Gọi mua hàng: 0902-247-548

Logo-Bacsi-online-v3

Tổn thương gan do Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

|

Tổn thương gan rất hay gặp bệnh nhân sốt xuất huyết. Tỷ lệ gặp các triệu chứng viêm gan khá cao qua các nghiên cứu: đau bụng, buồn nôn, chán ăn, gan to, tăng men gan.

1.Tỷ lệ tổn thương gan của sốt xuất huyết

Nguyên nhân viêm gan do virus Dengue tấn công trực tiếp; giải phóng yếu tố viêm, rối loạn đáp miễn dịch, sử dụng paracetamol (acetaminophen). Bệnh nhân sốt xuất huyết có viêm gan sẽ tăng nguy cơ xuất huyết, xuất hiện các biến chứng và sốc dengue.

Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết có triệu chứng gan to chiếm 56%. Tỷ lệ này tăng lên rất cao (96%) ở bệnh sốt xuất huyết nặng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy men gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết nặng có mức cao hơn đáng kể so với bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ không biến chứng. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng men gan do tổn thương gan với việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một điểm đáng chú ý nữa là các giá trị của men gan của bệnh nhân sốt xuất huyết có xu hướng giảm ở giai đoạn lui bệnh.

2. Đặc điểm tổn thương gan

Xuất huyết, một biến chứng đặc trưng ở bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng gặp với tuần suất cao hơn và mức độ nặng hơn ở các bệnh nhân có tăng men gan.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có nguy cơ suy gan cấp cao nhất ở giai 5 đến 13 ngày sau khi bắt đầu sốt. Suy gan cấp là yếu tố tăng nặng đáng kể và gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nghiên cứu hình ảnh siêu âm gan mật ở bệnh nhân sốt xuất huyết cho thấy tình trạng dày thành túi mật rất phổ biến. Một nghiên cứu trên 224 trẻ em sốt xuất huyết cho thấy 75% trẻ có thành túi mật dày lên. Siêu âm hàng ngày đánh giá tiến triển dày thành túi mật tăng dần là dấu hiệu tiên lượng nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Bandyopadhyay, D., et al., A study on spectrum of hepatobiliary dysfunctions and pattern of liver involvement in dengue infection. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 2016. 10(5): p. OC21.
  2. Saha, A.K., S. Maitra, and S.C. Hazra, Spectrum of hepatic dysfunction in 2012 dengue epidemic in Kolkata, West Bengal. Indian Journal of Gastroenterology, 2013. 32(6): p. 400-403.
  3. Souza, L.J.d., et al., Aminotransferase changes and acute hepatitis in patients with dengue fever: analysis of 1,585 cases. Brazilian journal of infectious diseases, 2004. 8: p. 156-163.
  4. Walid, S., et al., A comparison of the pattern of liver involvement in dengue hemorrhagic fever with classic dengue fever. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 2000. 31(2): p. 259-263.

 

 

Đánh giá post
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM