Rượu bia tồn tại trong cơ thể là bao lâu?

Thời gian rượu, bia tồn tại trong cơ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng cơ thể, số lượng rượu bia sử dụng và tốc độ uống của mỗi người. Một số xét nghiệm có thể phát hiện rượu trong cơ thể lên đến 24 giờ.

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong máu. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn. Có những trường hợp, người uống rượu vào tối hôm trước đến tối hôm sau vẫn còn dương tính với nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

1, Thời gian chuyển hóa rượu

– Sau 60 giây: Rượu sẽ ngấm vào máu và tác động lên não

– Sau 5 phút: Rượu sẽ ngấm vào máu khi ở trong dạ dày. Một phần nhỏ được đào thải qua hơi thở và mồ hôi.

– Sau 20 phút: 90% lượng rượu sẽ được ở ruột non, và được chuyển hóa ở gan.

– Cồn có thể được phát hiện tới 6 giờ trong máu; khoảng 12-24 giờ trong hơi thở, nước tiểu và nước bọt.

 

2, Một số yếu tố ảnh hưởng quá trình chuyển hóa rượu

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu và tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể:

+ Giới tính: Nồng độ cồn trong máu của nữ giới cao hơn khi uống cùng lượng cồn nhưng tốc độ đào thải lại nhanh hơn so với nam giới.

+ Tuổi: Tuổi càng cao tốc độ đào thải cồn trong máu càng chậm.

+ Thời gian trong ngày: Chuyển hóa cồn mạnh mẽ vào cuối ngày.

+ Hoạt động thể chất: Rượu được đào thải nhanh hơn sau khi tập thể dục.

+ Thức ăn: Khi có thức ăn cùng với rượu làm tăng chuyển hóa rượu.

Có những bước cụ thể bạn có thể thực hiện để giúp giảm tác dụng của rượu.

+ Thức ăn có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ rượu.

+ Nước có thể giúp giảm nồng độ cồn trong máu.

+ Tránh đồ uống chứa caffein.

+ Một số chế phẩm từ thiên nhiên giúp tăng chuyển hóa rượu như: Cây kế sữa, Atiso, nước dừa, đậu xanh…