Một nghiên cứu mới cho biết ảnh hưởng của hậu COVID có thể tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là đối với phụ nữ.
1.Ảnh hưởng của hậu Covid
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet: Respiratory Medicine, 25,5% những người tham gia nghiên cứu phải nhập viện điều trị do hậu COVID cho biết khả năng hồi phục hoàn toàn sau 5 tháng sau khi xuất viện và chỉ 28,9% cho biết hồi phục hoàn toàn một năm sau khi xuất viện. Cũng theo báo cáo này, phụ nữ ít có khả năng hồi phục hoàn toàn hơn 33% so với nam giới. Bên cạnh đó, những người béo phì và những người đang thở máy cũng ít có khả năng hồi phục hơn.
Các chuyên gia đã quan sát trên 2.320 người được chẩn đoán mắc COVID-19 ở Anh và xuất viện từ ngày 7 tháng 3 năm 2020 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và so sánh với những người tham gia nghiên cứu 5 tháng và một năm sau khi xuất viện, mặc dù số người tham gia bệnh nhân giảm sau năm tháng.
Các triệu chứng dai dẳng trong một năm bao gồm mệt mỏi, ngủ kém, khó thở, yếu chân tay, đau cơ, đau hoặc sưng khớp, khó tập trung và giảm trí nhớ ngắn hạng.
Dù chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây hậu COVID nhưng một giả thuyết cho là do quá trình viêm trong COVID cấp tính dẫn đến “trạng thái viêm dai dẳng” sau COVID-19.
2.Hậu covid và nữ giới
Trưởng nhóm nghiên cứu Christopher Brightling của Đại học Leicester cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi để đánh giá các triệu chứng còn lại của hậu COVID từ đó có thể hỗ trợ những bệnh nhân xuất hiện tình trạng hậu COVID mặc dù phần lớn người dân đã tiêm vaccine. Tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể nhưng các bệnh nhân mắc hậu COVID lại tăng lên và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, COVID kéo dài có thể trở thành một tình trạng lâu dài mới rất phổ biến”
Một nghiên cứu khác, được công bố vào cuối tháng 3 trên Tạp chí Woman’s Health, cho biết phụ nữ bị COVID kéo dài có nhiều khả năng có các triệu chứng hơn nam giới trong giai đoạn cấp tính của bệnh và 5 tháng sau đó.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 89 bệnh nhân nữ và 134 bệnh nhân nam được chẩn đoán mắc COVID-19. Kết quả cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng gặp các triệu chứng như khó nuốt, mệt mỏi, đau ngực và đánh trống ngực.
“Chúng tôi đã chứng minh rằng nữ giới có nhiều triệu chứng hơn nam giới không chỉ trong giai đoạn cấp tính mà cả khi mắc hậu COVID. Giới tính được cho là một yếu tố quan trọng quyết định đến hậu COVID-19 vì nó là một yếu tố dự báo đáng kể các triệu chứng dai dẳng ở nữ giới như khó thở, mệt mỏi, đau ngực và đánh trống ngực. Kết quả của chúng tôi cho thấy sự cần thiết phải theo dõi lâu dài những bệnh nhân này từ khía cạnh giới tính để thực hiện các chiến lược điều trị và phòng ngừa sớm”.
Nguồn:
- The Lancet Respiratory Medicine. “Clinical characteristics with inflammation profiling of long COVID and association with 1-year recovery following hospitalisation in the UK: a prospective observational study”
- Journal of Women’s Health. “Sex-Related Differences in Long-COVID-19 Syndrome”