Gọi mua hàng: 0902-247-548

Logo-Bacsi-online-v3

Đau bụng dưới sau mãn kinh không nên coi thường

|

Tham vấn y khoa cùng Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online

Hầu hết phụ nữ khi tới ngày hành kinh đều bị đau bụng. Nhưng đau bụng dưới vẫn có thể xảy ra sau mãn kinh. Đôi khi, đó là một dấu hiệu bệnh lý, chẳng hạn u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,…

Đau bụng dưới sau mãn kinh

1. Mãn kinh là gì?

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu 12 tháng sau kỳ kinh cuối ở phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh thường rơi vào độ tuổi từ 45-55, trung bình ở 51 tuổi.

Các triệu chứng mãn kinh có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm: bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, rối loạn giấc ngủ,…

Tiền mãn kinh là giai đoạn kéo dài 2-5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn. Trong giai đoạn này, kinh nguyệt không đều và thưa dần. Thời kỳ tiền mãn kinh, cơn đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu hoàn toàn bình thường.

2. Nguyên nhân nào gây đau bụng dưới sau mãn kinh?

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính ở cơ trơn thành tử cung. U xơ tử cung có thể dao động về kích thước và số lượng.

Theo nghiên cứu, phần lớn u xơ tử cung gặp ở phụ nữ 30-45 tuổi; nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.

Các khối u xơ thường ngừng phát triển hoặc nhỏ lại khi bước sang thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể gặp các triệu chứng của u xơ tử cung, chẳng hạn đau bụng dưới sau mãn kinh

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở các vị trí bên ngoài tử cung, chẳng hạn như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, trực tràng,…

Lạc nội mạc tử cung phổ biến nhất ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi. Hiếm khi nhưng vẫn có thể gặp ở phụ nữ sau mãn kinh.

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí niêm mạc bị lạc chỗ và có thể bao gồm đau bụng kinh, rối loạn tiểu tiện, quan hệ đau, đau trong khi đại tiện.

Táo bón mạn tính

Táo bón mãn tính cũng là một nguyên nhân phổ biến của đau bụng dưới và rối loạn tiêu hóa.

Thông thường định nghĩa, táo bón mạn tính là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên dưới 3 lần/tuần. Phân có thể cứng, khô hoặc vón cục và gây đau đớn, khó đi ngoài.

Một số nguyên nhân gây táo bón: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tác dụng của một số loại thuốc, lười vận động hoặc một số tình trạng bệnh lý.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một loại nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra đau bụng vùng chậu cùng với buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Tác nhân gây viêm dạ dày ruột có thể do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Tùy theo nguyên nhân, các triệu chứng có thể xảy ra 1-3 ngày sau bị nhiễm và kéo dài 1-2 ngày hoặc có thể đến 10 ngày.

Ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung

Ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung có thể đau bụng và đau vùng chậu. Nguy cơ mắc các loại ung thư này tăng lên ở phụ nữ lớn tuổi và tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.

Các triệu chứng khác của ung thư này có thể bao gồm: ra máu âm đạo bất thường, đầy bụng, sụt cân bất thường.

3. Khi nào cần đi khám?

Nếu đau bụng hoặc đau vùng chậu kèm theo các triệu chứng khác, đặc biệt là chảy máu âm đạo sau mãn kinh thì nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Trường hợp phụ nữ lo lắng nhiều về đau bụng dưới sau mãn kinh cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân.

4. Chẩn đoán

Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về dấu hiệu đau bụng và các triệu chứng khác, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình. 

Để xác định nguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ sau mãn kinh, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán như:

Siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp siêu âm sử dụng một đầu dò thuôn, dài đưa nhẹ nhàng vào âm đọa.

Nội soi buồng tử cung là một kỹ thuật cho phép quan sát buồng tử cung của người phụ nữ.

Sinh thiết nội mạc tử cung là một xét nghiệm, trong đó bác sĩ lấy một mẩu nhỏ niêm mạc tử cung rồi quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá bất thường của niêm mạc tử cung (nếu có).

5. Điều trị

Phương pháp điều trị đau bụng dưới sau mãn kinh tùy thuộc vào nguyên nhân. Trong trường hợp ung thư nội mạc tử cung, tùy theo giai đoạn, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung; sau đó kết hợp hóa trị hoặc xạ trị.

Quý khách có thể nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online để được tư vấn trực tiếp từ Đội ngũ Bác sĩ về sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh.

Đánh giá post
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM