Rượu bia là đồ uống được dùng phổ biến nhất là trong các dịp nghỉ lễ, liên hoan, gặp gỡ người thân và bạn bè. Tuy nhiên theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Khi đã sử dụng rượu bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.
Đối với những người đã uống tối hôm trước có thể sử dụng một số cách sau để thanh thải lượng cồn trong máu một cách nhanh nhất:
1, Uống nhiều nước lọc
Cách giải rượu đơn giản nhất chính là uống nước lọc. Khi uống nhiều rượu bia, cơ thể sẽ bị mất nước do rượu ức chế quá trình tái hấp thu nước cho cơ thể. Việc bổ sung thêm nước lọc sẽ giúp nhanh chóng bù lại lượng nước đã mất cũng như làm loãng nồng độ cồn trong máu và tăng cường đào thải rượu bia ra bên ngoài qua đường tiểu.
Để giải rượu bạn cần uống thật nhiều nước chia thành nhiều lần uống, tốt nhất là uống trước, trong và cả sau khi uống rượu bia. Sau bữa nhậu, nên uống hai ly nước trước khi đi ngủ. Có thể đặt sẵn cốc nước đầu giường để phòng khát nước trong đêm.
2, Nước dừa tươi
Nước dừa không chỉ bổ sung lượng nước đáng kể để ngăn cơ thể không bị mất nước mà trong nước dừa chứa các khoáng chất, giúp cơ thể bù điện giải nhất là khi nôn mửa do uống nhiều rượu. Giảm các triệu chứng say rượu.
3, Uống nước gừng tươi
Gừng có vị cay, tính ấm, từ lâu đã trở thành một phương thuốc tốt để giải rượu bia, giúp cho mạch máu lưu thông tốt, giải nhanh các chất cồn trong cơ thể, làm dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, chống nôn mửa trong trường hợp say rượu. Mật ong sẽ làm tăng lượng glucose – nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn say. Vì thế, thức uống này có tác dụng hồi sức rất tốt cho người say rượu, hiệu quả thấy rõ.
4, Cháo đậu xanh
Theo Đông y, hạt đậu xanh (lục đậu) có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu thử, lợi thủy, giải độc. Vỏ hạt đậu xanh (lục đậu y) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, giải thử, trừ phiền, trừ màng mộng ở mắt.
Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh liền cả vỏ, để chữa trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên, như cảm nắng, say nắng, sốt, phiền khát, mụn nhọt lở loét. Và đặc biệt là để giải độc khi ngộ độc thuốc, nấm độc hoặc thức ăn nhiễm độc. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Các protein, tanin và các hợp chất flavone trong đậu xanh có thể kết hợp với thủy ngân, arsenic (As), chì (Pb), một số hợp chất trong phân hóa học, tạo thành các hợp chất trầm tích. Vì vậy, có thể làm giảm độc tính, do dạ dầy khó hấp thu các hợp chất có độc tính đó hơn.
Trên lâm sàng, khi bị trúng độc nông dược, kim loại nặng v.v. người ta thường nấu đậu xanh cho bệnh nhân ăn hoặc nghiền mịn đậu xanh pha nước cho uống, có kết quả giải độc rất tốt.