Cholesterol

Cholesterol: Thực phẩm nào là “bạn”, thực phẩm nào là “thù”?

Cholesterol trong thực phẩm: một quan niệm sai lầm

Cholesterol trong thực phẩm thường bị hiểu lầm. Việc ăn những thực phẩm giàu cholesterol lành mạnh giúp kiểm soát mỡ máu một cách tốt hơn. Một số thực phẩm này thậm chí còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Sau đây là những thực phẩm chứa cholesterol

Cholesterol

Thực phẩm lành mạnh chứa nhiều cholesterol

1. Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất, đặc biệt là nguồn protein. Trứng chứa nhiều cholesterol, với 1 quả trứng (50 gram) cung cấp 207 miligram cholesterol. Một số nghiên cứu cho thấy trứng không làm tăng mức cholesterol và ăn trứng nguyên quả có thể tăng cường cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) bảo vệ tim, còn được gọi là “cholesterol tốt”. Bởi HDL giúp vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô và mạch máu trở về gan để loại bỏ hoặc tái sử dụng. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và đột quỵ

2. Hải sản có vỏ: Hải sản có vỏ như ngao, cua, và tôm cung cấp dồi dào protein, vitamin B, sắt, và selen. Một khẩu phần 85 g tôm cung cấp 214 mg cholesterol. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hải sản có thể cải thiện sức khỏe nhận thức, thị giác và tim mạch.

3. Nội tạng: Nội tạng giàu cholesterol – như tim, thận và gan – rất giàu dinh dưỡng. Ví dụ, tim gà là nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa mạnh CoQ10, cũng như vitamin B12, sắt và kẽm. Một khẩu phần 145 g cung cấp 351 mg cholesterol. Một nghiên cứu năm 2017 về hơn 9.000 người trưởng thành Hàn Quốc cho thấy những người ăn vừa phải thịt chưa qua chế biến, bao gồm nội tạng, có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn những người tiêu thụ ít nhất.

4. Sữa chua: Sữa chua nguyên chất là một thực phẩm giàu cholesterol chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một cốc sữa chua nguyên chất (100 gram) chứa 31,8 mg cholesterol. Một số nghiên cứu liên kết việc tăng tiêu thụ các sản phẩm sữa lên men nguyên chất với việc giảm cholesterol LDL và huyết áp, cũng như giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường.

Thực phẩm nên tránh

Trong khi một số thực phẩm giàu cholesterol có thể có lợi cho sức khỏe, thì những thực phẩm sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác:
1. Đồ ăn chiên-xào: Đồ ăn chế biến bằng chiên – xào nhiều dầu mỡ chứa nhiều cholesterol Những loại đồ ăn này chứa nhiều calo rỗng và chất béo bão hoà, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó cần hạn chế. Thay vào đó có thể sử dụng các phương thức khác như sử dụng nồi chiên không dầu.

2. Thức ăn nhanh: Tiêu thụ thức ăn nhanh là một yếu tố nguy cơ chính đối với nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh thường có cholesterol cao hơn, nhiều mỡ bụng hơn, mức độ viêm cao hơn, huyết áp cao hơn và điều hòa đường huyết kém hơn.

3. Thịt chế biến sẵn: Thịt chế biến sẵn, như xúc xích, thịt nguội và thịt xông khói, là những thực phẩm giàu cholesterol nên hạn chế trong chế độ ăn. Một nghiên cứu trên 614.000 người tham gia cho thấy mối liên quan giữa khẩu phần thịt chế biến sẵn 50 g mỗi ngày làm tăng nguy cơ lên tới 42% mắc bệnh tim.

4. Đồ ngọt: Bánh quy, bánh ngọt, kem, bánh nướng và các loại đồ ngọt khác thường chứa nhiều cholesterol, đường thêm, chất béo bão hoà và calo rỗng. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đường có mối liên quan đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy giảm trí nhớ và một số loại ung thư. Ngoài ra, những thực phẩm này thường thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh.

Cholesterol là gì?

• Cholesterol là một chất béo (lipid), màu vàng nhạt, được tìm thấy trong máu và tất cả các tế bào của cơ thể. Cholesterol đóng nhiều vai trò quan trọng:

• Xây dựng và duy trì màng tế bào: Cholesterol giúp màng tế bào ổn định và linh hoạt.

• Sản xuất hormone: Cholesterol là tiền chất để tạo ra các hormone quan trọng như hormone sinh dục (estrogen, testosterone) và hormone tuyến thượng thận (cortisol).

• Sản xuất vitamin D: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cholesterol trong da được chuyển hóa thành vitamin D.

• Tạo ra axit mật: Axit mật giúp tiêu hóa chất béo.

Gan sản xuất cholesterol, nhưng cũng có thể nhận được từ việc ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Cholesterol HDL (“tốt”) giúp cơ thể bài tiết cholesterol dư thừa, trong khi cholesterol LDL (“xấu”) liên quan đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Khi tiêu thụ cholesterol dư thừa, cơ thể bù đắp bằng cách giảm lượng cholesterol tự sản xuất ra. Ngược lại, khi lượng cholesterol trong chế độ ăn thấp, cơ thể sẽ tăng sản xuất cholesterol để đảm bảo luôn có đủ chất quan trọng này.

Cholesterol trong chế độ ăn có hại không?

Thực tế, 2/3 dân số thế giới không bị tăng cholesterol nhiều sau khi ăn các thực phẩm giàu cholesterol – ngay cả với số lượng lớn. Một số ít người được coi là không bù đắp cholesterol hoặc phản ứng quá mức dễ bị rối loạn hơn với các thực phẩm giàu cholesterol.
Cholesterol trong chế độ ăn cũng đã được chứng minh là có tác dụng có lợi đến tỷ lệ LDL/HDL, được coi là chỉ số tốt nhất của nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết mọi người không cần phải tránh cholesterol trong chế độ ăn, nhưng hãy nhớ rằng không phải tất cả các thực phẩm chứa cholesterol đều lành mạnh


Nghệ- gan niễm mỡ

Tác dụng tuyệt vời của Nghệ đối với bệnh gan nhiễm mỡ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung nghệ với liều lượng cao có thể giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có tình trạng viêm và tích tụ chất béo trong gan. Theo thời gian, điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và toàn trạng sực khỏe, mặc dù hầu hết những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ban đầu thường không có triệu chứng.

Gan nhiễm mỡ không do rượu nguyên nhân do thừa cân, rối loạn chuyển hóa lipid hay còn gọi là mỡ máu, đái tháo đường type 2. Có tới 75% những người béo phì có thể phát triển gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, cũng như giảm cân cho những người thừa cân hoặc béo phì, có thể giúp điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu.

Nghệ- gan niễm mỡ

Tại sao Nghệ có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, có vai trò trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách giảm viêm.

Một nghiên cứu năm 2021, 64 người mắc gan nhiễm mỡ sử dụng 2 gram mỗi ngày trong 8 tuần. Nồng độ men gan giảm đáng kể, nồng độ triglyceride và cholesterol (mỡ máu) trong máu cũng giảm trong nhóm dùng nghệ. Nhóm dùng giả dược không cho thấy những thay đổi tương tự.

Một báo cáo tổng hợp nghiên cứu năm 2019 đã đánh giá năm thử nghiệm trước đó về tác dụng cuả nghệ đối với gan nhiễm mỡ. Các kết quả như sau:

Ba trong số bốn thử nghiệm có dữ liệu về nghệ hoặc curcumin so với mức cơ bản cho thấy sự giảm nồng độ men gan và giảm mức độ nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ. Hai trong số bốn nghiên cứu có đối chứng giả dược cho thấy sự giảm đáng kể nồng độ men gan ALT và AST khi sử dụng nghệ hoặc curcumin so với giả dược. Một trong bốn thử nghiệm có đối chứng giả dược đã sử dụng nghệ thay vì curcumin. Nghiên cứu đó không cho thấy sự cải thiện về nồng độ enzym gan hoặc mức độ nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ so với nhóm giả dược. Điều này cho thấy rằng curcumin, chứ không phải nghệ..

Kết hợp thêm một số cách giúp điều trị gan nhiễm mỡ

Một số phương pháp điều trị có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên. Chúng bao gồm:

Duy trì cân nặng hợp lý, BMI dao động từ 21,5 – 24.

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng hạn chế mỡ, nội tạng động vật, ăn rau xanh từ 300-500gr/ngày.

Tập thể dục thường xuyên. Bằng chứng cho thấy những người giảm được ít nhất 3–5% trọng lượng cơ thể có thể thấy sự cải thiện về chất béo gan, nhưng một người có thể cần giảm tới 10% trọng lượng cơ thể để giảm viêm gan.

Sừ dụng một số thảo dược như cây kế sữa, bông astiso…

Các tác dụng khác của nghệ

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy Curcumin trong nghệ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, một vấn đề phổ biến trong nhiều quá trình bệnh tật bao gồm:

  • bệnh tim
  • bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • béo phì
  • xơ vữa động mạch
  • suy tim
  • viêm cơ tim

 


thịt đỏ

Liệu ăn nhiều thịt đỏ gây bệnh rối loạn chuyển hóa?

Thịt đỏ là một thực phẩm phổ biến (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…) mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế vì lý do sức khỏe. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về lợi ích và rủi ro sức khỏe của việc tiêu thụ lượng thịt đỏ khác nhau.

thịt đỏ

Giả thiết trước đây cho thấy ăn thịt đỏ dẫn đến nồng độ chỉ số gây viêm cao hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh rối loạn chuyển hóa.

Một nghiên cứu mới đã tìm ra mối quan hệ phức tạp giữa thịt đỏ và chỉ số gây viêm, đã phát hiện ra thịt đỏ có thể không ảnh hưởng đến chỉ số gây viêm sau khi tính đến chỉ số khối cơ thể (BMI).

Những phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ.

Thịt đỏ có trực tiếp góp phần gây viêm không?

Một phân tích cắt ngang đã sử dụng dữ liệu từ những người tham gia là một phần của Nghiên cứu đa sắc tộc về xơ vữa động mạch (MESA).

Có 3.638  người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 45 đến 84. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi về tần suất thực phẩm của MESA. Họ cũng thu thập dữ liệu về chiều cao và cân nặng. Ngoài ra tìm hiểu thêm các yếu tố khác như hút thuốc, mức độ hoạt động thể chất, trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính và thu nhập hàng tháng.

Các nhà nghiên cứu xem xét việc tiêu thụ thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến của người tham gia và điều này có liên quan như thế nào đến các chỉ số viêm. Tìm mối liên hệ giữa các chất chuyển hóa trong huyết tương sau khi thức ăn được chế biến, tiêu hóa và hấp thụ, đồng thời có mối tương quan với các dấu hiệu viêm nhiễm”, điều này giúp giải thích mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố góp phần quan trọng là chỉ số BMI của người tham gia.

Khi các nhà nghiên cứu tính đến chỉ số BMI, họ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và các chỉ số viêm. Điều này đúng khi xem xét cả thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến.

Ngược lại, khi họ không tính đến chỉ số BMI, thì có mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và tình trạng viêm nhiễm.

Glutamine và thịt chế biến

Sự khác biệt chính đối với phát hiện chung này là liên quan đến chất chuyển hóa glutamine. Hàm lượng glutamine cao hơn cho thấy tình trạng viêm thấp hơn.

Nghiên cứu phát hiện ra việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ chưa qua chế biến có liên quan đến mức độ chuyển hóa thấp hơn. Ngoài ra hàm lượng glutamine cao hơn có liên quan đến mức protein C phản ứng (CRP), một dấu hiệu viêm khác thấp hơn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận chỉ tiêu thụ thịt đỏ không liên quan chủ yếu đến chứng viêm.

Theo Rick Miller – chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện King Edward VII  cho rằng các nhà nghiên cứu phát hiện khi điều chỉnh chỉ số khối cơ thể (BMI), lượng thịt đỏ chưa qua chế biến và chế biến sẵn (thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu) không liên quan trực tiếp đến bất kỳ dấu hiệu viêm nào (protein phản ứng C), do đó gợi ý rằng trọng lượng cơ thể hoặc nhiều khả năng hơn là béo phì (tích trữ quá nhiều mỡ trong cơ thể) chứ không phải thịt đỏ có khả năng là nguyên nhân quan trọng hơn gây ra tình trạng viêm toàn cơ thể, điều này đã được chứng minh trong RCT [thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên] với nhiều chỉ định.

Giới hạn của nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm những người tham gia được xác định là người da trắng, người Mỹ gốc Phi, người da đen hoặc người châu Á, cho thấy rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể bao gồm nhiều người tham gia đa dạng hơn.


Mỡ máu cao

Mỡ máu cao và 5 cách hạ hiệu quả

Nguyên nhân mỡ máu cao

Mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và có nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm tăng mỡ máu:

1. Di truyền và yếu tố gia đình

Yếu tố di truyền và yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng trong mỡ máu cao. Di truyền có thể góp phần vào khả năng cơ thể xử lý mỡ và cholesterol. Nếu có thành viên trong gia đình bạn mắc mỡ máu cao, khả năng bạn cũng có nguy cơ cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bố hoặc mẹ mắc mỡ máu cao, con cái của họ cũng có nguy cơ cao hơn.

Các gene có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất, sử dụng và loại bỏ cholesterol trong cơ thể. Một số gene có thể làm tăng sự hấp thụ cholesterol từ thực phẩm vào máu, trong khi các gene khác có thể làm giảm khả năng loại bỏ cholesterol khỏi máu. Những thay đổi gene này có thể góp phần làm tăng mỡ máu.

Ngoài di truyền, yếu tố gia đình cũng quan trọng. Khi có nhiều thành viên trong gia đình mắc mỡ máu cao, khả năng bạn cũng có nguy cơ cao hơn. Điều này có thể do chung chất thừa gen và cách sống chung như chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.

Ghi chú: Mặc dù di truyền và yếu tố gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến mỡ máu cao, việc duy trì một lối sống lành mạnh vẫn có thể giảm nguy cơ và ảnh hưởng đến mỡ máu.

2. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính góp phần vào mỡ máu cao. Thói quen ăn uống không tốt có thể làm tăng mức mỡ trong máu, đặc biệt là mỡ xấu như cholesterol xấu (LDL).

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mỡ máu. Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong thịt đỏ, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Các loại chất béo này gây tăng mỡ máu và có thể gây hỏng các mạch máu, gây nguy cơ cao về các vấn đề tim mạch.

Thực phẩm giàu cholesterol: Thực phẩm giàu cholesterol, như lòng đỏ trứng, hải sản, gan và các sản phẩm từ sữa, cũng có thể góp phần vào mỡ máu cao. Khi ăn nhiều cholesterol, cơ thể sẽ sản xuất ít hơn để cân bằng, dẫn đến tăng mỡ máu.

Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh: Thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thường có chứa nhiều chất béo, cholesterol, đường và muối. Tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này không chỉ tăng mỡ máu mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như tăng cân, huyết áp cao và đái tháo đường.

Để giảm mỡ máu cao, rất quan trọng để điều chỉnh chế độ ăn uống. Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu có thể giúp giảm mỡ máu. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol, và thực phẩm chế biến sẵn cũng là một yếu tố quan trọng để giảm mỡ máu và duy trì sức khỏe tim mạch.

3. Ít hoạt động thể chất

Ít hoạt động thể chất là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu cao. Khi không thực hiện đủ hoạt động thể chất, cơ thể không tiêu hao đủ lượng mỡ thừa, dẫn đến tăng mỡ máu.

Khi cơ thể không được đốt cháy đủ calo thông qua hoạt động thể chất, chất béo được lưu trữ trong cơ thể sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến tăng mỡ máu, đặc biệt là mỡ xấu như cholesterol xấu (LDL).

Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu. Khi vận động, cơ thể tiêu hao năng lượng và mỡ trong máu được sử dụng làm nguồn năng lượng. Điều này giúp làm giảm mỡ máu và duy trì cân bằng cholesterol trong cơ thể.

Ngoài việc tiêu hao mỡ, hoạt động thể chất còn có thể tác động đến các chất béo khác trong cơ thể. Nó có thể tăng cường sự sản xuất của cholesterol có lợi như cholesterol HDL (cholesterol tốt), giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu và giảm tỉ lệ mỡ máu.

Do đó, để giảm mỡ máu cao, rất quan trọng để duy trì một lịch trình hoạt động thể chất đều đặn. Tập thể dục hàng ngày, như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác, có thể giúp đốt cháy mỡ, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm mỡ máu hiệu quả.

Phương pháp giảm mỡ máu thông qua thay đổi chế độ ăn uống

Để giảm mỡ máu và duy trì sức khỏe tim mạch, thay đổi chế độ ăn uống là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện phương pháp này:

1. Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol

– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, thịt đỏ, sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo.
– Thay thế chất béo bão hòa bằng các loại dầu có chứa axit béo không bão hòa, như dầu ôliu, dầu cây lạc, dầu hạt cải dầu, dầu cải dầu và dầu hướng dương.

2. Tăng cường tiêu thụ chất xơ

– Tiêu thụ nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, lúa gạo lứt, ngô, mì nguyên hạt.
– Chất xơ giúp giảm mỡ máu bằng cách hấp thụ cholesterol trong ruột và loại bỏ nó khỏi cơ thể.

3. Chọn các nguồn protein thực vật và thịt trắng

– Thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng như thịt gà, thịt cừu, cá, tôm, và các nguồn protein thực vật như đậu, hạt, quinoa, đậu nành.
– Tránh tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn và thịt đóng hộp chứa nhiều chất béo và cholesterol.

4. Hạn chế tiêu thụ đường và thức ăn có đường

– Đường và thức ăn có đường góp phần vào tăng mỡ máu và nguy cơ bệnh tim mạch.
– Hạn chế đồ uống ngọt, nước giải khát có ga, đồ ngọt, kẹo, bánh ngọt, và các loại thực phẩm chế biến có chứa đường.

5. Tăng cường tiêu thụ Omega-3

– Tiêu thụ các nguồn omega-3 như cá hồi, cá mackerel, cá sardine, hạt lanh, hạt chia, và dầu cá.
– Omega-3 giúp giảm mỡ máu và có tác dụng chống viêm trong cơ thể.

6. Kiểm soát lượng calo tiêu thụ

– Kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đạt được và duy trì cân nặng lý tưởng.
– Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng vẫn giới hạn lượng calo.

7. Uống đủ nước

– Uống đủ nước hàng ngày giúp duy trì sự lưu thông và loại bỏ chất độc từ cơ thể.
– Uống nước tinh khiết, trà xanh, và tránh nước ngọt và đồ uống có cồn.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là một cách hiệu quả để giảm mỡ máu. Thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe giúp cơ thể tiêu hao mỡ và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Giảm cân nếu cần thiết

Nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng, giảm cân có thể giúp giảm mỡ máu. Duy trì một lối sống ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày để đạt được mục tiêu giảm cân.

Sử dụng các phương pháp giảm mỡ tự nhiên

Có nhiều thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ giảm mỡ máu. Một sản phẩm được triết xuất từ tự nhiên là Gueva, với các thành phần chính:

  • Hydroxycitric acid (HCA): Ngăn chặn sự hình thành và tích tụ mỡ, giúp giảm cân.
  • Chitosan: Hấp thụ chất béo và cholesterol trong đường tiêu hóa, ngăn chặn quá trình hấp thụ chúng vào cơ thể.
  • Berberine: Ức chế sản xuất tế bào mỡ, kích thích quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng; giúp cân bằng hệ tiêu hóa, trị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
  • Niacin (vitamin B3): Giúp giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi; tăng cường “chất béo tốt” và giảm “chất béo xấu”.

Với các liệu trình cụ thể được các bác sĩ khuyên dùng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng tại đây:

Link đến trang web đặt hàng

Đảm bảo bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm giảm mỡ máu nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.