Biến chứng tổn thương viêm gan do Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do Virus Dengue  gây nên. Viêm gan là một đặc điểm phổ biến ở bệnh nhân sốt xuất huyết và là yếu tố tiên lượng xấu. Tỷ lệ gặp các triệu chứng viêm gan/ tổn thương gan khá cao qua các nghiên cứu: đau bụng, buồn nôn, chán ăn, gan to, tăng men gan.

Sốt xuất huyết (Dengue xuất huyết) là bệnh do Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae gây nên. Bệnh lây truyền do muỗi đốt, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh có triệu chứng biểu hiện: sốt cao; đau cơ khớp; đau nhức ổ mắt; xuất huyết dưới da – niêm mạc (nên được gọi là bệnh sốt xuất huyết). Viêm gan là một đặc điểm phổ biến ở bệnh nhân sốt xuất huyết và là yếu tố tiên lượng xấu.

1. Dịch tễ tổn thương gan sốt xuất huyết là bao nhiêu?

Các đặc điểm lâm sàng chính gợi ý sự liên quan đến viêm gan của bệnh sốt xuất huyết là sự hiện diện của gan to và tăng men gan. Một số triệu chứng khác: đau bụng (18% -63%), buồn nôn/nôn (49% -58%) và chán ăn. Gan to là một dấu hiệu thực thể tương đối phổ biến chiếm 56%.

Vàng da lâm sàng được phát hiện ở 1,7% -17% trong nhiều loạt bệnh khác nhau và tăng bilirubin máu cao tới 48%.

Viêm gan cấp do Sốt xuất huyết

Có nhiều nghiên cứu về biến đổi xét nghiệm ở bệnh nhân sốt xuất huyết có viêm gan. Tăng men gan được phát hiện ở 63% -97% bệnh nhân sốt xuất huyết. Trong phần lớn các nghiên cứu, GOT tăng cao hơn GPT. Một phân tích tổng hợp năm 2016 cho thấy rằng 75% bệnh nhân sốt xuất huyết có tăng men gan. Bệnh nhân sốt xuất huyết trẻ em có tỷ lệ gan to cao hơn so với người lớn.

Trong một nghiên cứu ở Thái Lan, Poovorawan và cộng sự phát hiện sốt xuất huyết là nguyên nhân chính gây suy gan cấp ở trẻ em, với 12 trong số 35 trẻ (34%) từ 1-15 tuổi. Nghiên cứu hình ảnh siêu âm gan mật ở bệnh nhân sốt xuất huyết cho thấy tình trạng dày thành túi mật rất phổ biến. Một nghiên cứu trên 224 trẻ em sốt xuất huyết cho thấy 75% trẻ có thành túi mật dày lên. Siêu âm hàng ngày đánh giá tiến triển dày thành túi mật tăng dần là dấu hiệu tiên lượng nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn. Viêm gan trong bệnh sốt xuất huyết là phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn.

2.Phân độ viêm gan cấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

          + Tổn thương gan Nhẹ: GOT, GPT 120 – < 400U/L.

          + Tổn thương gan Trung bình: GOT, GPT 400 – < 1000Ư/L.

          + Tổn thương gan Nặng hoặc suy gan cấp: GOT, GPT > I000U/L, có hoặc không có bệnh lý nào gan.

Hãy liên hệ đội ngũ Bacsi-online để được tư vấn về tổn thương gan do Sốt xuất huyết.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bandyopadhyay, D., et al., A study on spectrum of hepatobiliary dysfunctions and pattern of liver involvement in dengue infection. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 2016. 10(5): p. OC21.
  2. Karoli, R., et al., Clinical profile of dengue infection at a teaching hospital in North India. The Journal of Infection in Developing Countries, 2012. 6(07): p. 551-554.
  3. Kuo, C.-H., et al., Liver biochemical tests and dengue fever. The American journal of tropical medicine and hygiene, 1992. 47(3): p. 265-270.
  4. Wang, X.-J., et al., Evaluation of aminotransferase abnormality in dengue patients: A meta analysis. Acta tropica, 2016. 156: p. 130-136.

Tổn thương gan do Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Tổn thương gan rất hay gặp bệnh nhân sốt xuất huyết. Tỷ lệ gặp các triệu chứng viêm gan khá cao qua các nghiên cứu: đau bụng, buồn nôn, chán ăn, gan to, tăng men gan.

1.Tỷ lệ tổn thương gan của sốt xuất huyết

Nguyên nhân viêm gan do virus Dengue tấn công trực tiếp; giải phóng yếu tố viêm, rối loạn đáp miễn dịch, sử dụng paracetamol (acetaminophen). Bệnh nhân sốt xuất huyết có viêm gan sẽ tăng nguy cơ xuất huyết, xuất hiện các biến chứng và sốc dengue.

Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết có triệu chứng gan to chiếm 56%. Tỷ lệ này tăng lên rất cao (96%) ở bệnh sốt xuất huyết nặng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy men gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết nặng có mức cao hơn đáng kể so với bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ không biến chứng. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng men gan do tổn thương gan với việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một điểm đáng chú ý nữa là các giá trị của men gan của bệnh nhân sốt xuất huyết có xu hướng giảm ở giai đoạn lui bệnh.

2. Đặc điểm tổn thương gan

Xuất huyết, một biến chứng đặc trưng ở bệnh nhân sốt xuất huyết, cũng gặp với tuần suất cao hơn và mức độ nặng hơn ở các bệnh nhân có tăng men gan.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có nguy cơ suy gan cấp cao nhất ở giai 5 đến 13 ngày sau khi bắt đầu sốt. Suy gan cấp là yếu tố tăng nặng đáng kể và gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Nghiên cứu hình ảnh siêu âm gan mật ở bệnh nhân sốt xuất huyết cho thấy tình trạng dày thành túi mật rất phổ biến. Một nghiên cứu trên 224 trẻ em sốt xuất huyết cho thấy 75% trẻ có thành túi mật dày lên. Siêu âm hàng ngày đánh giá tiến triển dày thành túi mật tăng dần là dấu hiệu tiên lượng nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Bandyopadhyay, D., et al., A study on spectrum of hepatobiliary dysfunctions and pattern of liver involvement in dengue infection. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 2016. 10(5): p. OC21.
  2. Saha, A.K., S. Maitra, and S.C. Hazra, Spectrum of hepatic dysfunction in 2012 dengue epidemic in Kolkata, West Bengal. Indian Journal of Gastroenterology, 2013. 32(6): p. 400-403.
  3. Souza, L.J.d., et al., Aminotransferase changes and acute hepatitis in patients with dengue fever: analysis of 1,585 cases. Brazilian journal of infectious diseases, 2004. 8: p. 156-163.
  4. Walid, S., et al., A comparison of the pattern of liver involvement in dengue hemorrhagic fever with classic dengue fever. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 2000. 31(2): p. 259-263.