lực (Stress incontinence): xảy ra khi ho, hắt hơi, chạy hay nâng vật nặng tạo một áp lực lên bàng quang. Tình trạng này không liên quan đến stress về tâm thần. Triệu chứng thường xuất hiện trong thời kỳ tiền mãn kinh nhưng thường không tiến triển trầm trọng hơn sau đó.
  • Tiểu không kiểm soát khẩn cấp (Urge Incontinence): Cảm giác muốn đi tiểu đột ngột và dữ dội, nước tiểu rỉ ra cùng lúc hoặc ngay sau đó. Nguyên nhân do bàng quang hoạt động quá mức hoặc không ổn định.

Một số bài tập tăng cường sức cơ sàn chậu (chẳng hạn bài tập Kegel) giúp cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát nếu cần thiết.

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Viện quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ khuyến cáo: nếu có triệu chứng buồn nôn/nôn, sốt, đau dữ dội vùng lưng kết hợp với triệu chứng rối loạn tiểu tiện thì nên tới cơ sở y tế để thăm khám.

Sự kết hợp của các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo  trường hợp thấy máu trong nước tiểu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Máu trong nước tiểu không chỉ là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, mà còn có thể là biểu hiện của bất thường đường tiết niệu khác.


Bốc hỏa

Bốc hỏa tuổi mãn kinh: nguyên nhân và cách kiểm soát

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Vào khoảng 40 tuổi, nồng độ hormone estrogen và progesterone suy giảm ở phụ nữ. Tiền mãn kinh hay quá trình chuyển tiếp mãn kinh bắt đầu. Trong giai đoạn này, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng rối loạn vận mạch như cơn bốc hỏa, ra mồ hôi đêm,…

1. Bốc hỏa tuổi mãn kinh là gì?

Rối loạn vận mạch là những triệu chứng xảy ra do rối loạn điều hòa sự co thắt hoặc giãn nở của các mạch máu.

Bước sang thời kỳ mãn kinh, sự dao động lớn nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến cơ chế kiểm soát huyết áp và thân nhiệt của cơ thể. Từ đó dẫn tới các triệu chứng rối loạn vận mạch như cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm,…

Bốc hỏa là triệu chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh hay gặp nhất

Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), có tới 75% phụ nữ Hoa Kỳ trải qua những cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh. Cơn bốc hỏa thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm và có thể kéo dài tới 10 năm ở một số phụ nữ.

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 45 đến 55. Trung bình là 51 tuổi. Dấu hiệu mãn kinh có thể xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn, được gọi là mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm có thể xảy ra tự nhiên, hoặc sau phẫu thuật, do điều trị thuốc hoặc có rối loạn bệnh lý khác.

2. Các triệu chứng bốc hỏa

Mãn kinh không phải là một rối loạn bệnh lý. Mà đó là một quá trình chuyển tiếp bình thường mà hầu hết phụ nữ sẽ trải qua.

Các hormone đóng một vai trò trong điều hòa hoạt động của hệ tim mạch. Do đó, dao động nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ tim mạch. Đồng thời, thay đổi nồng độ hormone cũng tác động đến hệ thần kinh có vai trò kiểm soát thân nhiệt.

Cơn bốc hỏa (nóng bừng) là triệu chứng chính của rối loạn vận mạch. Trong cơn bốc hỏa, cảm giác nóng đột ngột ở vùng ngực, cổ và mặt. Da tại các vị trí này có thể bừng đỏ.

Ngoài ra, phụ nữ tuổi mãn kinh có thể gặp các triệu chứng rối loạn vận mạch khác như: đổ mồ hôi, nhất là đổ mồ hôi ban đêm, cảm giác hồi hộp tim đập mạnh.

3. Nguyên nhân bốc hỏa tuổi mãn kinh

Cơ chế cụ thể có các triệu chứng trên chưa được nêu rõ. Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa có thể do thay đổi chức năng thần kinh gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Một số nhà khoa học cho rằng những cơn bốc hỏa bắt nguồn từ thay đổi ở phần não điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nồng độ estrogen giảm đột ngột ở phụ nữ tiền mãn kinh tác động đến vùng não trên. Tuy nhiên, vai trò chính xác của hormone trong cơ chế gây cơn bốc hỏa vẫn chưa rõ. 

Một số tác nhân có thể gây xuất hiện cơn bốc hỏa gồm: ăn đồ cay nóng, uống cà phê hoặc rượu, hút thuốc lá, một số bệnh lý như cường chức năng tuyến giáp,…

Tuy nhiên, cơn bốc hỏa cũng có xuất hiện mà không có rõ ràng bất kỳ kích thích nào.

4. Các yếu tố nguy cơ rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Không phải tất cả phụ nữ gặp phải triệu chứng rối loạn vận mạch thời kỳ tiền mãn kinh. Nhưng đa phần phụ nữ đều phải trải qua các triệu chứng này ở mức độ khác nhau.

Các yếu tố nguy cơ của rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là:

– Hút thuốc: những phụ nữ hút thuốc lá (thụ động hoặc chủ động) có tỷ lệ gặp triệu chứng bốc hỏa cao hơn, mức độ cũng trầm trọng hơn.

Hút thuốc là tăng mức độ trầm trọng cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh

– Béo phì: Phụ nữ thừa cân, béo phì có tỷ lệ gặp triệu chứng rối loạn vận mạch cao hơn và thời gian kéo dài hơn so với nhóm có cân nặng bình thường.

5. Biến chứng của rối loạn vận mạch

Cơn nóng bừng và đổ mồ hôi thường không có hại nhưng gây cảm giác khó chịu. Một số phụ nữ cảm thấy xấu hổ cơn bốc hỏa kèm theo da đỏ bừng vùng mặt, cổ.

Cơn bốc hỏa, kèm theo ra mồ hôi về ban đêm có thể làm cho tình trạng rối loạn giấc ngủ tuổi mãn kinh nặng nề hơn. Khi các triệu chứng rối loạn vận mạch kéo dài góp phần gây ra các rối loạn về sức khỏe tâm thần, trầm cảm,… ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động hàng ngày của phụ nữ tuổi ngũ tuần.

6. Điều trị rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Thay đổi lối sống: Một số thay đổi về lối sống có thể kiểm soát các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh như: Tránh các tác nhân kích thích, chẳng hạn như thức ăn cay nóng, rượu và caffein. Bỏ thuốc lá. Tập thể dục thường xuyên. Duy trì cân nặng phù hợp. Mặc quần áo rộng rãi phù hợp với hoạt động và thời tiết.

Liệu pháp hormone: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp hormone ở phụ nữ tiền mãn kinh. Trong trường hợp này, phụ nữ sẽ bổ sung estrogen. Liệu pháp này nhằm mục đích cân bằng lượng hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung estrogen tổng hợp thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung estrogen.


Viêm khớp: Phương pháp điều trị hiệu quả

Khái lược điều trị viêm khớp

Nguyên tắc chung: việc điều trị viêm khớp nhằm mục đích giảm đau cho khớp, hạn chế các tổn thương viêm gây ra phá hủy khớp, cải thiện dần chức năng của khớp và chất lượng cuộc sống nói chung. 

Việc sử dụng các chế phẩm nhằm hạn chế phản ứng viêm và giảm đau có tác dụng giúp cho người bệnh không sợ hãi tiếp tục vận động tránh hiện tượng dính khớp dẫn đến hạn chế vận động khớp vĩnh viễn thậm chí là cứng khớp. 

  • Sử dụng thuốc
  • Các liệu pháp điều trị không dùng thuốc
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng
  • Các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp
  • Phẫu thuật thay thế khớp tổn thương

Sử dụng thuốc

Các thuốc chống viêm giảm đau là những loại thuốc được ưu tiên lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh lý viêm khớp nói chung. Trong trường hợp các bệnh nhân bị chứng thoái hóa khớp, thứ tự ưu tiên của biện pháp điều trị sẽ lần lượt là các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống và vật lý trị liệu. 

  • Thuốc giảm đau thông thường: loại thuốc giảm đau này thường chỉ có tác dụng giảm đau không có tác dụng chống viêm phổ biến thường gặp trên thị trường là các chế phẩm acetaminophen, paracetamol, tramadol…có một quan niệm sai lầm cho rằng các loại thuốc này sử dụng rất an toàn, trên thực tế những trường hợp sử dụng thuốc này kéo dài có thể gây tổn thương gan tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Các thuốc giảm đau chống viêm không phải steroid (NSAID): đây là loại thuốc có cả tác dụng chống đau và tác dụng chống viêm tuy nhiên cũng cần thận trọng khi sử dụng các thuốc này vì nguy cơ gây tổn thương viêm loét đường tiêu hóa đặc biệt là dạ dày. 
  • Các thuốc chống thấp khớp tác dụng kéo dài (DMARD): đây là các thuốc được xem như có tác dụng ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp, là loại thuốc dùng đặc hiệu cho trường hợp viêm khớp do thấp khớp. 
  • Chế phẩm sinh học: chúng còn có tên gọi khác là các chất điều chỉnh các phản ứng sinh học, điều hòa các phản ứng miễn dịch của cơ thể, thường được sử dụng kèm với DMARD trong điều trị bệnh thấp khớp.
  • CORTICOID: về bản chất đây là các hóc môn thuộc tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng điều hòa phản ứng miễn dịch và chống viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh đây là nhóm thuốc có rất nhiều tác dụng phụ và cần rất thận trọng trong quá trình sử dụng kéo dài trên bệnh nhân thoái hóa khớp hoặc viêm khớp nói chung. 

 

Thay đổi lối sống 

Một lối sống lành mạnh cân bằng chế độ ăn kết hợp với các bài tập luyện theo đúng chương trình huấn luyện và phù hợp với từng đối tượng bệnh lý, không hút thuốc và không sử dụng quá đồ uống có cồn sẽ là chế độ sống hợp lý giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân bị viêm khớp nói chung. 

Chế độ ăn

Trước tiên phải nói rằng không có một chế độ ăn đặc biệt nào dành riêng cho việc điều trị bệnh viêm nói chung và viêm khớp nói riêng, để có thể đạt được mục tiêu giảm các phản ứng viêm. 

Chúng tôi gợi ý một số loại thực phẩm dưới đây, còn được biết đến rồi Tết gọi chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, (chúng tôi sẽ có một chuyên đề riêng về vấn đề này), có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cho hoạt động của khớp trở nên khỏe hơn: 

  • Các loại cá đặc biệt là cá biển
  • Các loại đậu và hạt
  • Trái cây và rau xanh
  • Dầu ô liu
  • Ngũ cốc thô, nguyên cám

Một số loại thực phẩm cần tránh

Chúng tôi cũng gợi ý một số loại thực phẩm mà người bị viêm khớp cần nên tránh. 

Đầu tiên phải kể đến một số loại rau phát triển mạnh trong ánh sáng yếu hoặc phát triển về ban đêm, dân gian thường nói “bị bệnh khớp thì tránh ăn cà”. Lấy ví dụ đầu tiên là quả cà chua, trong thành phần của nó có chứa một chất là solanine, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra chất này gây tăng cảm giác đau và tăng cường phản ứng viêm đặc biệt là phản ứng viêm mãn tính của các bệnh nhân viêm khớp nói chung. Cho nên nó là một loại rau nên tránh trong khẩu phần ăn của bệnh nhân viêm khớp. 

Quản lý bản thân

Lối sống kỷ luật là lối sống vô cùng quan trọng đối với con người trong xã hội hiện đại nói chung và đặc biệt đối với các bệnh nhân bị viêm khớp nói riêng. 

Cần đặt ra các mục đích rõ rệt trong việc thực hành lối sống này ở bệnh nhân viêm khớp, cụ thể là bốn nội dung chính sau: 

  • Duy trì các bài tập, hoạt động thể lực đúng cách
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm cân trong trường hợp thừa cân
  • Tránh các hoạt động thể lực có hại cho khớp
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe của khớp

Chúng tôi đề xuất 7 thói quen dưới đây có thể giúp bạn quản lý tốt tình trạng viêm khớp của chính mình kéo dài thời gian hạn chế vận động của khớp bị tổn thương trong các bệnh lý thoái hóa khớp:

  • Ghi lại nhật ký điều trị: ghi chép theo dõi sát các triệu chứng, mức độ đau, các thuốc đã và đang sử dụng, các tác dụng phụ gặp phải.
  • Quản lý tốt triệu chứng đau và tình trạng mệt mỏi kéo dài: hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, có chiến lược sử dụng thuốc hợp lý. Học cách để vượt qua và kiểm soát tình trạng mệt mỏi đối với các trường hợp viêm khớp kéo dài và mãn tính. 
  • Duy trì hoạt động thể lực: các bài tập thể lực đúng cách, duy trì đều đặn và thường xuyên chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát phản ứng viêm của khớp và nâng cao thể trạng nói chung.
  • Cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý: bên cạnh việc tập luyện thể lực nghỉ ngơi đúng cách và đầy đủ cũng giúp hạn chế phản ứng viêm và tiến triển của bệnh. 
  • Ăn uống một cách khoa học: tự lên kế hoạch và chế độ ăn uống một cách khoa học có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát phản ứng viêm của khớp một cách hiệu quả. Chúng tôi khuyên nên tránh các thực phẩm được chế biến sẵn đặc biệt là các chế phẩm thực phẩm có chứa các chất bảo quản, hạn chế các sản phẩm chế biến sẵn từ động vật. Nên ăn nhiều các loại rau quả có chứa hợp chất chống viêm một cách tự nhiên, nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. 
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ đầy đủ khoa học sẽ giúp kéo dài tuổi thọ nói chung và chất lượng cho khớp nói riêng. Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine sau 12 giờ trưa, và tránh thực hiện các bài tập thể lực nặng vào buổi tối để duy trì một giấc ngủ có chất lượng tốt. 
  • Chú ý hơn trong các hoạt động thể lực để tránh sang trấn cho các khớp: có ý thức hơn trong các hoạt động đòi hỏi lực tác động lên các khớp, sử dụng phân bổ lực làm sao cho đều tránh các hoạt động có hại trực tiếp lên khớp. 

Không ngồi cùng một tư thế quá lâu, tránh xa các tư thế ảnh hưởng kéo dài lên một khớp. 

 

Một số liệu pháp vật lý trị liệu

Các bệnh nhân bị viêm khớp có thể tham khảo các phác đồ điều trị được gọi là vật lý trị liệu giúp các bệnh nhân giảm đau và phục hồi tình trạng giới hạn vận động của khớp.

Có một số phương pháp phổ biến như sau: 

  • Liệu pháp sử dụng nước ấm: bệnh nhân thực hiện các bài tập chức năng cho khớp trong hồ bơi nước ấm, điều này vừa giúp giảm tình trạng viêm và bản thân nước giúp nâng đỡ Trọng lượng cơ thể làm cho khớp được nghỉ ngơi và phát huy đầy đủ hiệu quả của bài tập đặc biệt ít gây áp lực lên các cơ và các khớp chịu trọng lực. 
  • Các bài tập vật lý trị liệu: các bài tập được thiết kế đặc biệt phù hợp với từng cá nhân cũng như từng tổn thương khớp riêng biệt, đôi khi kết hợp với một liệu trình sử dụng các thuốc giảm đau nhẹ nhàng hoặc thực hiện chườm đá, chườm nóng và kết hợp với các động tác massage.
  • Quản lý công việc hàng ngày kết hợp với sử dụng các công cụ hỗ trợ cho khớp: tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế để có những lời khuyên hữu ích mang tính thực tiễn từ đó thiết kế các hoạt động công việc hàng ngày cho phù hợp lựa chọn các thiết bị hỗ trợ đặc biệt nhằm bảo vệ khớp tránh làm tổn thương cũng như giảm tình trạng mệt mỏi. 

 

Tôi bị viêm khớp tôi có nên thực hiện các hoạt động thể lực không?

Các nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn nhận thấy những người bị tổn thương khớp như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp thường thấy tình trạng đau tăng lên trong thời gian ngắn sau khi luyện tập thể dục hoặc thể thao lần đầu, nhưng với các hoạt động và các bài tập thể chất được thiết kế đặc biệt và việc tập luyện đều đặn, liên tục lại là một cách thức rất hiệu quả làm giảm các triệu chứng tiến triển nặng lên về dài hạn, đồng thời duy trì được chức năng vận động của khớp. [1] Những nghiên cứu gần đây đưa ra lời khuyên những trường hợp bị viêm khớp mãn tính nên thực hiện các hoạt động thể chất phù hợp với khớp của mình, và đưa ra các gợi ý về hoạt động thể chất bao gồm:

  • Đi dạo
  • Bơi lội
  • Đạp xe đạp

Các hoạt động này ngoài việc cải thiện tình trạng tổn thương kéo dài của khớp còn giúp cho người bệnh có một lối sống lành mạnh, tích cực, chủ động giao tiếp với mọi người.

 

Sử dụng các chế phẩm từ tự nhiên

Từ xa xưa dân gian đã biết sử dụng các chế phẩm từ tự nhiên với mục đích vừa để điều trị giảm đau khớp vừa có tác dụng chống viêm với khớp, và một điều hữu ích nữa là chúng cực kỳ an toàn khi phải sử dụng kéo dài trên những đối tượng bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính. Theo các số liệu nghiên cứu từ các tổ chức chống viêm khớp uy tín như của Mỹ và vương quốc Anh cho thấy, rất nhiều các nghiên cứu ủng hộ cho việc sử dụng chế phẩm từ cây vuốt quỷ (Devil’s claw), cây tầm xuân và trầm hương Châu phi (còn được biết đến với tên gọi là Boswellia hay Frankincense). Chúng có trong nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có tác dụng chống viêm giảm đau một cách an toàn. 

Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu, tuy chưa rõ ràng, cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng viêm khớp của nghệ, trà xanh, gừng, tinh chất tỏi đặc biệt là tỏi đen… rất nhiều trong số này là các sản phẩm được sử dụng làm gia vị và có thể tìm mua một cách dễ dàng.

Tuy nhiên với hàm lượng sử dụng để đạt mục đích điều trị viêm khớp, chúng ta cần phải sử dụng dạng tinh chế của các loại thảo dược này với số lượng rất lớn, do đó chúng tôi khuyến cáo các bạn nên sử dụng các thành phần đã được thương mại hóa có sẵn trên thị trường và được chứng minh chất lượng, tính hiệu quả, các sản phẩm có những giấy phép chứng minh chất lượng của các quốc gia có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe như giấy phép NPN của Bộ y tế Canada.

Bác sỹ online


Viêm khớp

Một số bệnh viêm khớp phổ biến

Viêm khớp dạng thấp.

Đây là một bệnh lý viêm khớp do yếu tố miễn dịch, có nghĩa là cơ thể mà ở đây chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận nhầm các thành phần của khớp là “vật thể lạ”, và bắt đầu tấn công. Về triệu chứng khi khớp bị viêm cũng giống tất cả các tình trạng bệnh lý viêm khớp khác; đó là có kèm theo sưng tại khớp viêm, đau và đôi khi có cả tình trạng nóng đỏ ở khớp bị tấn công. Dần dần cấu trúc mô của các khớp bị tấn công sẽ bị phá hủy thoái hóa dẫn đến kết quả là hạn chế chức năng vận động của khớp mất tác dụng của khớp. 

Một trong những thành phần cấu trúc quan trọng của khớp đó là phần mô sụn bọc ở đầu xương nằm hoàn toàn trong bao hoạt dịch của khớp. Nó có tác dụng linh hoạt trong việc hạn chế các sang chấn trong chuyển động của khớp, làm giảm ma sát và bảo vệ cho phần đầu xương, giữ cho chuyển động của khớp được trơn tru. 

Ở những khớp viêm dai dẳng trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp có thể dễ dàng tìm thấy các yếu tố gây viêm nằm trong bao hoạt dịch, lâu dần dẫn đến phá hủy cả phần xương và cấu trúc sụn của khớp. Kết quả của điều này làm biến dạng khớp, mất chức năng của khớp và làm cho người bệnh hạn chế vận động.

Trường hợp chẩn đoán được sớm tình trạng viêm khớp dạng thấp sẽ mang lại cơ hội rất tốt giúp người bệnh có thể có chiến lược quản lý hiệu quả để dần dần cải thiện các triệu chứng của mình nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoái hóa khớp

Khác với viêm khớp dạng thấp là bệnh lý do yếu tố tự miễn, thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa khá phổ biến, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi. Tổn thương chính của thoái hóa khớp nằm ở phần sụn của khớp, Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy những tổn thương ở lớp màng hoạt dịch và dây chằng quanh khớp, cũng như phần xương ngay phía dưới sụn. Cơ chế trực tiếp dẫn đến bệnh lý thoái hóa khớp là do tình trạng chịu tải quá mức của các khớp bị tì đè, ở đây thường là các khớp phải vận động nhiều trong cùng một tư thế như các khớp: khớp hông, đầu gối, cổ tay, cột sống, khớp bàn ngón cái, và khớp bàn ngón chân cái. 

Viêm khớp nhiễm trùng

Trong cộng đồng tỷ lệ của viêm khớp nhiễm trùng không phải là cao, chúng chỉ có tỉ lệ dao động trong phạm vi khoảng từ 1 đến 2%. Nhưng đối với các trường hợp bệnh nhân bị chứng viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ mắc kèm theo của viêm khớp nhiễm trùng lên tới trên 50%. 

Nguyên nhân của viêm khớp nhiễm trùng là do tình trạng khớp bị xâm lấn bởi các mầm bệnh, được gọi chung là các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể là vi khuẩn, virus, hoặc là nấm, cũng có thể là các đơn bào xâm lấn vào khớp và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vị trí thường gặp đối với viêm khớp nhiễm trùng là ở khớp đầu gối và khớp hông.

Mầm bệnh cũng có thể di chuyển theo dòng máu đến vị trí các khớp bị tổn thương, thường là các chấn thương cũ và cư trú tại đó gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm trùng.

Chúng tôi đưa ra khuyến cáo đối với các trường hợp sau đây có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm khớp nhiễm trùng: 

  • Xuất hiện trên nền một viêm khớp mãn tính cũ hoặc một chấn thương khớp mới.
  • Sau phẫu thuật thay khớp
  • Nhiễm khuẩn toàn thân trên cơ thể suy kiệt.
  • Các bệnh lý mãn tính làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể (đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp…)
  • Sử dụng các thuốc kéo dài làm giảm đáp ứng của hệ thống miễn dịch. 
  • Các thủ thuật can thiệp trên khớp gần đây ( nội soi khớp, tiêm chọc vào khớp,…).
  • Gặp ở người cao tuổi. 

Bệnh gút

Về mặt bản chất, bệnh gút là một bệnh lý do rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric của cơ thể, cách tinh thể muối urat ngấm vào các tổ chức mô của cơ thể đặc biệt là trong bao hoạt dịch của khớp. Sự lắng đọng các tinh thể muối này sẽ kích thích phản ứng gây viêm và tổn thương phá hủy của khớp đặc trưng của bệnh nhân gút. 

Các trường hợp bị gút cấp tính thường xuất hiện với những cơn đau rất dữ dội tại khớp kèm theo đó khớp có sưng nóng đỏ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: 

  • Những người bị thừa cân hoặc béo phì
  • Có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo.
  • Uống rượu.
  • Sử dụng một số loại thuốc dẫn đến ảnh hưởng quá trình thanh thản axit uric của thận. 
  • Ăn chế độ ăn có chứa nhiều nhân purin: ăn nhiều thịt động vật hoặc hải sản.
  • Những trường hợp chức năng thận bắt đầu kém.

Lupus ban đỏ hệ thống

SLE là tên viết tắt tiếng Anh của một bệnh lý tự miễn dịch, hay nói cách khác là bệnh lý của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có tên phiên dịch là lupus ban đỏ hệ thống. Đặc trưng của bệnh là một quá trình viêm nhiễm lan tỏa toàn bộ hệ thống mô liên kết của cơ thể, khi xuất hiện bệnh sẽ tiến triển thành từng đợt có yếu tố tăng nặng dần cho đến khi bệnh nhân tử vong. 

Bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mắc khác nhau ở từng quốc gia và chủng tộc, nhưng nói chung tỉ lệ mắc của nữ giới cao gấp từ 4 lần cho đến 10 lần so với nam giới. 

Vì đây là một bệnh lý mang tính hệ thống cho nên tiến triển của bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể; viêm khớp chỉ là biểu hiện khu trú tại khớp của bệnh lupus ban đỏ hệ thống.


Viêm khớp

Các loại viêm khớp phổ biến

Viêm khớp nói chung

VIÊM là một từ rất chung, dùng để chỉ một phản ứng hoàn toàn bình thường và rất hay gặp của cơ thể chống lại các tác nhân nói chung gọi là tác nhân gây viêm. CHÚNG ĐƯỢC MÔ TẢ TỪ RẤT LÂU TRONG CÁC SÁCH Y VĂN CỔ ĐẶC TRƯNG BỞI 3 TRIỆU CHỨNG ĐƯỢC MÔ TẢ LÀ SƯNG NÓNG ĐỎ VÀ GÂY ĐAU. Thực chất về mặt đại cương viêm là một phản ứng bình thường trong quá trình tự chữa lành của cơ thể. Phản ứng viêm là một phản ứng có tác dụng bảo vệ, khi cơ thể chống chọi lại các tác nhân từ bên ngoài như virus vi khuẩn hoặc các chấn thương gây ra các yếu tố gây viêm. Tuy nhiên đối với trường hợp viêm khớp phản ứng này lại hầu như không có lợi và thường diễn ra một cách âm thầm và không rõ ràng. 

Không giống như một phản ứng viêm bình thường, hậu quả của quá trình viêm khớp để lại được đặc trưng bởi quá trình phá hủy không hồi phục đối với cấu trúc của khớp. Do đó loại viêm này không phải là một điều có ích mà thay vào đó nó gây ra quá trình phá hủy và ảnh hưởng đến khớp gây đau lâu dần dần đến cứng khớp và thậm chí là dính khớp. Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là khớp mất dần chức năng làm hạn chế vận động và gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Hậu quả của viêm khớp ảnh hưởng đến bề mặt của khớp làm phá hủy bề mặt của khớp thậm chí cả phần xương bên dưới sụn. 

Điển hình của loại này ta thường gặp trong một số bệnh lý viêm khớp sau:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm cột sống dính khớp
  •  Viêm khớp liên quan đến viêm đại tràng hoặc bệnh vẩy nến (còn được gọi là viêm khớp vẩy nến).

Ngoài xa ta cũng phải hiểu rộng hơn thuật ngữ viêm khớp, nó không chỉ riêng tại bản thân phần mô xuống khớp mà phản ứng viêm có thể lan tỏa ra cả phần gân cơ dây chằng và cấu trúc mô mềm xung quanh khớp, thậm chí kể cả phần xương ở dưới sụn đầu khớp. 

Viêm khớp do nguyên nhân cơ học hoặc thoái hóa

Nhóm viêm khớp do nguyên nhân thoái hóa hoặc tác động lâu dài về mặt cơ học đề cập đến một nhóm các tình trạng ảnh hưởng có liên quan đến tổn thương trực tiếp tại phần sụn bao bọc đầu xương. Phần sụn ở đầu các xương của khớp đa phần là các loại sụn trong cùng với phần dịch khớp chúng có tác dụng bôi trơn và giúp cho hạn chế tác động mài mòn phấn đấu xương trong các hoạt động vận động của cơ thể. Cho nên loại viêm khớp này làm cho phần sụn trở nên bị tổn thương, chúng trở nên mỏng hơn thô ráp hơn, thậm chí bị xé rách hoặc bị mất hoàn toàn. 

Điều đáng buồn là cơ thể không chịu ngồi yên, cơ thể của bạn sẽ phản ứng lại để bù đắp cho sự mất mát của phần sụn đầu xương bằng cách tăng cường thay đổi cho phần xương dưới sụn để sửa chữa lại nhằm khôi phục sự ổn định của khớp. Nhưng thực tế điều này lại giúp hình thành các hệ thống xương mới, y học gọi là xuất hiện các gai xương. Khi xuất hiện các gai xương sẽ làm cho khớp trở nên sai lệch và đó chính là tiến triển của bệnh lý thoái hóa khớp. 

Loại viêm này thường gặp ở những trường hợp khớp bị chấn thương trước đó, hoặc do gãy xương gần khớp, hoặc do ảnh hưởng của khớp chịu tì đè lâu ngày, gặp trong các hoạt động thể lực kéo dài, hoặc ở những người làm nghề mang vác nặng. 

Đau phần cơ, xương, mô mềm quanh khớp

Loại đau này không phải là các tổn thương viêm đặc trưng của khớp, nguyên nhân gây đau thường là những vi chấn thương của phần mô mềm, dây chằng, cơ và xương ở quanh khớp; thường gặp ở khớp khuỷu tay, và cũng thường hay gặp đối với các trường hợp chơi thể thao môn tennis. Nó bắt nguồn do những chấn thương của cơ và phần mềm ở quanh khớp khuỷu bị tổn thương do phải chịu áp lực kéo dài.

Tuy nhiên cần chú ý trong trường hợp nếu triệu chứng đau ngày một lan rộng hơn và kết hợp kèm các triệu chứng khác gây khó chịu cho khớp phải nghĩ đến chứng đau cơ xơ hóa. 

Đau lưng

Đau lưng đôi khi chỉ là một thuật ngữ dân gian dùng để chỉ một tình trạng đau mỏi xuất hiện ở vùng lưng đặc biệt là vùng thắt lưng, nó có rất nhiều nguyên nhân. Đau lưng có thể là biểu hiện của việc tổn thương ở sâu bên trong cơ thể, có thể phát sinh từ đau cơ thắt lưng, đĩa đệm, cột sống thắt lưng hoặc do chèn ép các dây thần kinh, hoặc trực tiếp tổn thương hệ thống dây chằng xương, hoặc khớp đốt sống. 

Nó cũng có thể là một nguyên nhân trực tiếp của các đốt sống ở phần lưng, thường gặp ở người cao tuổi, trong căn bệnh thoái hóa cột sống.

Tuy nhiên, bệnh lý thường gặp trong số các trường hợp bị đau lưng là do tình trạng đĩa đệm cột sống bị trượt khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào tủy sống hoặc các dây thần kinh của tủy sống gây đau. Bệnh lý này còn được biết với tên gọi thoát vị đĩa đệm cột sống. 

Bệnh mô liên kết quanh khớp

Viêm khớp cũng có thể gặp trong các trường hợp tổn thương phần mô liên kết ở quanh khớp. Trước tiên phải nói rằng mô liên kết có mặt ở khắp các nơi trong cơ thể không nhất thiết chỉ gặp ở phần mô của khớp, chúng có trong thành phần gân dây chằng và chính thành phần sụn, hay xương của khớp cũng thuộc về loại mô liên kết. Nhóm viêm khớp trong trường hợp này thường đi kèm với các bệnh được gọi là bệnh lý hệ thống hay bệnh của mô liên kết, ví dụ như các bệnh: 

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì
  • Viêm da cơ

Viêm khớp nhiễm trùng

Khi bất cứ một vi sinh vật gây bệnh nào xâm nhập được vào khớp, như vi khuẩn, virus, hoặc thậm chí là nấm…chúng sẽ gây ra một loại viêm khớp khác gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp nhiễm trùng. 

Dưới đây chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm trùng phổ biến hay gặp:

  • Nguyên nhân do nhiễm salmonella và shigella, đây là hai loại vi khuẩn thường lây lan qua thực phẩm bẩn hay do ô nhiễm ăn vào qua đường tiêu hóa. 
  • Chlamydia và Vi khuẩn lậu, chúng thường đi kèm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Viêm gan virus đặc biệt là virus viêm gan C.

Điều may mắn trong thể loại viêm khớp này là nếu phát hiện kịp thời chúng ta có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng cho khớp. Tuy nhiên đôi khi cũng khá khó để chẩn đoán và trở thành trường hợp viên mãn tính , khi đó tổn thương khớp dẫn đến không hồi phục nếu tình trạng bị nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị thất bại.

Viêm khớp do bệnh lý chuyển hóa

Một trong những loại viêm khớp gây ra do bệnh lý chuyển hóa thường gặp gọi là bệnh gút. Nguyên nhân chính của căn bệnh viêm khớp này là do quá trình rối loạn chuyển hóa axit uric của cơ thể. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là con đường chuyển hóa axit uric trong cơ thể diễn ra như thế nào? Trong thành phần thức ăn, thực phẩm ăn vào hàng ngày có chứa một hợp chất người ta gọi là purin. Hợp chất này cơ thể cũng sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa. Khi phân hủy hợp chất purin sẽ sinh ra axit uric. 

Ở điều kiện bình thường, lượng axit uric sinh ra sẽ được đào thải hoàn toàn ra ngoài qua thận, cụ thể là qua đường nước tiểu. Ở một số người nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể do sản xuất ra quá mức hoặc do chế độ ăn vào quá nhiều hợp chất purin. Điều đó dẫn đến cơ thể không kịp đào thải toàn bộ lượng axit uric trong máu. Kết quả là nó sẽ bị tích tụ ở một số thành phần trong khớp, trong dịch khớp, và là tác nhân kích thích gây ra các phản ứng viêm khớp đặc hiệu của bệnh được gọi là viêm khớp do nguyên nhân chuyển hóa. Triệu chứng của chúng thường là gây ra đau đột ngột dữ dội người ta thường gọi là một cơn gút cấp. 

Bệnh có thể tiến triển thành từng đợt hoặc trở thành mãn tính nếu ta không giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, ở đây là quá trình rối loạn dẫn đến ứ trệ axit uric.

Bacsionline – HealthGMP


Những thủ phạm gây viêm khớp

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm diễn tại khớp hoặc các tổ chức, dây chằng, phần mềm liên quan xung quanh khu vực của khớp. Thuật ngữ này còn dùng để mô tả cho khoảng gần 200 các tổn thương viêm có ảnh hưởng đến khu vực khớp, và phần mô liên kết ở quanh khớp.

Các bệnh lý ở khớp khác gặp có biểu hiện tình trạng viêm của khớp đó là: bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng cơ quanh khớp… Tùy từng loại nguyên nhân gây viêm khớp, xe có các hình thức và khả năng phát triển nhanh hay chậm ở khớp bị viêm. Đối với viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân chính là do tình trạng tổn thương viêm do bất thường về các phức bộ miễn dịch có liên quan đến yếu tố di truyền, vì vậy chúng thường kèm theo các tổn thương mang tính hệ thống nhiều cơ quan và nhiều vị trí trong cơ thể. 

Các nguyên nhân chính gây viêm khớp

  • Chấn thương khớp cũ dẫn đến các tổn thương viêm khớp thoái hóa sau này
  • Các bệnh lý viêm khớp do thoái hóa, bệnh gút và bệnh giả gút
  • Nguyên nhân do di truyền, thường gặp nhóm thoái hóa khớp có yếu tố gia đình
  • Viêm khớp do nhiễm khuẩn khớp
  • Nguyên nhân do rối loạn hệ thống miễn dịch, đứng đầu nhóm nguyên nhân này là bệnh thấp khớp và bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Đa phần các loại viêm khớp là sự kết hợp giữa các yếu tố này, Tuy nhiên có một tỷ lệ không nhỏ là không rõ nguyên nhân và hầu như không thể xác định được các nhóm nguy cơ có trước đó.

Một số trường hợp người bệnh, có sẵn các yếu tố đột biến về gen, sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm khớp rất cao so với người không mang gen bệnh. Các yếu tố kết hợp có thể làm khởi phát sớm hơn hoặc làm tăng nặng các biểu hiện của tình trạng viêm khớp.

Chế độ dinh dưỡng

Một điều đáng đề cập đến đó là việc chế độ ăn hàng ngày có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm khớp nói chung, mặc dù cho đến nay các bằng chứng khoa học cho thấy một số loại thực phẩm gây ra các nguy cơ đối với nhóm bệnh nhân viêm khớp.

Cụ thể, một số loại thực phẩm gây tăng phản ứng viêm đặc biệt là các thức ăn được chế biến có nguồn gốc đạm động vật và một số chế độ ăn chứa nhiều đường tinh luyện có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của viêm khớp điều này cũng gặp phải tương tự với một số loại thực phẩm chúng ta ăn vào làm kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch cũng gây ra trầm trọng hơn tình trạng viêm khớp.

Một ví dụ cụ thể hơn đó là bệnh gút, đây là một loại viêm khớp đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến chỗ độ ăn chứa nhiều nhân purin, một loại sản phẩm thoái giáng của axit Nhân có trong các loại đạn có nguồn gốc động vật như từ thịt cá được chế biến sẵn. Điều này thấy rất rõ nếu chế độ ăn có thực phẩm giàu purin từ động vật chẳng hạn như trong các loại hải sản, rượu vang đỏ, thịt động vật các loại, có thể làm tăng nguy cơ và làm bùng phát bệnh gút. Nhưng ở các loại thực phẩm đặc biệt là các loại đậu cũng có chứa hàm lượng purin cao dường như lại không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gút. 


Phụ nữ đau ngực tiền mãn kinh có đáng ngại

Đau vú ở tuổi mãn kinh, có đáng ngại?

Căng đau vú là hiện tượng bình thường mà nhiều phụ nữ gặp phải trước kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ cảm giác đau tức vú khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Vậy dấu hiệu đau vú thời kỳ mãn kinh có thể do những nguyên nhân nào?

1. Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến vú như thế nào?

Một số ảnh hưởng trực tiếp lên vùng ngực của phụ nữ thời kỳ mãn kinh bao gồm:

Cảm giác đau tức ở vú

Sự dao động hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng vú căng đau và nhạy cảm trước khi đến kỳ kinh. Nồng độ hormone tăng và giảm theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Mãn kinh được xác định sau 12 tháng kể từ chu kỳ kinh cuối cùng. Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, còn được gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh.  

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, không đều và thưa dần. Nồng độ estrogen và progesterone cũng dao động bất thường. Đó là nguyên nhân gây đau vú không đoán trước ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Phụ nữ đau ngực tiền mãn kinh có đáng ngại

Phụ nữ đau ngực tiền mãn kinh có đáng ngại

Đặc điểm đau vú khi mãn kinh có thể khác với cảm giác căng tức vú trước kỳ kinh bình thường. Thay vì đau tức âm ỉ, phụ nữ mãn kinh có thể cảm thấy nóng rát, đau kiểu mạch đập ở vòng 1. 

Căng đau vú sẽ hết khi giai đoạn tiền mãn kinh kết thúc và người phụ nữ bước vào mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ kéo dài triệu chứng đau vú.

Đau vú sau mãn kinh ít phổ biến hơn và không nên mặc định cho rằng đó là do thay đổi hormone.

Thay đổi về kích thước và hình dạng vú

Bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Hệ thống tiết sữa bắt đầu ngừng hoạt động, các mô tuyến vú sẽ co lại. Đây là nguyên nhân khiến ngực chảy xệ. Kích thước vòng 1 có thể thay đổi.

Khối u vú

Xuất hiện khối u vú thời kỳ mãn kinh có thể do ảnh hưởng của một số yếu tố như quá trình lão hóa bình thường hoặc thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác khối u vú là gì.

Khối ở vú có thể là u nang tuyến vú. Nó là sự xuất hiện của một hay nhiều túi dạng nang bên trong chứa dịch. U nang tuyến vú tương đối lành tính và khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các nang tuyến vú có thể biến mất sau khi mãn kinh; nhưng chúng có thể tồn tại, đặc biệt nếu sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau tức và xuất hiện nhiều u cục ở ngực. Đây cũng là các khối u lành tính, không làm tăng nguy cơ ung thư vú hay u nang tuyến vú.

2. Các biện pháp giúp giảm đau tức vú tại nhà

Đau vú và khó chịu có thể mất đi khi bước vào mãn kinh, thời điểm estrogen giảm xuống rất thấp. Tuy nhiên, phụ nữ có thể gặp cảm giác khó chịu đặc biệt ở thời kỳ tiền mãn kinh.

Một số biện pháp giúp cải thiện triệu chứng đau tức vú bao gồm:

– Có thể sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn ibuprofen.

– Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước.

– Tránh uống cà phê.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo từ mỡ động vật.

Ngoài ra, có thể kết hợp với một số biện pháp khác như: sử dụng áo ngực có kích thước phù hợp, tập thể dục thường xuyên. Chườm ấm giúp giảm căng tức ngực. Không hút thuốc lá. Tắm nước ấm.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Đau vú có thể gây cảm giác khó chịu cho phụ nữ tiền mãn kinh, nhưng thường không là lý do gây nhiều lo lắng.

Một vài phụ nữ có thể lo lắng về nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu các nang vú cũng phát triển cùng thời điểm này. Hầu hết các thay đổi ở vú thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là bình thường.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây kèm theo đau vú thì nên đi khám bác sĩ:

– Thay đổi có thể nhận thấy về kích thước và hình dạng vú, đặc biệt nếu xảy ra ở một bên.

– Thay đổi ở da vú và núm vú.

– Tiết dịch núm vú bất thường

– Khối sưng hay bướu ở vùng nách hoặc xung quanh xương đòn 

– Khối u hoặc khối cứng bất thường vùng vú

– Đau vú kéo dài

Phụ nữ từ 40 tuổi nên khám bác sĩ để tầm soát ung thư vú

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên thăm khám bác sĩ để được tầm soát ung thư vú. 

Các trường hợp có nguy cơ ung thư vú trung bình nên thực hiện các khảo sát thường quy theo khuyến cáo như sau:

– Thực hiện 1 năm/lần với đối tượng từ 40-49 tuổi

– Thực hiện 2 năm/lần với đối tượng 50-74 tuổi

Những phụ nữ có nguy cơ ung thư cao hơn trung bình có thể cần tầm soát thường xuyên hơn. Nguy cơ cao hơn bao gồm:

– Tiền sử mắc ung thư vú hoặc có tổn thương nguy cơ cao ở vú

– Có yếu tố gen cụ thể là BRCA1 và BRCA2

– Có tiền căn chụp X-quang ngực nhiều khi còn nhỏ

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ còn đưa ra nhiều khuyến cáo khác. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý rằng mỗi phụ nữ có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần trao đổi thông tin trực tiếp với bác sĩ để lựa chọn chiến lược tầm soát phù hợp.

Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, Quý khách hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online


gym

Thực phẩm tăng cơ có thể gây hại cho gan

Xây dựng cơ bắp bằng việc bổ sung các loại bột và viên uống hứa hẹn giúp bạn có khối cơ một cách tự nhiên. Nhưng một nghiên cứu mới cho biết những lợi ích đạt được có thể trả giá bằng việc suy giảm chức năng gan.

Những người tham gia nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung thể hình đã gặp phải các vấn đề về gan, gặp một số triệu chứng như: vàng da, vàng mắt và đau dạ dày. Gần 75% nam giới đã phải nhập viện vì các triệu chứng trên.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alimentary Pharmacology and Therapeutics, bao gồm 44 người đàn ông tham gia vào nghiên cứu tổn thương gan do thực phẩm chức năng xây dựng cơ bắp, một chương trình xác định các tổn thương gan liên quan đến thực phẩm chức năng tăng cơ. Tổn thương gan được phát hiện thông qua xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra men gan.

Tất cả những người tham gia nghiên cứu thừa nhận đã sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cơ với hy vọng cải thiện cơ bắp. Các cuộc kiểm tra cho thấy nhiều sản phẩm có chứa steroid đồng hóa không được ghi trên nhãn. Steroid đồng hóa là một chất hóa học tổng hợp tự nhiên, giúp tăng khối lượng cơ bắp và phân chia các tế bào, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của mô cơ tương tự chức năng của hormon testosterone nhưng chúng lại có tác dụng phụ như: gây tổn thương gan, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục và có thể gây vô sinh.

2. Một số nghiên cứu tác động của chất bổ sung với gan

Những người tham gia nghiên cứu đều có các triệu chứng như: vàng da, mẩn ngứa, đau bụng và buồn nôn. Nghiên cứu cho thấy nhiều sản phẩm được dán nhãn không chính xác. Như trong thực phẩm chức năng Factor D, một chất bổ sung được bệnh nhân sử dụng, không liệt kê bất kỳ nội tiết tố androgen đồng hóa nào. Nhưng khi kiểm nghiệm dược chất phát hiện trong đó có chứa một loại steroid không xác định và ba loại steroid đồng hóa khác: Tetrahydrocorticosterone, Stanozolol và Methyldrostanolone.

Nguy hiểm nhất là chất Stanozol được phân loại là một chất bị kiểm soát ở Hoa Kỳ và nằm trong danh sách bị cấm của Cơ quan Chống doping Thế giới.

Trong y khoa việc dùng hormone đồng hóa để chỉ định cho bệnh nhân giảm testosterone cấp trong suy giảm tuyến sinh dục nam. Tuyệt đối không được sử dụng cho những nam giới khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được một số người chuyển sang dùng steroid đồng hóa mà không cần sự giám sát y tế để xây dựng cơ bắp.

Tác giả chính của nghiên cứu Tiến sĩ Andrew Stolz, tại Đại học Nam California, Los Angeles đưa ra khuyến cáo nam giới nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi mua bất kỳ thực phẩm chức năng xây dựng cơ.

Hiện nay có các thực phẩm bổ sung xây dựng cơ bắp lành mạnh có thể được sử dụng cùng với chế độ ăn tăng cơ giảm mỡ, bao gồm:

  • Whey protein: Được sử dụng một cách dễ dàng và thuận tiện để tăng lượng protein của bạn.
  • Creatine: Cung cấp cho cơ bắp năng lượng cần thiết để thực hiện các hoạt động luyện tập. Mặc dù có nhiều nhãn hiệu creatine, nhưng hãy tìm creatine monohydrate vì nó là hiệu quả nhất.

Dễ nhầm lẫn triệu chứng suy giáp và mãn kinh

Phân biệt triệu chứng suy giáp và mãn kinh

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Bệnh suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp. Một số triệu chứng bệnh suy giáp giống với và có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu mãn kinh ở phụ nữ.

1. Nội tiết tố estrogen và tuyến giáp

Tuyến giáp có hình con bướm, nằm ở phía trước cổ họng. Đây là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất trong cơ thể. Các hormone do tuyến giáp tác động đến hầu hết các mô và cơ quan trong cơ thể.

Tuyến giáp

Các rối loạn bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi dậy thì và mãn kinh. 

Bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Điều này gây ra nhiều triệu chứng phụ nữ gặp phải thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Thyroid Research, estrogen tác động trực tiếp đến tăng trưởng và chức năng tuyến giáp thông qua các thụ cảm thể. Có 2 loại thụ cảm thể estrogen trên tế bào tuyến giáp là thụ cảm thể estrogen alpha và beta. 

Thiếu hụt estrogen ở phụ nữ mãn kinh ảnh hưởng đến rối loạn chức năng tuyến giáp.

Ngược lại, suy giáp có thể làm tăng hoặc hoặc làm nặng thêm các triệu chứng mãn kinh. Suy giáp cũng làm tăng nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh lý tim mạch ở phụ nữ mãn kinh.

2. Phân biệt triệu chứng suy giáp và mãn kinh

Suy giáp và mãn kinh có nhiều triệu chứng chồng chéo có thể gây nhầm lẫn. Nếu mắc suy giáp thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chồng chéo.

Dễ nhầm lẫn triệu chứng suy giáp và mãn kinh

Các triệu chứng mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi 45-55, trung bình là 51 tuổi. Trong khi đó, suy giáp có thể gặp bất cứ tuổi nào.

Các triệu chứng dưới đây thường gặp ở thời kỳ mãn kinh và suy giáp:

Mãn kinh Suy giáp
   – Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm

   – Bất thường tiểu tiện như đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu  nhiều vào ban đêm

   – Khó ngủ, mất ngủ

   – Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục

   – Thay đổi tâm trạng

   – Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, thưa dần

   – Gặp vấn đề về tập trung, chú ý

   – Tăng nhạy cảm với lạnh

   – Da khô, nứt nẻ

   – Táo bón

   – Cảm giác mệt mỏi hoặc mệt mỏi kéo dài

   – Nhịp tim chậm

   – Giảm khả năng ghi nhớ

   – Trầm cảm, buồn bã

3. Phân biệt triệu chứng cường giáp và mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh cũng có thể gặp các biểu hiện của tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp). Tuy nhiên, cường giáp ít phổ biến hơn suy giáp ở phụ nữ tuổi trung niên.

Khi mắc cường giáp, một số triệu chứng có thể nhầm lẫn với mãn kinh như: 

– Cảm giác sợ nóng, da nóng, toát mồ hôi.

– Cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, lo lắng.

– Stress, căng thẳng, khó tập trung.

– Phì đại tuyến giáp: có dấu hiệu bướu cổ hoặc lồi mắt.

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần thăm khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc các triệu chứng mãn kinh. Hãy chuẩn bị và trao đổi các thông tin với bác sĩ như:

– Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt: bất thường về thời gian giữa các kỳ kinh, lượng máu mất trong những ngày hành kinh.

– Các triệu chứng, đặc biệt là cơn bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, cảm giác sợ nóng hoặc sợ lạnh.

– Mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng; các triệu chứng có trở nên trầm trọng hơn hay không

– Tiền sử gia đình: có người thân mắc rối loạn nội tiết, đặc biệt là rối loạn về tuyến giáp.

Sau khi hỏi về các triệu chứng và tiền sử gia đình, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm xác định xem một người phụ nữ đang trải qua các dấu hiệu mãn kinh hay mắc suy giáp.

Cả thời kỳ mãn kinh và suy giáp đều có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm máu đơn giản sau đây:

Hormone kích thích nang trứng (FSH)

FSH có vai trò kích thích sự phát triển của các nang trứng, tạo trứng trưởng thành để sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Khi phụ nữ có tuổi, cơ thể cần nhiều FSH hơn để thực hiện chức năng này. 

Nồng độ FSH tăng liên tục, thường trên 30 mIU/mL, thì có thể chẩn đoán là thời kỳ mãn kinh.

Xét nghiệm FSH chẩn đoán mãn kinh

Hormone tạo hoàng thể (LH)

Hormone LH đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh chức năng của buồng trứng ở nữ giới. Nồng độ LH cũng tăng liên tục sau khi mãn kinh.

Bình thường vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ LH tăng giúp kích thích rụng trứng.  Vì vậy, xét nghiệm chỉ có kết quả LH tăng cao sẽ không chẩn đoán được  chắc chắn đó có phải  thời kỳ mãn kinh hay không.

Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)

Xét nghiệm nồng độ TSH thường được bác sĩ chỉ định đầu tiên để đánh giá hoạt động của tuyến giáp như thế nào.

Khi tuyến giáp giảm hoạt động chức năng, cơ thể sẽ tăng sản xuất TSH kích thích tuyến giáp tăng hoạt động. Mức TSH cao có thể chỉ ra tình trạng suy giáp.

T3 và T4

Đây là hai hormone chính do tuyến giáp sản xuất. Nồng độ hai hormone này không thay đổi đáng kể trong trường hợp suy giáp, nhưng các bác sĩ tiến hành xét nghiệm này để loại trừ các bệnh lý  tuyến giáp khác.

Xét nghiệm tự kháng thể tuyến giáp (Thyroid antibody testing)

Tuyến giáp chứa các protein tế bào, và đôi khi cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các protein này. Nếu điều này xảy ra, có thể gây ra cả tình trạng cường giáp và suy giáp.

Trường hợp kháng thể này xuất hiện ở người có suy chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ chẩn đoán người đó mắc viêm tuyến giáp Hashimoto.

Phụ nữ độ tuổi trung niên nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để kịp thời phát hiện các bất thường về chức năng tuyến giáp. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lý tuyến giáp hoặc có các dấu hiệu mãn kinh cũng nên đi khám sức khỏe để được xác định nguyên nhân chính xác.


Ăn mặn hại gan như thế nào ?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch một chế độ ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hiện nay, các nghiên cứu mới cho thấy nếu ăn nhiều muối có thể dẫn đến tổn thương gan ở người lớn, đặc biệt ở phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hoa Kỳ, hầu hết người dân tiêu thụ nhiều muối vượt quá khuyến cáo. Lượng muối dư thừa có thể liên quan đến tăng huyết áp, nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Theo thống kê ở Mỹ lượng muối trung bình hàng ngày đối với người từ 2 tuổi trở lên là hơn 3.400 mg (3,4 gram) – cao hơn gấp đôi so với giới hạn 1.500 mg được khuyến cáo.

Lượng muối mà mọi người tiêu thụ không chỉ đến từ muối bỏ vào thức ăn trong quá trình chế biến mà đến từ các thực phẩm chế biến sẵn (đồ ăn nhanh). Vì vậy khuyến nghị mọi người cần phải xem xét kĩ lưỡng các nhãn thông tin thành phần để chọn các sản phẩm chứa ít muối hơn.

Ảnh hưởng của muối đến chức năng gan

Ăn quá mặn dẫn đến biến đổi tế bào gan liên quan đến xơ gan. Xơ hóa gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không hồi phục sau đó được thay thế bằng các tổ chức xơ và dẫn đến làm mất chức năng gan.

Các nghiên cứu gần đây đã xem xét đến những biến đổi ở cấp độ tế bào. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên chuột trưởng thành ăn theo chế độ lượng muối tăng dần. Ngoài ra họ còn thí nghiệm nuôi phôi gà trong môi trường nước mặn. Kết quả cho thấy quá nhiều muối dẫn đến một số thay đổi hình dạng tế bào trong gan. Tế bào gan trở nên dị dạng – không còn hình dạng ban đầu, tỷ lệ tế bào chết cao hơn. Tỷ lệ phân chia tế bào trong phát triển phôi thấp hơn. Do đó tạo điều kiện phát triển xơ gan.

Các nhà khoa học giải thích hiện tượng trên ở những người ăn mặn xuất hiện stress oxy hóa. Đó là sự mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Sự mất cân bằng này làm tăng các tế bào gây viêm và thúc đẩy quá trình chết của tế bào gan dẫn đến xơ hóa tiến triển.

Làm thế nào giảm tổn thương cho gan?

Việc quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn giảm muối. Tạo thói quen ước lượng lượng muối tiêu thụ trong ngày. Kể cả việc xem xét nhãn thông tin các thực phẩm chế biên sẵn.

Ngoài ra để chống lại quá trình stress oxy hóa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện vitamin C – một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Do đó bổ sung hoa quả giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi… sẽ giúp bảo vệ chức năng gan của cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp về các phương pháp bảo vệ gan. Hãy liên hệ với đội ngũ Bacsi-online