Cách giải rượu an toàn

3 phương pháp hạ men gan cao do uống rượu bia

Men gan cao do uống rượu bia ảnh hưởng của uống rượu bia tới cơ thể là rất lớn, mức độ gia tăng theo lượng cồn đưa vào cơ thể.

Những ảnh hưởng cơ bản bao gồm:

Hệ thống thần kinh

Rượu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Do rượu làm tăng hoạt động của GABA (axit Gamma-aminobutyric).

Chất này ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh, gây ra các biểu hiện như dáng đi không vững, choáng váng, đau đầu, khó chịu và làm chậm phản xạ.

Làm tăng hoạt động của gan, men gan cao

Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất. Tại đây, trên 90% lượng rượu hấp thu sẽ được chuyển hóa. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận.

Chất cồn và các độc tố khác từ rượu bia sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, gây sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TGF-β, TNF-α,…tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương và chết nhanh chóng.

Làm cơ thể bị mất nước

Tiêu thụ rượu làm lượng nước tiểu tăng lên, dẫn đến tình trạng mất nước mà không thể bù lại kịp.

Cùng với đó, các triệu chứng như khát nước, đau đầu, mệt mỏi cũng theo đó xuất hiện.

Tác động đến chất lượng giấc ngủ và đường tiêu hóa

Chất lượng giấc ngủ cũng chịu tác động dưới ảnh hưởng của rượu.

Nguyên nhân làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể cũng như làm tăng nồng độ hormon gây căng thẳng. Từ đó, làm cảm giác mệt mỏi xuất hiện. 

Đồng thời, loại đồ uống có cồn này cũng khiến đường tiêu hóa bị kích thích, dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn.

Giảm lượng đường trong máu

Ngoài ra, sự xuất hiện của rượu khiến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Cụ thể, nó làm giảm nồng độ đường trong máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người sau khi uống rượu phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, mất sức.

Một số cách giúp cơ thể giảm mệt mỏi sau khi uống rượu

Bổ sung nhiều nước

Do rượu bia có gây ức chế khả năng hấp thụ nước vào cơ thể và tăng cường bài tiết qua nước tiểu.

Do đó phải bổ sung nước thường xuyên. Bù vào lượng nước đã mất kết hợp pha loãng nồng độ cồn trong máu.

Có thể bổ sung trà gừng, nước cam, chanh, nước dừa.

Men gan tăng cao do ảnh hưởng của rượu bia

Ăn uống đầy đủ

Sau khi uống rượu, phải đảm bảo ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tránh làm giảm lượng đường trong máu và giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi. 

Thể bắt đầu bằng một bát cháo trắng hoặc ăn bánh mì (tinh bột) sau khi uống rượu nhằm làm kéo dài thời gian rượu ngấm vào máu, tăng lượng đường và giảm các triệu chứng khó chịu. 

Sử dụng một số chế phẩm bảo vệ gan, Hetik

Cây kế sữa (Silymarin): hoạt chất silymarin trong cây kế sữa có thể bảo vệ gan và phục hồi gan khỏi bị phá hủy bởi rượu, bia. Làm giảm các triệu chứng khó chịu do rượu như đau đầu, khát nước, mệt mỏi.

Theo cơ chế tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, giúp ổn định tế bào, ngăn chặn các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó làm bền vững màng tế bào, duy trì cấu chúc và chức năng của gan.

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere


Rượu bia tồn tại trong cơ thể là bao lâu?

Thời gian rượu, bia tồn tại trong cơ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng cơ thể, số lượng rượu bia sử dụng và tốc độ uống của mỗi người. Một số xét nghiệm có thể phát hiện rượu trong cơ thể lên đến 24 giờ.

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong máu. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn. Có những trường hợp, người uống rượu vào tối hôm trước đến tối hôm sau vẫn còn dương tính với nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

1, Thời gian chuyển hóa rượu

– Sau 60 giây: Rượu sẽ ngấm vào máu và tác động lên não

– Sau 5 phút: Rượu sẽ ngấm vào máu khi ở trong dạ dày. Một phần nhỏ được đào thải qua hơi thở và mồ hôi.

– Sau 20 phút: 90% lượng rượu sẽ được ở ruột non, và được chuyển hóa ở gan.

– Cồn có thể được phát hiện tới 6 giờ trong máu; khoảng 12-24 giờ trong hơi thở, nước tiểu và nước bọt.

 

2, Một số yếu tố ảnh hưởng quá trình chuyển hóa rượu

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu và tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể:

+ Giới tính: Nồng độ cồn trong máu của nữ giới cao hơn khi uống cùng lượng cồn nhưng tốc độ đào thải lại nhanh hơn so với nam giới.

+ Tuổi: Tuổi càng cao tốc độ đào thải cồn trong máu càng chậm.

+ Thời gian trong ngày: Chuyển hóa cồn mạnh mẽ vào cuối ngày.

+ Hoạt động thể chất: Rượu được đào thải nhanh hơn sau khi tập thể dục.

+ Thức ăn: Khi có thức ăn cùng với rượu làm tăng chuyển hóa rượu.

Có những bước cụ thể bạn có thể thực hiện để giúp giảm tác dụng của rượu.

+ Thức ăn có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ rượu.

+ Nước có thể giúp giảm nồng độ cồn trong máu.

+ Tránh đồ uống chứa caffein.

+ Một số chế phẩm từ thiên nhiên giúp tăng chuyển hóa rượu như: Cây kế sữa, Atiso, nước dừa, đậu xanh…


giải rượu an toàn

Những cách giải rượu an toàn hiệu quả nhất

Rượu bia là đồ uống được dùng phổ biến nhất là trong các dịp nghỉ lễ, liên hoan, gặp gỡ người thân và bạn bè. Tuy nhiên theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Khi đã sử dụng rượu bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.

Đối với những người đã uống tối hôm trước có thể sử dụng một số cách sau để thanh thải lượng cồn trong máu một cách nhanh nhất:

1, Uống nhiều nước lọc

Cách giải rượu đơn giản nhất chính là uống nước lọc. Khi uống nhiều rượu bia, cơ thể sẽ bị mất nước do rượu ức chế quá trình tái hấp thu nước cho cơ thể. Việc bổ sung thêm nước lọc sẽ giúp nhanh chóng bù lại lượng nước đã mất cũng như làm loãng nồng độ cồn trong máu và tăng cường đào thải rượu bia ra bên ngoài qua đường tiểu.

Để giải rượu bạn cần uống thật nhiều nước chia thành nhiều lần uống, tốt nhất là uống trước, trong và cả sau khi uống rượu bia. Sau bữa nhậu, nên uống hai ly nước trước khi đi ngủ. Có thể đặt sẵn cốc nước đầu giường để phòng khát nước trong đêm.

2, Nước dừa tươi

Nước dừa không chỉ bổ sung lượng nước đáng kể để ngăn cơ thể không bị mất nước mà trong nước dừa chứa các khoáng chất, giúp cơ thể bù điện giải nhất là khi nôn mửa do uống nhiều rượu. Giảm các triệu chứng say rượu.

3, Uống nước gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm, từ lâu đã trở thành một phương thuốc tốt để giải rượu bia, giúp cho mạch máu lưu thông tốt, giải nhanh các chất cồn trong cơ thể, làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, chống nôn mửa trong trường hợp say rượu. Mật ong sẽ làm tăng lượng glucose – nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn say. Vì thế, thức uống này có tác dụng hồi sức rất tốt cho người say rượu, hiệu quả thấy rõ.

4, Cháo đậu xanh

Theo Đông y, hạt đậu xanh (lục đậu) có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu thử, lợi thủy, giải độc. Vỏ hạt đậu xanh (lục đậu y) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, giải thử, trừ phiền, trừ màng mộng ở mắt.
Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh liền cả vỏ, để chữa trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên, như cảm nắng, say nắng, sốt, phiền khát, mụn nhọt lở loét. Và đặc biệt là để giải độc khi ngộ độc thuốc, nấm độc hoặc thức ăn nhiễm độc. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Các protein, tanin và các hợp chất flavone trong đậu xanh có thể kết hợp với thủy ngân, arsenic (As), chì (Pb), một số hợp chất trong phân hóa học, tạo thành các hợp chất trầm tích. Vì vậy, có thể làm giảm độc tính, do dạ dầy khó hấp thu các hợp chất có độc tính đó hơn.
Trên lâm sàng, khi bị trúng độc nông dược, kim loại nặng v.v. người ta thường nấu đậu xanh cho bệnh nhân ăn hoặc nghiền mịn đậu xanh pha nước cho uống, có kết quả giải độc rất tốt.


Silymarin

Silymarin và Atiso thúc đẩy thải rượu nhanh hơn

1, Tác dụng chuyển hoá rượu của Silymarin

Silymarin, chiết xuất từ cây kế sữa, có tác dụng giải độc và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời tăng cường quá trình chuyển hoá rượu. Gốc tự do là những phân tử không ổn định gây rối loạn và phá hủy tế bào. Silymarin giúp giảm viêm, thúc đẩy hồi phục tế bào gan, và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh gan như vàng da, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan nhiễm mỡ.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác động tiềm năng của silymarin đối với quá trình chuyển hoá rượu. Một nghiên cứu trên tạp chí “Phytotherapy Research” (2012) cho thấy việc bổ sung silymarin làm tăng chuyển hoá rượu và giảm nồng độ cồn trong máu. Nghiên cứu khác trên “Tạp chí Clinical Psychology” (2015) báo cáo rằng silymarin giảm thời gian an thần do rượu gây ra và cải thiện chức năng nhận thức.

Silymarin

Silymarin

  2, Tác dụng của Atiso           

Atiso cũng có tác dụng đối với chức năng gan và quá trình chuyển hoá rượu. Một nghiên cứu trên “Phytomedicine” (2009) phát hiện rằng chiết xuất atisô tăng hoạt động men gan và bảo vệ gan khỏi tổn thương do rượu. Atiso là một từ khoá quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển hoá rượu.
Tuy có một số bằng chứng sơ bộ về lợi ích của atisô đối với thải cồn và chức năng gan, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác nhận và xác định liều lượng tối ưu cũng như tác dụng phụ tiềm ẩn của việc sử dụng atisô.
Như vậy, silymarin từ cây kế sữa và atiso có tiềm năng hỗ trợ quá trình thải cồn và chức năng gan, đặc biệt là trong việc giải độc gan và trung hòa gốc tự do. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để khẳng định những tác dụng này và xác định cách sử dụng hiệu quả của silymarin và atisô trong quá trình thải cồn.

Nguồn:

1. Effects of artichoke (Cynara scolymus L.) extract on ethanol-induced acute gastric mucosal injury in rats

2. Hepatoprotective and antioxidant effects of silymarin on hepatic alcohol intoxication in rats

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere