Sốt xuất huyết ăn gì nhanh khỏi

Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cho người mắc sốt xuất huyết như:

1.Nước ép lá đu đủ

Nước ép lá đu đủ là một bài thuốc chữa sốt xuất huyết khá nổi tiếng. Lá đu đủ có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu do có hoạt chất papain và carocain giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu trong sốt xuất huyết thể nặng. Ngoài ra giúp tăng cường miễn dịch. Chỉ cần 3-4 lá ép lấy nước, sau đó hòa thêm nước với liều lượng 25ml. Ngày dùng 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.Nước dừa

Triệu chứng trong 5-7 ngày đầu chủ yếu là sốt cao gây mất nước, chán ăn, mệt mỏi. Do đó uống nước dừa là một trong những cách bổ sung nước điện giải tốt nhất. Nước dừa cung cấp các khoáng chất cần thiết tăng cường sức đề kháng; giúp cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cân bằng điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để người bệnh bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn giúp giải nhiệt cơ thể. Các dưỡng chất trong nước dừa giúp nâng cao mức năng lượng của cơ thể. Tăng khả năng phục hồi sau khi bị sốt xuất huyết.

3.Trà thảo mộc

Trà thảo mộc (gừng, bạc hà, quế…) giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Tác dụng dễ vào giấc ngủ, để cơ thể có thể nghỉ ngơi trong thời gian tối đa và giúp phục hồi sau bệnh càng sớm càng tốt. Hai tách trà thảo mộc là đủ tốt trong một ngày.

4.Cháo loãng

Những thức ăn dạng lỏng mềm như cháo, súp… sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời những món ăn lỏng mềm này cũng có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng. Vì thế khi băn khoăn thực đơn ăn hàng ngày của người bị sốt xuất huyết nên ăn gì thì không thể thiếu món cháo súp với thịt gà, bò… nấu cùng các loại rau củ, đặc biệt là bí đỏ vì loại quả này chứa  nhiều vitamin A, có tác dụng hỗ trợ tăng tiểu cầu và điều chỉnh sự sản xuất protein giúp người bệnh mau khỏi bệnh. 

Nguồn: https://pharmeasy.in/blog/food-for-dengue-what-to-eat-and-what-to-avoid/


Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết nặng

Nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng ở người lớn tuổi

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một trong 4 chủng virus dengue gây ra. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, triệu chứng bệnh thường không điển hình và đặc biệt là tăng nguy cơ sốt xuất huyết nặng, sốc sốt xuất huyết.

Biểu hiện sốt xuất huyết không điển hình ở người lớn tuổi

Sốt xuất huyết điển hình thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột. Kèm theo đau đầu nhiều, đau sau hốc mắt, đau mỏi cơ khớp. Ngoài ra, có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban xuất huyết ngoài da.

Ở người lớn tuổi, chức năng hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới biểu hiện triệu chứng không điển hình khi mắc bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm virus. Người cao tuổi nhiễm virus dengue cũng thường biểu hiện với triệu chứng không điển hình: chỉ có sốt, ít có các biểu hiện khác như đau đầu, đau mỏi cơ,…

Biểu hiện sốt xuất huyết

Biểu hiện sốt xuất huyết

Nghiên cứu của tác giả Lee và cộng sự cho thấy,  gần một nửa người trên 65 tuổi mắc sốt xuất huyết thường chỉ biểu hiện duy nhất triệu chứng sốt mà không kèm theo dấu hiệu khác. Tương tự, nghiên cứu trên 6989 người nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 295 người từ 60 trở lên tại Singapore cho thấy người bệnh cao tuổi ít có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, ban ngoài da hơn… so với nhóm trẻ tuổi.

Tăng nguy cơ diễn biến nặng ở người cao tuổi khi nhiễm sốt xuất huyết

So với những người trẻ tuổi, người cao tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết. Điều này đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, dù hệ thống chăm sóc y tế ở khu vực đó phát triển hay kém phát triển.

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Sốt xuất huyết dự phòng tổn thương gan

Trong đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tại Đài Loan năm 2002, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết nặng và sốc sốt xuất huyết cao nhất ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ diễn biến nặng ở người cao tuổi cao gấp 7 lần so với người trẻ tuổi. 

Một nghiên cứu khác tại Singapore cho thấy trung bình khoảng 5 người cao tuổi nhiễm bệnh thì có một người mắc sốt xuất huyết nặng. Nghiên cứu tại Brazil báo cáo rằng người bệnh trong độ tuổi 60 đến 88 có nguy cơ sốt xuất huyết nặng tăng 1,5 lần so với nhóm 20 đến 59 tuổi.

Tại sao người lớn tuổi thường diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết?

Một số lý do có thể góp phần gây ra diễn biến bệnh trầm trọng ở người cao tuổi khi mắc bệnh:

Trước tiên, quá trình lão hóa làm suy giảm các chức năng sinh lý các hệ cơ quan trong cơ thể và suy giảm chức năng miễn dịch.

Thứ hai, xác suất mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 tăng lên theo độ tuổi. Người mắc bệnh lần 2 trong đời thường diễn biến nặng nề hơn lần đầu do phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

Thứ ba, người cao tuổi thường có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… dẫn tới tăng nguy cơ tiến triển bệnh nặng khi nhiễm virus dengue.

Người lớn tuổi có nên điều trị ở nhà nếu mắc sốt xuất huyết?

Không. Người lớn tuổi khi nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xét nghiệm xác định có mắc sốt xuất huyết không.

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, người lớn tuổi ( tử 60 tuổi trở lên) mắc sốt xuất huyết nên nhập viện, không nên tự điều trị tại nhà.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe cho mình hoặc người thân lớn tuổi sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Liệu trình 10 ngày hỗ trợ bệnh nhân sốt xuất huyết

Mua ngay

Tài liệu tham khảo

1. Lee CC, Hsu HC, Chang CM, et al. Atypical presentations of dengue disease in the elderly visiting the ED. Am J Emerg Med. 2013;31(5):783–787.

2. Rowe EK, Leo YS, Wong JGX, et al. Challenges in dengue fever in the elderly: atypical presentation and risk of severe dengue and hospita-acquired infection. PLoS Negl Trop Dis. 2014;8(4).

3. Liu, Ching Chuan, et al. “High case-fatality rate of adults with dengue hemorrhagic fever during an outbreak in non-endemic Taiwan: risk factors for dengue-infected elders.” American Journal of Infectious Diseases 4.1 (2008): 10-17.

4. Vicente CR, Cerutti Junior C, Froschl G, et al. Influence of demographics on clinical outcome of dengue: a cross-sectional study of 6703 confirmed cases in Vitória, Espírito Santo State, Brazil. Epidemiol Infect. 2016;1–8.

5. Lee I-K, Liu J-W, Yang KD. Clinical and laboratory characteristics and risk factors for fatality in elderly patients with dengue hemorrhagic fever. Am J Trop Med Hyg. 2008;79(2):149–153.

6. Thai KTD, Nishiura H, Hoang PL, et al. Age-specificity of clinical dengue during primary and secondary infections. PLoS Negl Trop Dis. 2011;5:6.

 


Hướng dẫn chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Người mắc sốt xuất huyết mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị tại nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm ấm, uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao, bù đủ nước (nước oresol hoặc/và nước hoa quả…).

1.Hạ sốt an toàn không dùng thuốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết

Chườm ấm có tác dụng làm lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.

Sử dụng một chiếc khăn sạch và làm ướt bằng nước ấm vừa phải khoảng 40 độ C. Sau đó vắt khô và lau khắp người hoặc đặt lên trán, phía sau gáy để hạ thân nhiệt an toàn. Trong trường hợp sốt quá cao, muốn hạ sốt nhanh chóng, nên đặt khăn vào những vị trí như nách, bẹn và thường xuyên thay khăn. Vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu lớn.

2.Hạ sốt sử dụng thuốc

Khi sốt trên 38.5 độ C khi mà các biện pháp chườm ấm, bổ sung nước mà không có dấu hiệu giảm. Có thể cấn nhắc dùng thuốc. Sử dụng Paratamol 500 mg x 1 viên. Sau đó theo dõi hạ sốt. 2 liều cách nhau 4 tiếng và 1 ngày không dùng quá 2 g. Đối với trẻ em liều tính theo cân nặng 10-15 mg/kg cân nặng.

Lưu ý trong sốt huyết không sử dụng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen. Các loại này có nguy cơ khiến những triệu chứng sốt xuất huyết còn lại như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng.

3.Bổ sung đủ nước

Bổ sung nước rất quan trọng khi bị sốt xuất huyết.

+ Trẻ < 5 tuổi : uống 0,5 – 1 lít nước trong một ngày.

+ Trẻ > 5 tuổi: 1,5 – 2,5 lít nước trong ngày

+ Người trưởng thành: 2,5 – 3 lít nước là lượng chất lỏng một người cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian phát sốt. 

Nước lọc đã đun sôi luôn là lựa chọn hàng đầu trong mọi tình huống. Tốt nhất là sử dụng dung dịch nước – điện giải Oresol. Ngoài ra có thể có các lựa chọn như:

+ Uống nước ép trái cây (cam, chanh, bưởi, táo). Những loại hoa quả chứa vitamin C và khoáng chất, tăng sức đề kháng, bổ sung sức mạnh cho thành mạch máu, từ đó bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.

+ Dùng thức ăn loãng, dễ nuốt như súp, sữa, cháo…

4.Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho người bệnh đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo. Trong quá trình sốt cảm giác mệt mỏi, chán ăn do đó đặc biệt bổ sung nhiều đạm.

Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.

Hãy liên hệ đội ngũ Bacsi-online để được tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà

Nguồn: https://www.cdc.gov/dengue/symptoms/family.html