Phụ nữ ảnh hưởng bởi hậu covid nhiều hơn đàn ông

Phụ nữ ảnh hưởng bởi hậu covid nhiều hơn đàn ông

Một nghiên cứu mới cho biết ảnh hưởng của hậu COVID có thể tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Hậu Covid-19 có ảnh hưởng đến Phụ nữ và Nam giới khác nhau

Hậu Covid-19 có ảnh hưởng đến Phụ nữ và Nam giới khác nhau

1.Ảnh hưởng của hậu Covid

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet: Respiratory Medicine, 25,5% những người tham gia nghiên cứu phải nhập viện điều trị do hậu COVID cho biết khả năng hồi phục hoàn toàn sau 5 tháng sau khi xuất viện và chỉ 28,9% cho biết hồi phục hoàn toàn một năm sau khi xuất viện. Cũng theo báo cáo này, phụ nữ ít có khả năng hồi phục hoàn toàn hơn 33% so với nam giới. Bên cạnh đó, những người béo phì và những người đang thở máy cũng ít có khả năng hồi phục hơn.

Các chuyên gia đã quan sát trên 2.320 người được chẩn đoán mắc COVID-19 ở Anh và xuất viện từ ngày 7 tháng 3 năm 2020 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và so sánh với những người tham gia nghiên cứu 5 tháng và một năm sau khi xuất viện, mặc dù số người tham gia bệnh nhân giảm sau năm tháng.

Các triệu chứng dai dẳng trong một năm bao gồm mệt mỏi, ngủ kém, khó thở, yếu chân tay, đau cơ, đau hoặc sưng khớp, khó tập trung và giảm trí nhớ ngắn hạng.

Dù chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây hậu COVID nhưng một giả thuyết cho là do quá trình viêm trong COVID cấp tính dẫn đến “trạng thái viêm dai dẳng” sau COVID-19.

2.Hậu covid và nữ giới

Trưởng nhóm nghiên cứu Christopher Brightling của Đại học Leicester cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi để đánh giá các triệu chứng còn lại của hậu COVID từ đó có thể hỗ trợ những bệnh nhân xuất hiện tình trạng hậu COVID mặc dù phần lớn người dân đã tiêm vaccine. Tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể nhưng các bệnh nhân mắc hậu COVID lại tăng lên và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, COVID kéo dài có thể trở thành một tình trạng lâu dài mới rất phổ biến”

Một nghiên cứu khác, được công bố vào cuối tháng 3 trên Tạp chí Woman’s Health, cho biết phụ nữ bị COVID kéo dài có nhiều khả năng có các triệu chứng hơn nam giới trong giai đoạn cấp tính của bệnh và 5 tháng sau đó.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 89 bệnh nhân nữ và 134 bệnh nhân nam được chẩn đoán mắc COVID-19. Kết quả cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng gặp các triệu chứng như khó nuốt, mệt mỏi, đau ngực và đánh trống ngực.

“Chúng tôi đã chứng minh rằng nữ giới có nhiều triệu chứng hơn nam giới không chỉ trong giai đoạn cấp tính mà cả khi mắc hậu COVID. Giới tính được cho là một yếu tố quan trọng quyết định đến hậu COVID-19 vì nó là một yếu tố dự báo đáng kể các triệu chứng dai dẳng ở nữ giới như khó thở, mệt mỏi, đau ngực và đánh trống ngực. Kết quả của chúng tôi cho thấy sự cần thiết phải theo dõi lâu dài những bệnh nhân này từ khía cạnh giới tính để thực hiện các chiến lược điều trị và phòng ngừa sớm”.

Nguồn:

  1. The Lancet Respiratory Medicine. “Clinical characteristics with inflammation profiling of long COVID and association with 1-year recovery following hospitalisation in the UK: a prospective observational study”
  2. Journal of Women’s Health. “Sex-Related Differences in Long-COVID-19 Syndrome”

Tổn thương tim, thận hậu COVID

Tổn thương tim, thận dù đã khỏi COVID-19

Trên thực tế những ảnh hưởng của Covid-19 đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể như tim, thận… vẫn đang tiếp tục đươc nghiên cứu và tìm hiểu bởi các nhà khoa hoc trên toàn thế giới. 

Tham vấn y khoa: BS. CK1. BSNT Bùi Duy Hoàn

Tổn thương tim, thận dù đã khỏi COVID-19

Cho đến thời điểm tháng 4 năm 2022 có tới 65,5% dân số thế giới được tiêm vaccine và nhiều nước phát triển đã coi COVID là một bệnh thông thường. Tuy nhiên, đối với một số người các di chứng của COVID vẫn có thể kéo dài kể cả sau khi đại dịch kết thúc.

Hiện đã có nhiều nghiên cứu của cộng đồng khoa học về các di chứng tồn tại sau khi khỏi COVID kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí uy tín Nature, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người mắc COVID mức độ bệnh nặng có nguy cơ mắc các di chứng kéo dài như tổn thương tim và thận thứ phát sau nhiễm COVID-19.

Thông qua phân tích cơ sở dữ liệu của Phó giáo sư Ziyad Al-Aly tại Đại học Washington ở Saint Louis thông qua kiểm tra kết quả sức khỏe của các bệnh nhân mắc COVID trong vòng 6 tháng sau nhiễm COVID-19. Ông nhận thấy những người nhiễm coronavirus có nguy cơ cao mắc một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường và suy thận.

Theo số liệu thống kê toàn Thế giới có hơn 149 triệu trường hợp mắc COVID-19, trong đó có khoảng 14,9 triệu người tương đương mức 10% sẽ có các triệu chứng COVID kéo dài từ 4 tuần trở lên sau khi mắc COVID.

Ảnh hưởng của COVID-19 kéo dài

Một số người sau khỏi COVID-19 gặp phải các tình trạng rối loạn chức năng tim mạch, suy chức năng thận và đái tháo đường.

Mối liên hệ giữa COVID-19 và các di chứng lâu dài hiện chưa được xác định rõ, nhưng một số chuyên gia cho rằng nó có thể là kết quả của tình trạng đáp ứng gây viêm của virus.

Tiến sĩ Michael Goyfman, giám đốc khoa tim mạch tại New York cho biết: “Có một số cách để giải thích những phát hiện này. Ông cho rằng COVID-19 tác động trực tiếp dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác nhau do tình trạng gây viêm do virus gây ra, đáp ứng miễn dịch quá mẫn của cơ thể đối với mầm bệnh.

Một quan điểm khác cho rằng những bệnh nhân này đã mắc một số bệnh từ trước hoặc cơ thể đang trong tình trạng suy nhược do đó biểu hiện triệu chứng nặng hơn khi đồng thời nhiễm COVID. Hầu hết các trường hợp này phải điều trị tích cực trong bệnh viện.

COVID-19 không chỉ gây tổn thương phổi mà còn gây tổn thương các cơ quan quan trọng khác như tim mạch, nội tiết, thần kinh và cơ xương khớp. Các tổn thương này xuất hiện trong vòng một năm đầu tiên sau nhiễm.

Bạn cần tư vấn bác sĩ về vấn đề sức khoẻ Hậu Covid có thể Đặt lịch đăng ký tư vấn tại đây hoặc tham gia nhóm tư vấn qua Nhóm Zalo Bacsi-online.com

Một số di chứng hậu COVID-19 đối với tim, thận

–  Các triệu chứng liên quan đến hệ thống tim mạch như:

+ Tức ngực

+ Đau ngực, đau lan đến cánh tay

+ Đổ mồ hôi trộm

+ Rối loạn nhịp tim

+ Cảm giác mệt mỏi dù hoạt động thể lực nhẹ

– Các triệu chứng liên quan đến thận

+ Tiểu tiện số lượng nhiều

+ Nước tiểu có bọt hoặc thay đổi màu sắc (đỏ)

+ Phù chân

+ Da khô, ngứa

+ Ăn kém, giảm cân nhanh

– Các triệu chứng liên quan đến đái tháo đường

+ Khát nước nhiều (không rõ lý do)

+ Nhanh đói

+ Đi tiểu thường xuyên

+ Nhanh mệt mỏi

Vậy đối tượng nào có thể dễ mắc phải những nguy cơ nêu trên ?

Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa có câu trả lời chắc chắn bởi ngay cả một số người mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng sau khỏi vẫn gặp phải các tình trạng trên.

Như vậy trong thời điểm này, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân vẫn là tiêm phòng – ngay cả khi bạn đã tiêm COVID-19 đủ 2 mũi, bởi Vaccine vẫn cho thấy là biện pháp có thể sẽ bảo vệ khỏi bị tái nhiễm các biến thể nguy hiểm hơn của virus này.

——————

Nguồn: Look for These Symptoms in the Months After COVID-19 Recovery

https://www.healthline.com/health-news/look-for-these-symptoms-in-the-months-after-covid-19-recovery#Symptoms-to-look-for

Bạn cần tư vấn bác sĩ về vấn đề sức khoẻ Hậu Covid có thể Đặt lịch đăng ký tư vấn tại đây hoặc tham gia nhóm tư vấn qua Nhóm Zalo Bacsi-online.com

Bệnh nhân viêm gan mạn cần lưu ý gì khi mắc COVID

Những lưu ý ở bệnh nhân viêm gan mạn tính mắc COVID-19

Theo một thống kê có khoảng 80% người nhiễm COVID có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Nhưng nếu có bệnh nền bao gồm viêm gan mạn tính do viêm gan A, B, C, xơ gan, u gan, ung thư gan… có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm Covid-19.

Ảnh hưởng của COVID đối với gan

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật – CDC, một số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 phát hiện tăng men gan – alanine aminotransferase (GPT) và aspartate aminotransferase (GOT). Tăng men gan phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, có thể do virus trực tiếp gây ra hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các thuốc được dùng để kiểm soát triệu chứng COVID-19 cũng có thể gây độc cho gan nhưng hiếm khi dẫn đến phải ngừng điều trị. Tỷ lệ của tổn thương gan do thuốc (gồm remdesivir và tocilizumab) ở bệnh nhân COVID-19 là 25,4%.

Các nghiên cứu chỉ ra những người mắc bệnh gan từ trước (bệnh gan mãn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) được chẩn đoán với COVID-19 có nguy cơ chuyển nặng và dẫn đến tử vong cao hơn những người không mắc bệnh gan trước đó.

Nhiễm COVID mức độ nặng

Hiện tại COVID vẫn đang là dịch bệnh nguy hiểm bởi các biến chủng mới xuất hiện. Do đó cần phải có các biện pháp phòng ngừa dù đã nhiễm COVID trước đó.

Hầu hết các triệu chứng của COVID sẽ tự khỏi từ 1 – 3 tuần. Nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ người bị bệnh nặng hoặc tử vong. Họ có thể mắc các vấn đề nghiêm trọng về phổi như viêm phổi và suy hô hấp cấp tính

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 chuyển nặng bao gồm:

+ Tuổi trên 65

+ Suy giảm miễn dịch do HIV, viêm gan tự miễn, dùng thuốc chống thải ghép

+ Béo phì

+ Bệnh đái tháo đường type 2

+ Bệnh tim mạch

+ Suy thận giai đoạn III, IV

+ Hen suyễn, COPD

+ Ung thư

Bảo vệ trước COVID

Một số biện pháp quan trọng như

– Tiêm vaccine Covid-19 đủ phác đồ sẽ giúp bảo vệ người bệnh gan mạn tính không bị nhiễm bệnh COVID-19 nặng.

– Tuân thủ quy tắc 5K.

– Người sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B, C hoặc các thuốc điều trị tổn thương gan mạn tính khác cần tiếp tục, hỏi ý kiến bác sĩ nếu ngưng hoặc dùng thêm thuốc khác.

– Duy trì chế độ ăn uống, vận động hợp lý.

– Không dùng đồ uống có cồn.

– Ngưng hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.

– Sử dụng các chế phẩm thiên nhiên bảo vệ gan như cây kế sữa, bồ công anh, diệp hạ châu….

 

Nguồn: COVID-19 and Chronic Liver Disease

– https://www.webmd.com/lung/coronavirus-liver-disease


Di chứng hậu COVID ở trẻ em

Hậu COVID-19 ở trẻ em – Triệu chứng và phòng tránh

Theo các chuyên gia COVID kéo dài được hiểu là khi kết quả xét nghiệm COVID âm tính nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Hầu hết trẻ em nhiễm COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và tự hết.

Trong một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí The Lancet, Cứ 20 trẻ em nhiễm COVID thì có 1 trẻ có xuất hiện COVID-19 kéo dài hơn 4 tuần. Đến 8 tuần, hầu hết các triệu chứng tự thuyên giảm và hết. Một nghiên cứu khác báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy khoảng 1/5 trẻ em có ít nhất một triệu chứng kéo dài hơn 12 tuần.

Các nghiên cứu về các triệu chứng COVID-19 dài hạn ở cả trẻ em được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng vẫn đang được thực hiện để đưa ra kết luận chắc chắn.

Nguyên nhân gây ra COVID-19 kéo dài?

Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân khiến một số trẻ mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Mặc dù rõ ràng rằng một số yếu tố nguy cơ nhất định (như béo phì và các bệnh lý có từ trước khác) có thể khiến trẻ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng do COVID-19. Và chưa có mối liên hệ rõ ràng nào giữa những tình trạng này và các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Các triệu chứng COVID-19 kéo dài vẫn có thể xảy ra ở những trẻ có triệu chứng COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em

Các bác sĩ tại Đại học King’s College London đã sử dụng dữ liệu từ 1.734 trẻ em có độ tuổi từ 5-17 tuổi để theo dõi các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em. Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021, các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

+ Mệt mỏi (55%)

+ Sốt cao ở trẻ 5-11 tuổi (43,7%)

+ Nhức đầu (62,2%)

+ Đau họng ở trẻ 12-17 tuổi (51%)

Trong số trẻ em trong nghiên cứu này, 37 trẻ đã đến bệnh viện để được điều trị, nhưng dữ liệu không liệt kê bất kỳ trường hợp tử vong nào. Các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng trẻ lớn hơn (12-17 tuổi) có nhiều khả năng mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn so với trẻ nhỏ (5-11 tuổi).

Có các triệu chứng COVID-19 kéo dài khác như:

+ Sương mù não (trẻ kém tập trung, hay quên, khó diễn đạt được bằng lời nói)

+ Đau ngực

+ Ho

+ Trầm cảm hoặc lo lắng

+ Tim đập nhanh

+ Đau khớp hoặc cơ

+ Chóng mặt khi thay đổi tư thế

+ Mất khứu giác hoặc vị giác

+ Khó thở

Các triệu chứng cụ thể có thể phụ thuộc vào mức độ bệnh của trẻ. Nếu trẻ đang phải điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu (ICU) hay gặp các triệu chứng yếu cơ, mệt mỏi, nhịp tim nhanh và sương mù não.

Các triệu chứng COVID-19 kéo dài có thể bị nhầm sang các hội chứng khác như:

Hội chứng mệt mỏi mãn tính. Tình trạng này không rõ nguyên nhân nhưng có thể giống như các triệu chứng COVID-19 kéo dài. Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể gây ra choáng váng đột ngột, mệt mỏi, sương mù não hoặc tình trạng khó chịu sau gắng sức (cảm thấy rất mệt mỏi, đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh trong nhiều ngày sau hoạt động thể chất gắng sức).

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi COVID kéo dài?

Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu để hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị COVID-19 kéo dài nên có thể khó tìm ra giải pháp cho các triệu chứng. Vì các triệu chứng COVID-19 kéo dài rất khác nhau ở trẻ em, nên không có một lựa chọn điều trị duy nhất cho tất cả.

Nhưng có một tin tốt: Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ em bị COVID dài hồi phục nhanh hơn hầu hết người lớn, thường là trong vòng vài tháng.

Nếu nghi ngờ trẻ em xuất hiện tình trạng COVID kéo dài tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa. Nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã thành lập các phòng khám chăm sóc sau COVID để điều trị các triệu chứng COVID kéo dài. Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

———–

Nguồn: Long COVID-19 in Children

https://www.webmd.com/lung/video/covid-diabetes-relationship


cục máu đông Covid

Xuất hiện cục máu đông sau COVID-19 nguy cơ cao gây đột quỵ

Đông máu là quá trình sinh lý của cơ thể có tác dụng cầm máu khi có vết thương do đó ngăn không cho máu trong lòng mạch chảy ra. Nhưng một số trường hợp đông máu lại gây nguy hiểm nhất là trong mạch máu. Chúng gây bít tắc dòng chảy của máu và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi.

Một nghiên cứu mới cho thấy COVID-19 kéo dài, có thể liên quan đến các vấn đề đông máu. Quan sát 50 người trung bình 68 ngày sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả cho thấy những người có dấu hiệu đông máu cao hơn có nhiều khả năng mắc các triệu chứng COVID kéo dài.

Trong khi hầu hết những người mắc COVID-19 đều khỏi trong vòng vài tuần, một số người gặp phải tình trạng hậu COVID-19 hay còn gọi là Covid kéo dài.

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho sự bất thường này

Hiện nay, nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những người mắc COVID kéo dài nguy cơ hình thành các cục máu đông cao hơn, điều đó có thể giúp giải thích các triệu chứng dai dẳng như  suy giảm sức khỏe thể lực và mệt mỏi.

Các dấu hiệu của hiện tượng đông máu sau nhiễm COVID-19

Các nhà khoa học đã theo dõi 50 người nhiễm COVID trong thời gian trung bình là 68 ngày. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân tồn tại triệu chứng COVID kéo dài có các dấu hiệu đông máu tăng đáng kể, so với những người khỏe mạnh sau khi khỏi COVID.

Mặc dù các dấu hiệu đông máu xuất hiện nhiều hơn ở những người nhập viện điều trị do COVID, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả những bệnh nhân triệu chứng nhẹ hoặc không triệu cũng có dấu hiệu máu tăng đông.

Theo Tiến sĩ Teresa Murray Amatos công tác tại New York cho rằng chưa có nhiều nghiên cứu để tìm ra mối tương quan giữa đông máu và COVID kéo dài, hoặc nguyên nhân và ảnh hưởng của những yếu tố gây đông máu. Tuy nhiên, điều quan trọng không nên loại trừ yếu tố đông máu dù chưa có biểu hiện.

COVID-19 dài có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau

Theo tiến sĩ Amato kinh nghiệm quan sát những người bị COVID kéo dài sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Sau đợt đại dịch đầu tiên, các bệnh nhân có biểu hiện kéo dài hàng tuần, hàng tháng sau khi nhiễm COVID-19 bao gồm các triệu chứng:

– Cảm giác mệt mỏi dù được nghỉ ngơi đầy đủ

– Lo âu

– Nói hụt hơi

– Tức ngực, đánh trống ngực

– Mất vị giác và khứu giác kéo dài

Cho đến nay để phát hiện những người bị COVID-19 kéo dài là vấn đề còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây này đã ghi nhận mối tương quan giữa các dấu hiệu hình thành cục máu đông và các triệu chứng kéo dài. Bà cho rằng những người có yếu tố rối loạn đông máu đều từ những người có COVID kéo dài. Và đông máu có thể là “nguyên nhân gốc rễ” của COVID kéo dài

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tăng đông máu liên quan trực tiếp đến các triệu chứng khác của COVID-19 kéo dài như giảm thể lực và mệt mỏi. Mặc dù xét nghiệm các marker gây viêm đã trở lại bình thường nhưng vẫn có khả năng tiềm tàng hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Helen Fogarty công tác tại Trường Dược và Sinh học Phân tử Sinh RCSI cũng nhận xét tương tự: “Các dấu hiệu đông máu tăng cao trong khi chỉ số các marker viêm trở lại bình thường, kết quả cho thấy hệ thống đông máu có thể liên quan đến nguyên nhân gốc rễ của COVID kéo dài. Các chuyên gia khi khám nghiệm tử thi của những người tử vong vì COVID-19 cho thấy tình trạng viêm ở các tế bào nội mô vùng tim và tế bào máu, và sự đông máu trong hệ thống mạch máu được kích hoạt bởi các phản ứng miễn dịch – là yếu tố chính làm tăng mức độ nặng của bệnh. Họ tin rằng sự kích hoạt các tế bào này cũng có thể góp phần gây ra COVID kéo dài.

Các chuyên gia nói rằng COVID dài hạn vẫn còn chưa được hiểu rõ, và những phát hiện này có thể giúp xác định những người có nguy cơ gặp phải các triệu chứng lâu dài. Họ cũng cảnh báo những người bị COVID kéo dài ngày càng trẻ hóa, trong khi các biến thể đang gây ra các triệu chứng mới. Như vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật và dự phòng được COVID kéo dài.quan trọng là tiêm chủng vaccine đầy đủ.

———-

Nguồn: What Is Behind Long COVID? It Could Start with Blood Clotting Issues

https://www.healthline.com/health-news/what-is-behind-long-covid-it-could-start-with-blood-clotting-issues


Estrogen bảo vệ phụ nữ mắc COVID

Liệu pháp Estrogen giảm tỷ lệ tử vong vì COVID-19

Từ một nghiên cứu trên toàn quốc sử dụng dữ liệu từ Thụy Điển, được công bố ngày 14 tháng 2 năm 2022 trên tạp chí BMJ Open, bởi Malin Sund và các đồng nghiệp, thuộc Khoa Y Đại học Umeå, Thụy Điển. Trong số những phụ nữ sau mãn kinh từ 50 – 80 tuổi bị nhiễm COVID-19, những người sử dụng estrogen thay thế có nguy cơ tử vong thấp hơn 50% so với những người không nhận được sử dụng estrogen thay thế. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen và tử vong do COVID-19.

Nhưng cũng có quan điểm khác, Anne-Marie Fors Connolly, MD, công tác trong ngành vi sinh học tại Đại học Umeå, cho rằng loại nghiên cứu này được gọi là “quan sát”, có nghĩa là kết quả cần phải được xác nhận trước khi các bác sĩ có thể xem xét và bổ sung estrogen cho mục đích nghiên cứu này.

Stephen Evans, Giáo sư Dược học, Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London đồng tình với quan điểm trên. Đây là một nghiên cứu quan sát so sánh ba nhóm phụ nữ, dựa trên việc họ sử dụng liệu pháp nội tiết thay thê để tăng mức độ estrogen. Những phát hiện này rõ ràng là rất đáng kinh ngạc. Ông nói: “Có những lợi ích ngắn hạn của liệu pháp hormone mãn kinh, nên dùng liệu pháp thay thế này để làm giảm tử vong khi nhiễm COVID-19.

Phụ nữ có tử vong ít hơn vì COVID-19 so với nam giới không?

Các nghiên cứu được tiến hành sớm trong đại dịch cho thấy phụ nữ có thể được bảo vệ khỏi những biến chứng xấu của SARS-CoV-2 so với nam giới.

Theo số liệu gần đây hơn của Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, khoảng 45% trong số 16.501 người đã chết vì COVID-19 ở đó kể từ khi bắt đầu đại dịch là phụ nữ và 55% là nam giới. Khoảng 70% những người được chăm sóc đặc biệt do COVID-19 là nam giới, mặc dù dữ liệu tích lũy hiện nay cho thấy rằng phụ nữ có nguy cơ tử vong vì COVID-19 gần như nam giới.

Đối với nghiên cứu hiện tại, tổng cộng 14.685 phụ nữ có độ tuổi từ 50–80 tuổi, trong đó 17,3% (2.535) đã được bổ sung estrogen thay thế, 81,2% (11.923) có mức estrogen tự nhiên không bị ung thư vú hoặc mãn kinh và 1,5% (227) phụ nữ bị giảm nồng độ estrogen do ung thư vú và điều trị bằng thuốc kháng estrogen.

 Ở nhóm bị giảm nồng độ estrogen có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn gấp hai lần so với bệnh nhân được bổ sung, nhưng sự khác biệt này không còn có ý nghĩa thống kê sau khi các nhà khoa học điều chỉnh số liệu về các yếu tố đã biết ảnh hưởng đến tử vong do COVID- 19, bao gồm tuổi, thu nhập và trình độ học vấn, và số bệnh đồng thời (bệnh đi kèm).

Nhưng nhóm có nồng độ estrogen từ liệu pháp thay thế lại giảm được khoảng 55% nguy cơ tử vong do COVID-19 và điều này vẫn được duy trì ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố tương tự.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không có thông tin về bệnh béo phì, hiện nay được biết đến là một yếu tố nguy cơ gây tử vong do COVID-19.

Tỷ lệ phụ nữ chết vì COVID-19 là 10,1% trong số những người bị giảm estrogen, 4,6% với mức estrogen tự nhiên và 2,1% ở những người dùng liệu pháp thay thế hormon có tăng estrogen.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Do đó, các loại thuốc làm tăng nồng độ estrogen có thể có vai trò trong các nỗ lực điều trị nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng họ nhấn mạnh rằng điều này cần được nghiên cứu trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên”.

Connolly đưa ra một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hiện đang diễn ra ở Hoa Kỳ chọn 120 đối tượng để điều tra tác dụng của liệu pháp estradiol và progesterone ở người lớn nhập viện với COVID-19.

Bà cũng đưa ra ý kiến “Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu vui lòng không xem xét việc dừng điều trị bằng thuốc kháng estrogen sau khi bị ung thư vú, đây là điều trị cần thiết cho căn bệnh ung thư”.

————-

Nguồn: Women on Estrogen Replacement Less Likely to Die From COVID

https://www.webmd.com/lung/news/20220218/women-estrogen-replacement-less-likely-die-covid


COVID gây nhiều ảnh hưởng lên hệ tim mạch

Ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch

Ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch như thế nào?

Virus Sars-Cov-2 xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp sau đó tấn công phổi – đó là lý do tại sao một số triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến hô hấp. Không chỉ có vậy các cơ quan khác cũng có thể bị xâm nhập trong đó có tim.

Hai biến chứng COVID liên quan đến tim mạch hay gặp nhất là:

1.Viêm cơ tim

Đây là tình trạng viêm các tế bào cơ tim. Làm ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Theo các nghiên cứu gần đây,  nguyên nhân chủ yếu các tế bào miễn dịch của cơ thể và sự phản ứng quá mức của hệ thống các trung gian phản ứng viêm lên các tế bào cơ tim gây tổn thương tế bào cơ tim, kết cục gây ra tình trạng suy giảm chức năng tim và các rối loạn nguy hiểm khác.

Một số triệu chứng thường gặp như:

+ Đau tức ngực (Tức nặng ngực bên trái)

+ Mệt mỏi

+ Khó thở

+ Rối loạn nhịp tim

Nếu viêm cơ tim mức độ nhẹ, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim làm rối loạn các chức năng sống khác.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm cơ tim liên quan đến COVID là tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ b bản ngừa COVID. Bằng cách này, khi tiếp xúc với COVID-19, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống lại virus và giảm thiểu tối đa các tổn thương do virus gây ra.

2.Cục máu đông

Bình thường khi đứt tay, hệ thống đông máu sẽ kích hoạt hình thành cục máu đôing để cầm máu. Nhưng khi nhiễm COVID-19, hệ thống đông máu bị rối loạn sẽ hình thành các cục máu đông kích thước nhỏ lưu hành trong mạch máu. Tích tụ dần dần sẽ tạo thành cục máu đông lớn gây tắc mạch máu.

Có hai loại cục máu đông chính:

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Loại này thường ở cánh tay hoặc chân, nhưng nó có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Biểu hiện

+ Một cánh tay hoặc chân bị sưng

+ Chuột rút hoặc đau ở chân

+ Da đổi màu tím tái

Thuyên tắc phổi (PE): Cục máu đông rất nghiêm trọng xuất hiện trong phổi. Biểu hiện

+ Khó thở

+ Ho, khạc đờm có lẫn máu

+ Đau tức ngực khi ho hoặc hít sâu

+ Có thể có rối loạn nhịp tim

Ở những người mắc bệnh tim từ trước. Mắc COVID có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.

Liệu tiêm vaccine có làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch không?

Chắc chắn rồi. Các loại vắc xin Moderna, và Pfizer an toàn và hiệu quả cho những người bị bệnh tim.

Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu có sở thích đối với loại vắc xin mà bạn chọn. Họ khuyên bạn nên chủng ngừa bằng mRNA (như vắc-xin của Pfizer và Moderna). Khuyến nghị được CDC xác nhận và đến từ Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, nơi đã xem xét các bằng chứng mới nhất về hiệu quả, tính an toàn và các tác dụng phụ hiếm gặp của các loại vắc xin hiện có. Các chuyên gia nói rằng nhận được bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào tốt hơn là không được tiêm chủng.

Tiêm vaccine COVID cho trẻ em có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đã liên tục theo dõi cách trẻ em và thanh thiếu niên phản ứng với vaccine COVID. Cho đến nay, rất hiếm trường hợp trẻ em bị biến chứng tim mạch và những trường hợp nặng nhất đã khỏi sau vài ngày nằm viện. Nói chung, nhiễm COVID là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với sức khỏe tim mạch  so với tác dụng phụ của vaccine.

———————–

Nguồn: Jennifer Robinson, MD on January 23, 2022– MEDMD

https://www.webmd.com/lung/covid-and-your-heart#1

 

 


Tác động hậu COVID đối với sức khỏe

Nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 40% những người đang nhiễm hoặc đã nhiễm COVID-19 bị COVID kéo dài. Trong số những người nhập viện điều trị có tới 57% số ca bị COVID kéo dài.

Một nghiên cứu khác chỉ ra khoảng 10% những người trong độ tuổi từ 18 đến 49 mắc COVID-19 bị kéo dài. Tỷ lệ này tăng lên 22% ở những người từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, cho dù khỏe mạnh hay có các tình trạng sức khỏe khác. Đối tượng bị COVID kéo dài ngay cả khi các triệu chứng COVID-19 trước đó là nhẹ hoặc trung bình.

Nguyên nhân

Các nhà khoa học hiện tại chưa lý giải được nguyên nhân gây Covid kéo dài. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giải quyết các vấn đề như:

+ Phương pháp điều trị và phòng ngừa

+ Thời gian hết được triệu chứng COVID kéo dài

+ Liệu COVID kéo dài có thể gây ra các biến chứng về tim và não hay không ?

+ Vai trò của vaccine trong dự phòng COVID kéo dài

Triệu chứng

COVID kéo dài có các triệu chứng đa dạng có thể là một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng. Các triệu chứng hay gặp nhất như:

+ Mệt mỏi

+ Sương mù não (suy giảm trí nhớ, khó tập trung làm việc..)

+ Mất khứu giác và vị giác

+ Nói hụt hơi

+ Ho

+ Đau khớp

+ Đau ngực

Ngoài ra có các triệu chứng khác như:

+ Gặp vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ, khó vào giấc ngủ)

+ Cảm giác lo âu, chán nản

+ Rối loạn tiêu hóa

+ Đau cơ

+ Đau đầu

+ Rối loạn nhịp tim

Trong một số trường hợp ít gặp:

+ Viêm cơ tim

+ Tổn thương phổi (xơ hóa phổi)

+ Suy giảm chức năng thận

+ Rụng tóc

+ Viêm da

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào đã kể trên nên khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

COVID kéo dài và vaccine

Khi các nhà khoa học nghiên cứu nguyên nhân và triệu chứng của COVID kéo dài, một nghiên cứu lớn ở Anh đã quan sát dữ liệu của hơn 1,2 triệu người được tiêm chủng (một mũi và đủ hai mũi vaccine).

Các chuyên gia đã phát hiện những người được tiêm chủng đầy đủ (từ 2 mũi trở lên) – (Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca) thì tỷ lệ xuất hiện triệu chứng kéo dài thấp hơn gần 50% so với nhóm không tiêm hoặc tiêm không đầy đủ.

Điều trị COVID kéo dài

Các triệu chứng COVID kéo dài có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh kéo dài.

– Điều trị triệu chứng tim đập nhanh, đau ngực: Nên đi khám để được kiểm tra tim và được kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện một số bài tập thể lực nhẹ nhàng để sớm cải thiện nhịp tim về như bình thường.

– Điều trị triệu chứng yếu sức và mệt mỏi: người bệnh cần tập thể dục một cách từ từ để làm tăng sức mạnh và độ bền của cơ bắp. Có thể tập nhẹ như đi bộ, yoga… Trường hợp mệt mỏi kéo dài dai dẳng, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ tim – phổi để tìm ra nguyên nhân.

– Điều trị triệu chứng đau nhức khớp: giảm đau bằng các loại thuốc như acetaminophen khi không mắc bệnh thận hoặc bệnh dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện vật lý trị liệu để sớm phục hồi khớp bị đau. 

– Điều trị triệu chứng mất khứu giác, vị giác: tập bài tập nhớ mùi, nhớ vị để dần dần cải thiện triệu chứng.

– Điều trị triệu chứng suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, hay quên: Tập thói quen ghi các việc cần làm vào sổ hoặc tờ giấy để có thể ghi nhớ dễ dàng, Tập thiền để tăng sự tập trung

– Điều trị triệu chứng rụng tóc: đây là hiện tượng dễ xảy ra ở những người bị stress, lo lắng khi mắc COVID-19. Điều trị hội chứng hậu COVID trong trường hợp này không khó vì tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt ở đại đa số bệnh nhân sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp kích thích mọc tóc cho người bệnh.

– Điều trị triệu chứng nổi mẩn trên da: người bệnh dễ bị dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da phù hợp.

Phòng tránh COVID kéo dài

Cách tốt nhất để tránh COVID kéo dài là hạn chế sự lây lan của nhiễm COVID-19 và tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ bản càng sớm càng tốt. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết tất cả những người từ 5 tuổi trở lên, đủ điều kiện sức khỏe, nên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Vaccine an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan của vi rút.

Ngoài ra, thực hiện tốt nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) cũng giúp giảm thiểu tối đa khả năng lây nhiễm của COVID.

——————–

– Nguồn: CDC: “Frequently Asked Questions about COVID-19 Vaccination,” “Long-Term Effects of COVID-19,” “About COVID-19 Vaccines.”

MedRxiv: “Global Prevalence of Post-Acute Sequelae of COVID-19 (PASC) or Long COVID: A Meta-Analysis and Systematic Review.”


Tìm thấy coronavirus trong phân rât lâu sau khỏi COVID

Tìm thấy virus corona trong phân sau mắc COVID-19 tới 7 tháng

Các nhà khoa học Đại học Stanford (Mỹ) đã phát hiện virus corona trong phân bệnh nhân COVID-19 sau khỏi bệnh tới 7 tháng, nhưng cho biết sẽ cần nghiên cứu thêm để xác định liệu COVID-19 có lây truyền qua đường phân – miệng trong thời gian dài sau nhiễm bệnh hay không?

phát hiện virus corona trong phân bệnh nhân COVID-19 sau khỏi bệnh tới 7 tháng

Trung bình, 1 trong 7 bệnh nhân COVID-19 tiếp tục thải vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 ít nhất 4 tháng sau chẩn đoán ban đầu. Rất lâu sau khi ngừng thải virus qua đường hô hấp.

Điều này có thể giải thích tại sao một số bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng tiêu hóa (như đau bụng, tiêu chảy,…), tiến sĩ Ami Bhatt, phó giáo sư di truyền học tại Đại học Stanford cho biết.

“Chúng tôi phát hiện những người đã khỏi nhiễm trùng đường hô hấp – nghĩa là xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong bệnh phẩm đường hô hấp – vẫn tiếp tục thải RNA virus trong phân,” tiến sĩ Ami Bhatt cho biết thêm. “Và đặc biệt, những người này thường có các triệu chứng tiêu hóa.”

Nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng hậu COVID.

Nhiều nghiên cứu trước đây tập trung đánh giá virus trong chất thải ở bệnh nhân COVID nặng. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự hiện diện của RNA virus trong trong phân người mắc COVID mức độ nhẹ đến trung bình.

Khoảng một nửa bệnh nhân (49%) có RNA virus trong phân trong vòng tuần đầu tiên nhiễm bệnh. 

Sau nhiễm 4 tháng, không còn virus trong đường hô hấp, nhưng gần 13% bệnh nhân tiếp tục thải mảnh vật chất di truyền qua phân.

Khoảng 4% vẫn tìm thấy RNA virus trong phân sau 7 tháng từ khi được chẩn đoán mắc COVID-19.

SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong đường tiêu hòa hoặc thậm chí các mô khác trong thời gian dài hơn so với tồn tại trong đường hô hấp. Và virus tiếp tục gây ra phức ứng miễn dịch và các hệ quả kéo dài.

Phó giáo sư Bhatt, tác giả của nghiên cứu cho biết những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với các nỗ lực dự đoán, giám sát các đợt bùng phát COVID bằng cách kiểm tra, phát hiện virus trong nước thải của cộng đồng dân cư.

—-

Tài liệu tham khảo:

Ami Bhatt, MD, PhD, associate professor, medicine and genetics, Stanford University, Stanford, Calif.; William Schaffner, MD, medical director, National Foundation for Infectious Diseases; Amesh Adalja, MD, senior scholar, Johns Hopkins Center for Health Security; Med, April 12, 2022


mắc COVID nhẹ cũng gấy mất chất xám não nhiều hơn

Mắc COVID-19 nhẹ cũng làm mất chất xám não bộ nhiều hơn

Theo nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Nature, ngay cả người mắc COVID-19 nhẹ cũng gặp tình trạng mất chất xám và các tổn thương mô não khác.

Phó giáo sư khoa học thần kinh Gwenaëlle Douaud tại Đại học Oxford (Anh) cùng đồng nghiệp đánh giá hình ảnh chụp não của 785 bệnh nhân người Anh từ 51 đến 81 tuổi. Trong đó, 401 người mắc COVID-19 và có 15 người phải nhập viện.

Mắc COVID-19 nhẹ cũng làm mất chất xám não bộ nhiều hơn

Mất chất xám và tổn thương mô não hầu hết ở các vùng não liên quan đến khứu giác của bệnh nhân COVID-19

“Mặc dù 96% người mắc COVID-9 mức độ nhẹ, chúng tôi thấy chất xám mất đi nhiều hơn và tổn thương mô não lớn hơn ở người nhiễm COVID-19 so với người không nhiễm tại thời điểm 4 tháng rưỡi sau nhiễm so với trước nhiễm,” nhà khoa học Gwenaëlle Douaud cho biết.

Trung bình, những người mắc COVID-19 mất thêm 0,2%-2% chất xám hoặc tổn thương mô não so với những người không mắc.

Teo não và tổn thương nhu mô nổi bật nhất ở các vùng não liên quan đến khứu giác. Nhiều bệnh nhân đã phàn nàn về tình trạng mất khứu giác tạm thời.

COVID-19 có thể gây suy giảm nhận thức

Các bệnh nhân trong nghiên cứu đã thực hiện kiểm tra đánh giá nhận thức. Kết quả, bệnh nhân COVID-19 suy giảm khả năng nhận thức nhiều hơn bệnh nhân không nhiễm COVID-19.

Cụ thể, trong bài kiểm tra tâm thần kinh liên quan đến trình tự các số và chữ cái, người bị COVID-19 mất nhiều thời gian hơn đáng kể để hoàn thành bài tập so với những người không bị nhiễm.

Nhà khoa học Michelle Monje-Deisseroth – giáo sư thần kinh học tại Đại học Stanford ở California, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng COVID-19 có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc và chức năng của não, ngay cả ở những người nhiễm bệnh mức độ nhẹ.

“Nghiên cứu trên bổ sung thêm bằng chứng liên quan đến COVID-19 và suy giảm nhận thức dai dẳng và phù hợp với sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta về các tác động sinh học thần kinh của COVID,” Tiến sĩ Monje-Deisseroth cho biết thêm.

Theo phó giáo sư Douaud, một câu hỏi quan trọng cho các nghiên cứu hình ảnh não trong tương lai là xem liệu tổn thương mô não này có được cải thiện trong thời gian dài hơn hay không? Cần nghiên cứu thêm để hiểu cơ chế tế bào và phân tử đằng sau tác động của COVID-19 lên não bộ.

—-

Tài liệu tham khảo:

Abbasi J. Even Mild COVID-19 May Change the Brain. JAMA. 2022;327(14):1321–1322.