mẩn ngứa nóng gan

Mẩn ngứa, mụn nhọt do “nóng gan”

Nóng gan là bản chất là tình trạng sự suy giảm chức năng gan. Nguyên nhân do chức năng gan kém, không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố trong gan, gây độc cho gan, làm nóng gan và kèm theo các biểu hiện nổi mụn, nổi mẩn ngứa, mề đay.

1.Nguyên nhân nóng gan được chia thành hai loại là bên trong và bên ngoài:

– Bên ngoài:

+ Sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… ngoài làm cho chức năng gan suy giảm có thể gây tăng men gan, viêm gan.

+ Ăn uống không khoa học: Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, ngoài ra các chất cay nóng, đồ ngọt cũng làm gan tăng chuyển hoá, sinh nhiệt trong cơ thể.

+ Làm việc trong môi trường hoá chất, ô nhiễm.

– Bên trong:

+ Do các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị rồi loạn, ảnh hưởng qua lại làm cho các chất độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hoá không được đào thải, tích tụ lại. Chính các độc tố đó tác động bất lợi gây lên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.

2.Triệu chứng nóng gan

+ Nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa vị trí đa dạng nhưng thường ở mặt, tay, ngực hoặc lưng. Ngứa râm ran, lan rộng một vùng của cơ thể. Kèm theo nổi các mảng hồng (đỏ) lan rộng. Nốt mề đay nổi lên thường khá dày, sờ thấy chắc.

+ Khát nước, cảm giác khó chịu, nóng bức.

+ Đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm như nước chè đặc.

+ Rối loạn tiêu hoá, táo bón.

+ Sốt nhẹ, nhức đầu.

  1. Một số cách điều trị nóng gan

– Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

+ Uống đủ nước giúp cho cơ thể thanh lọc, thải các chất độc qua nước tiểu

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán.

+ Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá và một số hoá chất độc hại.

+ Tập thể dục đều đặn tối thiểu 20phút/buổi và ít nhất 3 buổi/tuần.

+ Sử dụng các chế phẩm thiên nhiên như Cây kế sữa, Atiso, bồ công anh, diệp hạ châu giúp giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan, trung hòa các gốc tự do và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Từ đó giảm mạnh các triệu chứng nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa.

 

HETIK – chế phẩm từ thiên nhiên giúp bảo vệ  – “Hạ hoả” gan

Cây kế sữa (Silymarin): hoạt chất silymarin trong cây kế sữa có thể bảo vệ gan và phục hồi gan khỏi bị phá hủy bởi các rượu, bia, thuốc lá và các chất độc hại.

Theo cơ chế tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, giúp ổn định tế bào, ngăn chặn các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó làm bền vững màng tế bào, duy trì cấu chúc và chức năng của gan.

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi

Đặt mua ngay để có nhiều ưu đãi
[wtbp-table-press id=2]

Bạn cần tư vấn thêm từ Bác Sĩ?

Clickhere


Nổi mẩn, ngứa do gan: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngứa da hoặc nổi mẩn là tình trạng báo hiệu chức năng gan bị suy giảm. Triệu chứng mẩn ngứa gây khó chịu cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó cần có các biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Cơ chế gây ngứa do gan

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng. Để bảo vệ cơ thể, gan đóng vai trò như hàng rào ngăn chặn các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Gan làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Gan chống độc bằng 2 cơ chế:

Giữ lại kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân … sau đó sẽ thải ra ngoài

Biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn bằng các phản ứng hóa học sau đó thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

Như vậy khi chức năng suy giảm, hoạt động thanh thải các chất độc hại của gan giảm đáng kể. Các chất có hại sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường như các nốt sẩn gây ngứa ở da.

2. Các nguyên nhân gây ngứa

Một số bệnh lý gan xuất hiện triệu chứng ngứa như:

  • Ứ mật trong gan của thai kỳ
  • Viêm gan B và C mãn tính
  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
  • Xơ gan mật nguyên phát
  • Tắc mật do sỏi, u chèn

Các nguyên nhân khác 

Ngoài ra nguyên nhân gây ngứa có thể là các tác nhân xung quanh môi trường sống, chế độ sinh hoạt như:

  • Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc các chất độc hại
  • Chế độ ăn không khoa học như: đồ ăn chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản, chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, thiếu hụt vitamin và khoáng chất
  • Lạm dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá.

3. Biểu hiện của mẩn ngứa do gan

Biểu hiện mẩn ngứa do gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi…). Các nốt mẩn, ngứa do gan đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Ngứa râm ran: ngứa do gan chỉ ở mức râm ran, đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng…
  • Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Da sẽ dần có các biểu hiện nổi từng mảng đỏ hoặc hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn, có thể lan nhiều ra toàn thân.
  • Nổi mề đay, sẩn cục: Các mảng hoặc nốt mề đay khi nổi lên thường khá dày, sờ vào thấy chắc và có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.

Ngoài ra, khi chức năng gan suy giảm, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng ngoài da khác như:

+ Mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tính tình

+ Giảm cảm giác ngon miệng, ăn uống kém, không tiêu

+ Đau tức âm ỉ vùng hạ sườn phải, đôi khi lan lên vai phải

+ Vàng da và mắt, nước tiểu đậm màu có hoặc không kèm theo phân bạc màu.

+ Chảy máu chân răng, dễ xuất hiện các mảng bầm tím trên da khi va chạm.

4. Phương pháp điều trị mẩn ngứa do gan

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho gan như thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, giàu chất béo.

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trung bình mỗi ngày bạn nên uống nước từ 1,5 – 2 lít. Theo các chuyên gia y tế, việc bổ sung nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là vào những mùa nắng nóng.

+ Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ quả cho cơ thể. 

+ Tránh xa việc sử dụng hoặc tiếp xúc với những tác nhân gây hại cho gan. Bỏ thuốc lá, không lạm dụng các loại rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

+ Sử dụng các thảo dược làm mát gan, tăng cường chức năng gan như: Cây kế sữa, bông Atiso, Diệp hạ châu…

Một số mẹo có thể giảm ngứa:

  • Thoa kem dưỡng ẩm nên vùng da bị mẩn ngứa
  • Tắm nước mát
  • Chườm một miếng vải ướt và lạnh lên vùng bị ngứa