ngua-tiem-vaccine

Mẩn ngứa sau tiêm vaccine COVID-19

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phát hiện một số đối tượng sau tiêm vaccine Covid-19 xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa thậm chí có cảm giác đau rát tại vị trí tiêm vaccine.  Các chuyên gia cho biết những phản ứng này tương đối nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Phản ứng này có thể bắt đầu từ vài ngày đến hơn một tuần sau liều đầu tiên, thường xuất hiện ở vùng cánh tay tiêm vaccine được gọi là “cánh tay COVID”.  Những nốt này, đôi khi xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể.

Nghiên cứu mới được xuất bản gần đây trên tạp chí JAMA Dermatology xem xét mức độ phổ biến của những phản ứng này và tần suất chúng tái phát sau khi bạn dùng liều thứ hai.

ngua-tiem-vaccine

ngua-tiem-vaccine

Nghiên cứu tập trung vào phản ứng của da đối với vaccine mRNA (Pfizer, Moderna)

Đối với nghiên cứu, Một nhóm các bác sĩ miễn dịch dị ứng học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) đã nghiên cứu 49.197 nhân viên của Mass General Brigham được tiêm vắc-xin COVID-19 mRNA. Hơn 40.000 người trong số họ đã hoàn thành khảo sát về triệu chứng sau liều vaccine đầu tiên. Với triệu chứng phản ứng da xuất hiện 776 người tham gia khảo sát sau liều đầu tiên.

Các phản ứng da phổ biến nhất là phát ban và ngứa ngoài chỗ tiêm, độ tuổi trung bình của những người báo cáo phản ứng là 41. Trong số 609 cá nhân có phản ứng da với liều đầu tiên và sau đó nhận được liều thứ hai, 508, hay 83%, báo cáo không có phản ứng da tái phát. Như vậy phần lớn những người nổi mẩn ngứa, mề đay lần 1 thì sẽ tái phát ở lần tiêm thứ 2.

Theo Tiến sĩ Michele S. Green, bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Lenox Hill ở New York, các phản ứng này khá phổ biến nhưng lại không đáng lo ngại. Tiến sĩ Green giải thích nguyên nhân kích ứng hoặc sưng tại chỗ tiêm là một loại phản ứng quá mẫn cảm ở da liên quan đến hệ thống miễn dịch. Có thể liên quan đến phản ứng của tế bào miễn dịch với một thành phần của vaccine.

Ngoài ra một số người có thể gặp các phản ứng trên các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:

+ Nổi mề đay, ngứa, nổi lên trên da.

+ Ngứa, cảm giác khó chịu .

+ Phát ban giống sởi.

Để giảm bớt sự khó chịu này có thể áp dụng một số cách như sau:

+ Chườm lạnh trên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay.

+ Sử dụng thuốc kháng histamin

+ Sử dụng thảo dược có chứa Silymarin – một chất giúp điều hòa miễn dịch cải thiện một số triệu chứng của mề đay, mẩn đỏ và ngứa.

Nguồn: https://www.healthline.com/health-news/some-people-get-a-rash-after-a-covid-19-vaccine-heres-why-its-not-a-big-deal/


5-cach-hieu-qua

5 cách điều trị mề đay hiệu quả

Nổi mề đay là một dạng dị ứng phổ biến khi tiếp xúc với các chất kích thích và hóa chất độc hại. Người có chức năng gan kém và sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá cũng thường gặp tình trạng này. Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng nổi mề đay gây cảm giác ngứa và khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là 5 phương pháp chữa nhẹ nổi mề đay hiệu quả tại nhà mà ai cũng có thể áp dụng.

1.Cách ly với các yếu tố gây nổi mề đay

Tránh tiếp xúc ngay lập tức với các chất gây dị ứng như bụi, hóa chất, thực phẩm như hải sản, nhộng tằm và côn trùng đốt. Đối với nổi mề đay do nhiệt độ quá lạnh, cần hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ này. Triệu chứng sẽ giảm sau khi ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng, và nếu triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng môi, sưng họng, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

2. Chườm khăn lạnh lên vùng da

Áp dụng khăn lạnh lên các vùng da bị ảnh hưởng để làm mát và giảm sưng. Nhúng khăn ướt vào nước lạnh và đắp lên vùng da trong khoảng 15 phút. Làm lại vài lần trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi. Nếu nốt mẩn ngứa lan rộng, có thể tắm bằng nước lạnh.

3. Sử dụng gừng và mật ong

Nấu 3-5 lát gừng tươi với 100-200 ml nước, sau đó thêm 1 thìa cà phê mật ong. Hỗn hợp này có thể giúp giảm triệu chứng mề đay. Gừng theo y học cổ truyền có tác dụng làm mát, giảm viêm và đau. Nên được dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, răng miệng và bệnh ngoài da, trong đó mẩn ngứa.

4. Thuốc kháng histamin 

Đối với nổi mề đay trung bình, khi có nhiều vùng bị nổi mề đay và ngứa, có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Có một số loại thuốc kháng histamin không cần đơn có thể được sử dụng để giảm mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc như cetirizine, loratadine, fexofenadine có tác dụng chống ngứa và mề đay lâu dài mà không gây buồn ngủ. Thuốc bôi ngoài da calamine cũng có thể được sử dụng để làm mát da và giảm ngứa do mề đay.

5. Sử dụng thảo dược

Trong một số trường hợp nổi mề đay do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và hóa chất độc hại, việc sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ cây kế sữa (chứa thành phần chính là Silymarin) có thể có lợi. Silymarin có tác dụng bảo vệ gan khỏi chất độc hại, giảm viêm và tăng sức đề kháng của gan. Nó cũng giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến rượu như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, Silymarin còn giúp giảm viêm và các triệu chứng như đau, sưng và đỏ. Điều này có thể giúp điều trị nổi mề đay, mẩn đỏ và ngứa.

Những phương pháp trên có thể áp dụng tại nhà để chữa trị nổi mề đay nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và hạn chế sử dụng bia, rượu và thuốc lá cũng rất quan trọng để ngăn ngừa mẩn ngứa.

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere


mẩn ngứa nóng gan

Mẩn ngứa, mụn nhọt do “nóng gan”

Nóng gan là bản chất là tình trạng sự suy giảm chức năng gan. Nguyên nhân do chức năng gan kém, không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố trong gan, gây độc cho gan, làm nóng gan và kèm theo các biểu hiện nổi mụn, nổi mẩn ngứa, mề đay.

1.Nguyên nhân nóng gan được chia thành hai loại là bên trong và bên ngoài:

– Bên ngoài:

+ Sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… ngoài làm cho chức năng gan suy giảm có thể gây tăng men gan, viêm gan.

+ Ăn uống không khoa học: Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, ngoài ra các chất cay nóng, đồ ngọt cũng làm gan tăng chuyển hoá, sinh nhiệt trong cơ thể.

+ Làm việc trong môi trường hoá chất, ô nhiễm.

– Bên trong:

+ Do các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị rồi loạn, ảnh hưởng qua lại làm cho các chất độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hoá không được đào thải, tích tụ lại. Chính các độc tố đó tác động bất lợi gây lên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.

2.Triệu chứng nóng gan

+ Nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa vị trí đa dạng nhưng thường ở mặt, tay, ngực hoặc lưng. Ngứa râm ran, lan rộng một vùng của cơ thể. Kèm theo nổi các mảng hồng (đỏ) lan rộng. Nốt mề đay nổi lên thường khá dày, sờ thấy chắc.

+ Khát nước, cảm giác khó chịu, nóng bức.

+ Đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm như nước chè đặc.

+ Rối loạn tiêu hoá, táo bón.

+ Sốt nhẹ, nhức đầu.

  1. Một số cách điều trị nóng gan

– Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

+ Uống đủ nước giúp cho cơ thể thanh lọc, thải các chất độc qua nước tiểu

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán.

+ Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá và một số hoá chất độc hại.

+ Tập thể dục đều đặn tối thiểu 20phút/buổi và ít nhất 3 buổi/tuần.

+ Sử dụng các chế phẩm thiên nhiên như Cây kế sữa, Atiso, bồ công anh, diệp hạ châu giúp giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan, trung hòa các gốc tự do và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Từ đó giảm mạnh các triệu chứng nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa.

 

HETIK – chế phẩm từ thiên nhiên giúp bảo vệ  – “Hạ hoả” gan

Cây kế sữa (Silymarin): hoạt chất silymarin trong cây kế sữa có thể bảo vệ gan và phục hồi gan khỏi bị phá hủy bởi các rượu, bia, thuốc lá và các chất độc hại.

Theo cơ chế tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, giúp ổn định tế bào, ngăn chặn các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó làm bền vững màng tế bào, duy trì cấu chúc và chức năng của gan.

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere


Bồ công anh – “Hạ hỏa” gan

Bồ công anh (Taraxacum officinale) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về gan. Ngày nay,  rễ và thân cây được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm trà, chất bổ sung và chất chiết xuất, như một phương thuốc tự nhiên cho sức khỏe của gan. Một số tác dụng tuyệt vời của Bồ công anh:

1.Bồ công anh và chức năng gan

Gan là một cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm về nhiều chức năng, bao gồm chuyển hóa và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, sản xuất mật để tiêu hóa, dự trữ glucose và điều hòa quá trình trao đổi chất. Khi gan bị tổn thương, khả năng thực hiện các chức năng này bị tổn hại, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra bồ công anh có thể có tác dụng bảo vệ gan. Một nghiên cứu cho cho thấy chiết xuất từ rễ cây có thể bảo vệ tế bào gan do acetaminophen – là thuốc giảm đau paratamol phổ biến có thể gây độc cho gan ở liều lượng cao. Biểu hiện làm men gan tăng cao. Bồ công Anh giúp bảo vệ tế bào gan, hạ men gan.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 66 bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính đã được dùng chiết xuất rễ cây bồ công anh trong sáu tháng. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất rễ bồ công anh cải thiện chức năng gan ở những bệnh nhân này. Xét nghiệm thấy chỉ số men gan trở về bình thường và tải lượng virus giảm.

2. Bồ công anh và chất chống oxy hóa

Gan tiếp xúc với nhiều loại độc tố và chất có hại, bao gồm cả các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây tổn hại cho tế bào và góp phần vào sự phát triển của các bệnh khác nhau. Chất chống oxy hóa là những hợp chất có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và bảo vệ tế bào không bị tổn thương.

Rễ cây chứa một số chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và axit phenolic, có thể giúp bảo vệ tế bào gan do các gốc tự do gây ra. Trong một nghiên cứu, chiết xuất rễ bồ công anh được phát hiện có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn vitamin C, một chất chống oxy hóa nổi tiếng.

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá cây làm giảm stress oxy hóa ở gan chuột mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ mỡ thừa trong gan.

3. Tác dụng chống viêm

Viêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể dẫn đến tổn thương mô và góp phần vào sự phát triển của các bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh gan.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bồ công anh có thể có đặc tính chống viêm. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã điều tra tác dụng của trà rễ cây đối với chứng viêm ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy trà từ rễ cây có thể làm giảm các dấu hiệu viêm, bao gồm protein phản ứng C (CRP) và interleukin-6 (IL-6), so với giả dược. Cho thấy hiệu quả chống viêm rất tốt mà không có phản ứng phụ nào so với sử dụng thuốc.

Như vậy Bồ công anh là dược liệu quý có thể giúp bảo vệ tế bào gan, tăng chức năng gan, chống oxy hóa và chống viêm cho cơ thể.

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324083

HETIK – có thành phần chính chiết xuất từ cây Bồ công anh

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?


Nổi mề đay sau uống rượu bia, cách điều trị

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với ethanol, men bia hoặc một số thành phần dùng để ngâm rượu hoặc chức năng gan bị suy giảm do các các sản phẩm chuyển hóa rượu, bia tác động đến gan.

1. Một số nguyên nhân

Rượu, bia sau khi được tiêu thụ có thể gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể như nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc cảm giác rát.

Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng giải thích cơ chế gây mẩn ngứa nhưng có một vài giả thiết được đưa ra như:

– Rượu, bia có thể gây giải phóng histamin trong cơ thể. Histamine là một chất hóa học được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch và có liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể. Khi histamin được giải phóng, nó có thể gây ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy. Một số người nhạy cảm với histamin hơn những người khác, vì vậy rượu có thể gây ngứa ở một số người nhưng không gây ngứa ở những người khác.

– Rượu, bia có thể gây mất nước. Khi cơ thể bị mất nước, da có thể trở nên khô và ngứa. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những người đã có làn da khô hoặc các bệnh về da như bệnh viêm da cơ địa, Eczema.

Cuối cùng, một số người có thể bị dị ứng với rượu hoặc các thành phần trong đồ uống như có người dị ứng với nhộng tằm, các loại rắn… Trong những trường hợp này, ngứa có thể là triệu chứng của phản ứng dị ứng.

2. Cách điều trị mẩn ngứa khi sử dụng rượu bia

+ Uống có chừng mực: Một trong những cách dễ nhất để ngăn ngứa sau khi uống rượu là uống có chừng mực. Hạn chế uống rượu có thể làm giảm khả năng giải phóng histamin và mất nước, cả hai đều có thể gây ngứa.

+ Bù nước: Đảm bảo uống nhiều nước trước, trong và sau khi uống rượu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất nước và khô da, có thể góp phần gây ngứa. Ngoài ra đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol khỏi cơ thể bằng đường tiểu.

+ Xác định bất kỳ dị ứng nào: Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị dị ứng với rượu hoặc một số thành phần trong đồ uống có cồn, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ngứa và xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp.

+ Người bị nổi mề đay sau khi uống bia rượu nên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với mục đích tăng cường thải độc, bảo vệ gan. Đồng thời giúp kiểm soát tế bào Kupffer, ngăn ngừa quá trình xơ gan và cải thiện triệu chứng nổi mề đay. Các thảo dược phổ biến như: Cây kế sữa, Atiso, Bồ công anh… với tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây hại và giảm thiểu tổn thương gan. Giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa.


Nổi mề day do hậu COVID-19

1.Nổi mề đay do hậu COVID

COVID-19 (Bệnh do vi-rút corona 2019) là một bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra. Xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và từ đó trở thành đại dịch toàn cầu. Vi-rút chủ yếu lây lan qua các giọt hô hấp khi người nhiễm bệnh nói, ho hoặc hắt hơi. Các triệu chứng của COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và mất khứu giác hoặc vị giác. Một số người có thể không có triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể bị bệnh hô hấp nghiêm trọng hoặc các biến chứng khác.

Tuy nhiên theo ghi nhận một số người mặc dù đã khỏi (không còn virus Covid trong cơ thể) nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, ho khan, mất ngủ, lo âu… Ngoài ra một số trường hợp có hiện tượng nổi mề đay sau nhiễm covid với các biểu hiện nổi mẩn đỏ hoặc phát ban dạng phỏng nước và cảm giác ngứa và khó chịu ở một số vùng da hở. Lý giải cho vấn đề này các nhà khoa học đưa ra giả thiết về hiện tượng nổi mề đay hậu Covid cũng tương tự như các chủng vi rút đã biết từ trước như sởi, cytomegalo (CMV) hay Herpes simplex (HSV).

Theo một khảo sát nhỏ ở một số người sau tiêm vaccine mRNA như Pfize, Moderna mũi đầu hoặc mũi tăng cường ngừa Covid cũng gặp hiện tượng nổi mề đay.

2.Cách điều trị mề đay hậu Covid

Đối với các triệu chứng thể nhẹ mẩn đỏ, các nốt mề đay không lớn và nhiều có thể xem xét theo dõi và điều trị tại nhà. Thông thường dùng thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2 như Loratadine, Fexofenadine từ 1 đến 2 tuần. Nếu các triệu chứng không hết cần phải được khám bởi các bác sĩ da liễu để có thuốc phù hợp.

Kết hợp với thuốc, bệnh nhân cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa và nổi mề đay. Tránh gãi mạnh gây trầy xước da, chảy máu có thể gây viêm nhiễm vùng da đó.

Ngoài ra, có thể sử dụng các thảo dược có thể giảm mề đay mà không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Theo nghiên cứu cây kế sữa (Milk thistle) có hiệu quả rất tốt các trường hợp nổi mề đay, mẩn ngứa. Do có chứa hợp chất Silymarin giúp loại bỏ các gốc tự do trong gan và chuyển hoá các độc tố trong cơ thể. Với sự kết hợp Bồ công Anh và Atiso hỗ trợ gan bằng cách tăng thải các độc tố qua đường phân.

Nguồn: MILK THISTLE: PERFECT FOR ALLERGIES & THE LIVER https://fourmuddypaws.com/blog/milk-thistle-perfect-for-allergies-the-liver/