Xét nghiệm nhận biết tổn thương gan do Sốt Xuất Huyết

|

Tổn thương gan/viêm gan rất hay gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Triệu chứng hay gặp do tổn thương gan là đau bụng, buồn nôn, chán ăn, gan to. Để chẩn đoán xác định tổn thương gan cần xét nghiệm máu và siêu âm gan. Các dấu hiệu cận lâm sàng viêm gan: tăng men gan, tăng bilirubin, gan to, dày thành túi mật.

Chẩn đoán xác định viêm gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn cần đến đánh giá xét nghiệm. Hai nhóm xét nghiệm chính chẩn đoán viêm gan là xét nghiệm máu và siêu âm.

1.Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết

Để đánh giá tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết cần dựa vào xét nghiệm men gan (SGOT, SGOT), Bilirubin và Amoniac (NH3).

  • SGOT hay AST (Aspartate aminotransferase) có chỉ số bình thường < 40 UI/L.
  • SOPT hay ALT (Alanine aminotransferase) có chỉ số bình thường < 40 UI/L.

Xét nghiệm sinh hóa máu

  • Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin, gồm hai thành phần là bilirubin gián tiếp (GT) và bilirubin trực tiếp (TT). Bình thường: bilirubin toàn phần (TP): 0,8–1,2 mg/dL, bilirubin GT 0,6 – 0,8 mg/dL, bilirubin TT 0,2 – 0,4 mg/dL. Bilirubin tăng cao sẽ gây biểu hiện vàng da.
  • Amoniac máu (NH3) được sản xuất từ chuyển hóa bình thường của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống ở đại tràng. NH3 được chuyển hóa ở gan chuyển thành urê để thải qua thận. Bình thường NH3 máu 5-69 mg/dL. Bệnh nhân sốt xuất huyết có tổn thương gan nặng sẽ giảm chuyển hóa NH3, dẫn tới NH3 tăng cao trong máu.

Một phân tích tổng hợp năm 2016 cho thấy rằng 75% bệnh nhân sốt xuất huyết có tăng men gan. Trong phần lớn các nghiên cứu, SGOT tăng cao hơn SGPT. Triệu chứng tăng men gan thường bắt đầu khoảng ngày thứ 7 và có xu hướng giảm xuống mức bình thường trong vòng ba tuần. Phân độ tổn thương gan cấp theo Bộ Y tế , bệnh nhân được phân loại tổn thương gan nặng hoặc suy gan cấp nếu SGOT, SGPT > 1000U/L.

Vàng da lâm sàng được phát hiện ở 1,7% -17% trong nhiều loạt bệnh khác nhau và tăng bilirubin máu cao tới 48% số bệnh nhân sốt xuất huyết. Tổn thương gan trong bệnh sốt xuất huyết là phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn.

2.Siêu âm chẩn đoán viêm gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết

 Gan to và dày thành túi mật là 2 triệu chứng có thể gặp trên siêu âm gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Venkata Sai và CS công bố nghiên cứu cho thấy 21% bệnh nhân sốt xuất huyết khi siêu âm phát hiện gan to.

Hình ảnh thành túi mật dày lên, giống hình ảnh 2 vách tường bị ngăn cách bởi cấu trúc có vân ở giữa

Thành túi mật bình thường có độ dày < 3mm. Có tác giả gọi tình trạng dày thành túi mật đơn thuần là viêm túi mật không sỏi. Nghiên cứu hình ảnh siêu âm gan mật ở bệnh nhân sốt xuất huyết cho thấy tình trạng dày thành túi mật rất phổ biến. Một nghiên cứu trên 224 trẻ em sốt xuất huyết cho thấy 75% trẻ có thành túi mật dày lên. Siêu âm hàng ngày đánh giá tiến triển dày thành túi mật tăng dần là dấu hiệu tiên lượng nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn. Trong nghiên cứu của Troys, tần suất chung của thành túi mật dày lên là 59,1%.

Dày thành túi mật là yếu tố tiên lượng dự hậu bệnh nhân sốt xuất huyết. Theo Setiawan, dày thành túi mật 3-5 mm là tiêu chuẩn chỉ định nhập viện và theo dõi, dày trên 5mm là tiêu chuẩn đe dọa bệnh nhân sốc giảm thể tích.

Theo nghiên cứu của TS. Troys, đa số bệnh nhân dày thành túi mật bị sốt xuất huyết nặng, nhiều hơn đáng kể so với bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo (độ nhạy 90,5%; độ đặc hiệu 69,6%). Siêu âm có dày thành túi mật là đặc điểm có ý nghĩa trong việc dự đoán bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng, với độ nhạy 81,0% và độ đặc hiệu 78,3%. Từ đó, tác giả cũng nhất trí đề xuất sử dụng chỉ tiêu dày thành túi mật để đánh giá bệnh sốt xuất huyết nặng.

Liên hệ đội ngũ Bacsionline để được tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh Sốt xuất huyết

 Tài liệu tham khảo

  1. Wang, X.-J., et al., Evaluation of aminotransferase abnormality in dengue patients: A meta analysis. Acta tropica, 2016. 156: p. 130-136.
  2. Kuo, C.-H., et al., Liver biochemical tests and dengue fever. The American journal of tropical medicine and hygiene, 1992. 47(3): p. 265-270.
  3. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. 2019.
  4. Karoli, R., et al., Clinical profile of dengue infection at a teaching hospital in North India. The Journal of Infection in Developing Countries, 2012. 6(07): p. 551-554.
  5. Samanta, J. and V. Sharma, Dengue and its effects on liver. World Journal of Clinical Cases: WJCC, 2015. 3(2): p. 125.

 

 

Đánh giá post
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM