Gọi mua hàng: 0902-247-548

Logo-Bacsi-online-v3

Ảnh hưởng lâu dài của sốt xuất huyết dengue

|

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nguy hiểm lây truyền qua trung gian muỗi vằn. Sau khi khỏi bệnh, hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết có sức khỏe tốt dần lên trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, một số người vẫn chịu những ảnh hưởng sức khỏe kéo dài sau khi đã khỏi sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra khi nhiễm một trong các chủng của virus dengue. Biểu hiện với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau cơ khớp, có thể kèm theo xuất huyết với mức độ khác nhau. Mức độ biểu hiện bệnh đa dạng từ nhẹ tới nặng. Hiện chưa có vaccine và biện pháp điều trị đặc hiệu. Bất kỳ ai mắc sốt xuất huyết đều có thể gặp hậu quả sức khỏe kéo dài sau đó. 

1. Mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch do Sốt xuất huyết

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất sau mắc bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt ở người mắc bệnh mức độ nặng. Mệt mỏi kéo dài trong vài tuần ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và khả năng làm việc. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới (Đại học Oxford) cho thấy có tới 32% người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ra viện 2 tháng [1]. Ngoài ra, sốt xuất huyết làm suy giảm hệ miễn dịch trong vài tuần, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

2. Đau đầu, đau cơ khớp

Cảm giác đau nhức người, đặc biệt là đau cơ và khớp xuất hiện ngay ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Đau cơ nhiều vùng lưng và gốc chi; đau dẫn tới khó đi lại. Đôi khi, cảm giác đau trầm trọng kèm theo sốt cao nên sốt xuất huyết còn được gọi là “cơn sốt vỡ xương” (breakbone fever). Triệu chứng đau nhiều khớp và đau cơ có thể tiếp tục kéo dài vài tuần tới cả tháng sau khỏi bệnh.

3. Lo lắng, trầm cảm

Kết quả nghiên cứu thấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh, 60% đến 90% người bệnh có biểu hiện lo lắng và trầm cảm. Tỷ lệ gặp gặp các triệu chứng trên ở giai đoạn hồi phục từ 5% đến 15% [2],[3],[4]. Đáng chú ý, sau 3 tháng vẫn còn tới 5% người khỏi sốt xuất hiện có triệu chứng trầm cảm, lo lắng [5]. Phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn nam giới.

4. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng 

Tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất thường thấy sau mắc sốt xuất huyết. Đây là một nguyên nhân khiến tình trạng đang khớp kéo dài hơn sau khỏi bệnh. 

Nghiên cứu trên người bệnh đã khỏi bệnh sốt xuất huyết phát hiện thấy tình trạng thiếu vitamin D, B12, E, K [6], [7]. Do đó, người mới khỏi sốt cần có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm thực phẩm đặc biệt là nhóm cung vitamin và khoáng chất. Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

5. Rụng tóc

Rụng tóc sau sốt xuất huyết khá phổ biến. Tình trạng này xuất hiện sau khỏi bệnh 1-2 tháng và kéo dài trong vài tháng [8], [9]. Thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh chỉ tình trạng rụng tóc này là “telogen effluvium”. Rụng tóc sau nhiễm virus dengue mang tính tạm thời. Tóc thường mọc lại nhưng cần thời gian khoảng 6-9 tháng.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe sau mắc bệnh giúp hạn chế ảnh hưởng kéo dài của sốt xuất huyết, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.

 

Tài liệu tham khảo

1. Sigera PC, Rajapakse S, Weeratunga P, De Silva NL, Gomes L, Malavige GN, Rodrigo C, Fernando SD. Dengue and post-infection fatigue: findings from a prospective cohort-the Colombo Dengue Study. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2021 Jun 2;115(6):669-676.

2. Lovibond SH, Lovibond PF. Manual for depression anxiety and stress scale. 2nd Ed. Sydeney NSW: Psychology Found Aust; 1995: 42.

3. Schwazer R, Jeiruslem M. The general self-efficacy scale. In: Weinman J, Wright S, Johnston M: measures in Health Psychology: Windsor Eng: Nfer-Nelson; 1995.

4. Lau-Walker M. Relationship between illness representation and self-efficacy. J Adv Nurs 2004; 48:216-25

5. Bandura A. Self-efficacy. In: Ramachaudran VS. (Ed.), Encyclopedia of human behavior New York: Academic Press.1994; 4:71-81.

6. Fatima H, Riaz M, Mahmood Z, Yousaf F, Shahid M. Dengue viral infection deteriorates vitamin D3, K, thrombopoietin, and angiotensinogen levels in humans. European Journal of Inflammation. 2018;16.

7. Dissanayake S, Tennekoon S, Gaffoor S, Liyanage G. Vitamin D Deficiency in Dengue Hemorrhagic Fever and Dengue Shock Syndrome among Sri Lankan Children: A Case-Control Study. J Trop Med. 2021;2021:4173303.

8. Chu, Chia-Bao, and Chao-Chun Yang. “Dengue-associated telogen effluvium: A report of 14 patients.” Dermatologica sinica 35.3 (2017): 124-126.

9. Wei KC, Huang MS, Chang TH. Dengue Virus Infects Primary Human Hair Follicle Dermal Papilla Cells. Front Cell Infect Microbiol. 2018 Aug 21;8:268.

 

Đánh giá của bạn 5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM