Ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch như thế nào?
Virus Sars-Cov-2 xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp sau đó tấn công phổi – đó là lý do tại sao một số triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến hô hấp. Không chỉ có vậy các cơ quan khác cũng có thể bị xâm nhập trong đó có tim.
Hai biến chứng COVID liên quan đến tim mạch hay gặp nhất là:
1.Viêm cơ tim
Đây là tình trạng viêm các tế bào cơ tim. Làm ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Theo các nghiên cứu gần đây, nguyên nhân chủ yếu các tế bào miễn dịch của cơ thể và sự phản ứng quá mức của hệ thống các trung gian phản ứng viêm lên các tế bào cơ tim gây tổn thương tế bào cơ tim, kết cục gây ra tình trạng suy giảm chức năng tim và các rối loạn nguy hiểm khác.
Một số triệu chứng thường gặp như:
+ Đau tức ngực (Tức nặng ngực bên trái)
+ Mệt mỏi
+ Khó thở
+ Rối loạn nhịp tim
Nếu viêm cơ tim mức độ nhẹ, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim làm rối loạn các chức năng sống khác.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm cơ tim liên quan đến COVID là tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ b bản ngừa COVID. Bằng cách này, khi tiếp xúc với COVID-19, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống lại virus và giảm thiểu tối đa các tổn thương do virus gây ra.
2.Cục máu đông
Bình thường khi đứt tay, hệ thống đông máu sẽ kích hoạt hình thành cục máu đôing để cầm máu. Nhưng khi nhiễm COVID-19, hệ thống đông máu bị rối loạn sẽ hình thành các cục máu đông kích thước nhỏ lưu hành trong mạch máu. Tích tụ dần dần sẽ tạo thành cục máu đông lớn gây tắc mạch máu.
Có hai loại cục máu đông chính:
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Loại này thường ở cánh tay hoặc chân, nhưng nó có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Biểu hiện
+ Một cánh tay hoặc chân bị sưng
+ Chuột rút hoặc đau ở chân
+ Da đổi màu tím tái
Thuyên tắc phổi (PE): Cục máu đông rất nghiêm trọng xuất hiện trong phổi. Biểu hiện
+ Khó thở
+ Ho, khạc đờm có lẫn máu
+ Đau tức ngực khi ho hoặc hít sâu
+ Có thể có rối loạn nhịp tim
Ở những người mắc bệnh tim từ trước. Mắc COVID có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Liệu tiêm vaccine có làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch không?
Chắc chắn rồi. Các loại vắc xin Moderna, và Pfizer an toàn và hiệu quả cho những người bị bệnh tim.
Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu có sở thích đối với loại vắc xin mà bạn chọn. Họ khuyên bạn nên chủng ngừa bằng mRNA (như vắc-xin của Pfizer và Moderna). Khuyến nghị được CDC xác nhận và đến từ Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, nơi đã xem xét các bằng chứng mới nhất về hiệu quả, tính an toàn và các tác dụng phụ hiếm gặp của các loại vắc xin hiện có. Các chuyên gia nói rằng nhận được bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào tốt hơn là không được tiêm chủng.
Tiêm vaccine COVID cho trẻ em có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đã liên tục theo dõi cách trẻ em và thanh thiếu niên phản ứng với vaccine COVID. Cho đến nay, rất hiếm trường hợp trẻ em bị biến chứng tim mạch và những trường hợp nặng nhất đã khỏi sau vài ngày nằm viện. Nói chung, nhiễm COVID là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với sức khỏe tim mạch so với tác dụng phụ của vaccine.
———————–
Nguồn: Jennifer Robinson, MD on January 23, 2022– MEDMD
https://www.webmd.com/lung/covid-and-your-heart#1