Nguy cơ cục máu đông phụ nữ mang thai mắc COVID

Estrogen và COVID-19: nguy cơ cục máu đông ở phụ nữ mang thai

Theo một nghiên cứu mới đây, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng nội tiết tố estrogen như biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn khi nhiễm COVID-19.

Tăng nguy cơ cục máu đông ở phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai khi mắc COVID-19

Tăng nguy cơ cục máu đông ở phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai khi mắc COVID-19

Sử dụng nội tiết tố estrogen có liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. 

Ở phụ nữ mắc rối loạn đông máu trước đó, nguy cơ hình thành cục máu đông cao nhất trong năm đầu tiên điều trị liệu pháp hormone thay thế hoặc uống thuốc tránh thai chứa estrogen. 

Phụ nữ không mắc rối loạn đông máu cũng có nguy cơ đông máu tăng  khi dùng các loại thuốc chứa estrogen.

Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều estrogen một cách tự nhiên, cũng có liên quan đến tăng hình thành cục máu đông. 

Nhiễm COVID-19 làm cho nguy cơ xảy ra cục máu đông tăng lên. Cục máu đông lớn làm cản trở lưu thông máu trong cơ thể, có thể gây gián đoạn lưu thông máu hoàn toàn dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ não.

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông  khi mắc COVID-19, tiến sĩ Hamid Mojibian của Trường Y Đại học Yale (Mỹ) khuyến nghị: “Tăng cường vận động thể dục thể thao, bỏ thuốc lá. Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, tham vấn bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen hoặc liệu pháp hormone thay thế ở phụ nữ nhiễm COVID-19.”


Estrogen bảo vệ phụ nữ mắc COVID

Bổ sung estrogen giảm tử vong do COVID-19 ở phụ nữ mãn kinh

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở phụ nữ mãn kinh giảm khi được sử dụng liệu pháp hormone thay thế giúp tăng nồng độ estrogen.

Theo một nghiên cứu được công bố trên BMJ Open, bổ sung estrogen có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong do COVID-19 ở phụ nữ sau mãn kinh.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Umea (Thụy Điển) thu thập dữ liệu thống kê quốc gia thông tin về các phụ nữ mãn kinh nhiễm SARS-CoV-2 để đánh giá liệu pháp bổ sung estrogen có làm giảm tỷ lệ tỷ lệ tử vong do COVID-19 hay không. Dữ liệu có 14.685 phụ nữ từ 50 đến 80 tuổi, chia thành 3 nhóm. 

– Nhóm 1 gồm 227 phụ nữ mắc ung thư vú đang điều trị nội tiết (nồng độ estrogen giảm); 

– Nhóm 2 gồm 2.535 phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone thay thế (nồng độ estrogen tăng);

– Nhóm 3 gồm 11.923 phụ nữ không điều trị nội tiết – nhóm đối chứng (nồng độ estrogen sau mãn kinh).

Phụ nữ mãn kinh & COVID-19

Theo nghiên cứu này, nguy cơ tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 thấp nhất nhóm phụ nữ mãn kinh sử dụng liệu pháp hormone (bổ sung estrogen). Nhóm có nồng độ estrogen giảm có nguy cơ tử vong cao nhất, cao gấp hơn 5 lần nhóm được bổ sung estrogen. Nhóm phụ nữ mãn kinh không điều trị nội tiết cũng có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm được bổ sung estrogen. 

Theo nhóm tác giả, cần thêm các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên để đánh giá hiệu quả giảm mức độ nghiêm trọng và tử vong do COVID-19 của liệu pháp bổ sung estrogen ở phụ nữ mãn kinh.


Tăng nguy cơ COVID-19 nặng ở nam giới thiếu hụt testosterone

Testosterone thấp gây COVID-19 trở nặng ở nam giới

Theo nghiên cứu mới đây trên tạp chí JAMA, nồng độ testosterone  (hormone sinh dục nam) thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng ở nam giới.

Nồng độ testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng ở nam giới nhiễm COVID-19

Nồng độ testosterone thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng ở nam giới nhiễm COVID-19

Nhìn chung, nam giới mắc COVID-19 thường có tình trạng bệnh nặng hơn phụ nữ.

Tác giả Abhinav Diwan, giáo sư Đại học y Washington, Mỹ, cho biết: “Trong đại dịch COVID-19, có một quan niệm rằng testosterone là không tốt. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy điều ngược lại, bệnh nhân nam có nồng độ testosterone càng thấp thì càng có nguy cơ cao bị tình trạng bệnh trầm trọng và tử vong do COVID-19, cao hơn nhiều so với với các bệnh nhân nam có mức độ testosterone cao hơn.”

Trước đó, giáo sư Abhinav Diwan và các đồng nghiệp đã định lượng nồng độ một số hormone trong máu của 143 bệnh nhân COVID-19, gồm cả nam và nữ, nhập viện điều trị.

Phân tích kết quả cho thấy không có mối tương quan nào giữa nồng độ của các loại nội tiết tố và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở phụ nữ. Còn ở nam giới, nồng độ testosterone có liên quan với mức độ bệnh.

Bệnh nhân nam với nồng độ testosterone thấp nhất có nguy cơ phải thở máy, phải nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt hoặc nguy cơ tử vong cao nhất.

Các chuyên gia cho biết, điều trị nam giới có nồng độ testosterone thấp bằng liệu pháp hormon có thể giúp giảm nguy cơ bị tình trạng bệnh nghiêm trọng khi mắc COVID-19, tuy nhiên đi kèm đó là những nguy cơ khác mà bác sĩ và bệnh nhân sẽ cần phải cân nhắc khi sử dụng hormon.


Ảnh hưởng COVID đến phụ nữ

COVID-19 và sức khỏe sinh sản phụ nữ

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của dân số toàn cầu. Căng thẳng, lo âu được biết đến là yếu tố có thể gây bất thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Vậy đại dịch COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ?

Để đánh giá tác động của dịch COVID-19 tới sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, Niamh Phelan và cộng sự công tác tại Khoa Nội tiết, Đại học Tallaght (Ireland)  đã khảo sát 1031 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng như thay đổi về lối sống và sức khỏe tâm thần ở phụ nữ trong đại dịch COVID-19.

womencovid-19_effects

womencovid-19_effects

1. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt trong đại dịch COVID-19

Gần một nửa phụ nữ được khảo sát cho biết có thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt:

– Các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn (53%). 

– Trong giai đoạn dịch, tỷ lệ phụ nữ chậm kinh cao hơn so với trước đó. 9% chậm kinh mới xuất hiện từ khi dịch COVID-19 xảy ra. 

– Kinh nguyệt ra nhiều (47%)

– Tỷ lệ đau bụng kinh tăng (49%); 30% mới xuất hiện đau bụng kinh trong giai đoạn dịch

– Giảm ham muốn tình dục (45%)

2. Thay đổi lối sống và sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19

Khoảng 2/3 phụ nữ đã tăng cân trong giai đoạn dịch COVID-19.  Một nửa số được hỏi cho biết chế độ dinh dưỡng của họ trở nên kém lành mạnh hơn. Tỷ lệ uống quá nhiều rượu tăng hơn 1,5 lần so với trước dịch.

Có sự gia tăng đáng kể các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở phụ nữ trong đại dịch COVID-19. 84% phụ nữ bị ít nhất một triệu chứng rối loạn như: chán nản (50%), lo lắng (50%), ngủ ít (49%), giảm khả năng tập trung (36%),… Hai tác nhân gây căng thẳng hay gặp nhất là căng thẳng do công việc và khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Những phụ nữ trải qua ít nhất một rối loạn sức khỏe tâm thần (chán nản, lo lắng, căng thẳng) có nhiều nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt từ khi dịch COVID-19 xảy ra: tỷ lệ đau bụng kinh tăng, triệu chứng trước kỳ kinh trầm trọng hơn, cũng như giảm ham muốn tình dục so với trước dịch.


trịeu chung covid

Các triệu chứng covid-19

Thể Delta Thể Omicron
Ủ bệnh

(4-7 ngày)

Giai đoạn ủ bệnh: 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Giai đoạn này virus sau khi nhiễm vào đang nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng.
Khởi phát

(5-7 ngày)

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Delta – B.1.617.2 của SARS-CoV-2 gồm:

– Ho

– Sốt (trên 37,5 độ C)

– Đau đầu

– Đau họng, rát họng

– Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

– Khó thở

– Đau ngực, tức ngực

– Đau mỏi người, đau cơ

– Mất vị giác

– Mất khứu giác

– Đau bụng, buồn nôn

– Tiêu chảy.

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Omicron – B. 1.1.529 của COVID-19 gồm:

 – Ho và chảy nước mũi

– Mệt mỏi

– Đau đầu

– Đau cơ

– Sốt

– Buồn nôn

– Giảm cảm giác thèm ăn

– Giảm khả năng vị giác

– Giảm khả năng khứu giác

– Khó thở

 

 

Triệu chứng cần thông báo y tế Chỉ cần 1 trong các triệu chứng sau:

+ Khó thở, đo SpO2 <95%

+ Đau hoặc tức ngực thường xuyên

+ Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.

Phân biệt với cúm thông thường Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh.

Một số triệu chứng của virus cúm thông thường:

– Ho và chảy nước mũi

– Mệt mỏi

– Đau họng

– Có thể có sốt

– Giảm khứu giác khi có ngạt mũi

Chẩn đoán khi test nhanh hoặc test PCR âm tính với COVID.

Triệu chứng hay gặp ở trẻ em – Sốt.

– Mệt mỏi.

– Đau đầu.

– Ho khan.

– Đau họng.

– Nghẹt mũi/sổ mũi,.

– Mất vị giác/khứu giác.

– Nôn và tiêu chảy, đau cơ…

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.

– Các triệu chứng khác ít gặp hơn: 

+Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…)

+ Rối loạn nhịp tim

+ Tổn thương thận cấp

+ Viêm gan

 

Một số triệu chứng thông báo với nhân viên y tế Sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày 

+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.

+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.

+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.

+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài 

+ Đo SpO2 dưới 95%.

+ Trẻ mệt, không chịu chơi.

+ Trẻ ăn/bú kém, bỏ bú.


covid lây nhiễm

COVID-19 lây lan như thế nào?

COVID-19 lây lan khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi tạo ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ chứa virus. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc bị hít vào phổi. Trong một số trường hợp, một người có thể bị nhiễm khi tay họ chạm lên mặt sau khi tiếp xúc với bề mặt ô nhiễm bởi các giọt bắn chứa virus. Người tiếp xúc gần (khoảng cách 2m) với người bệnh có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.

COVID-19 lây lan theo ba cách chính:

  • Hít phải không khí khi ở gần người bệnh thở ra các hạt rất nhỏ chứa virus.
  • Giọt bắn và các hạt rất nhỏ chứa virus rơi vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Tay có virus chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

tái nhiễm covid

Tái nhiễm COVID-19

Tái nhiễm virus gây bệnh COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Sau khi khỏi COVID-19, hầu hết người nhiễm đã khỏi sẽ có một số biện pháp bảo vệ khỏi bị tái nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm vẫn xảy ra sau khi mắc COVID-19. 

Các nhà khoa học đang tiếp túc nghiên cứu về tình trạng tái nhiễm COVID-19 để làm sáng tỏ các vần đề như:

  • Tần suất tái nhiễm COVID-19 như thế nào?
  • Những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm?
  • Bao lâu sau lần nhiễm bệnh trước thì bị tái nhiễm?
  • Mức độ nghiêm trọng khi tái nhiễm COVID-19 so với lần nhiễm đầu tiên?
  • Nguy cơ lây truyền cho người khác sau khi tái nhiễm?

bác sĩ khám bệnh

10 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám hậu Covid-19

Các vấn đề hậu covid-19

F0 đã khỏi bệnh vẫn có thể gặp triệu chứng và di chứng hậu Covid-19 kéo dài như: sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau cơ bắp, rụng tóc, rối loạn nội tiết…

Một số triệu chứng có thể tự khỏi, một số biến chứng sau khi khỏi Covid trở nặng phải nhập viện điều trị, gây ảnh hưởng sức khỏe và tài chính.

BSCKII. Trần Minh Thảo, Phó trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Ở bệnh nhân sau nhiễm covid có rất nhiều các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh”. Cũng theo BSCKII. Trần Minh Thảo, các triệu chứng hay gặp nhất bao gồm:

Rối loạn tâm thần kinh:

– Bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động, khó ngủ hoặc ngủ ít

– Nặng đầu, giảm trí nhớ

– Mệt mỏi, chân tay lạnh, đổ mồ hôi trộm

Tổn thương tim và mạch máu:

– Nhịp nhanh, rối loạn nhịp tim. Nguy hiểm hơn là viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, hình thành cục máu đông gây tắc mạch vành, nhồi máu cơm tim và suy tim.

– Di chứng mạch máu phổ biến nhất là đông máu gây huyết khối làm thuyên tắc phổi, đột quỵ não.

Hô hấp:

– Khó thở, hụt hơi

– Viêm phế quản phổi

Nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng hậu cCovid-19 nhưng đến khám muộn làm tình trạng thêm nặng nề, tăng tỷ lệ nhập viện, đặc biệt ở nhóm có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, hô hấp, bệnh thần kinh, cơ xương khớp, nội tiết…

Các dấu hiệu cần lưu ý

Sau khi khỏi bệnh, nếu có một trong số các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám hậu Covid. Đặc biệt, với những người bệnh có bệnh lý nền mắc một trong các dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện để khám ngay.

1. Sốt nhẹ

2. Khó thở

3. Tức ngực

4. Ho kéo dài

5. Mệt mỏi

6. Đau cơ

7. Rối loạn nhịp tim

8. Rối loạn tiêu hóa

9. Huyết áp không ổn định

10. Rụng tóc…

Để giảm tỷ lệ nhập viện do hậu covid gây ra, người dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1 – 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh.

– Cần phải đi khám ngay sau khi khỏi bệnh với nhóm sau:

+ Có bệnh lý nền

+ Tuổi > 60 tuổi

+ Khi mắc bệnh covid đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực

+ Các đối tượng khác nhưng có các triệu chứng nặng nề hoặc bất thường phải đi khám ngay.

 

Hình ảnh phim của một bệnh nhân tổn thương phổi do Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Thanh Nhàn

Tùy từng trường hợp cụ thể mà sau khi khám xong, bác sỹ sẽ cho chỉ định làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán. Thông thường sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm cơ bản như: máu, nước tiểu, điện tim, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim và một số thăm dò sâu hơn nếu cần thiết (ví dụ cắt lớp phổi).

BSCKII Nguyễn Thu Hường – Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, cũng cho biết, nhiều trường hợp F0 khỏi bệnh, sau khi ra viện có những tổn thương nhất định. Các bệnh nhân đến khám di chứng Covid-19 đa số người bệnh trên 60 tuổi, có bệnh nền, triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, thể lực giảm nhiều, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, một số người bị rối loạn tiêu hóa…

Theo bác sĩ Hường, Covid-19 gây tổn thương đa cơ quan, di chứng có thể diễn biến nặng khi không được khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn khuyến cáo, F0 là những người có tiền sử bệnh lý nền, đã dùng thuốc chống đông, chống viêm lưu ý tái khám để đề phòng vấn đề hậu Covid-19.