Dấu hiệu cần biết gan nhiễm độc và cách dự phòng

|

Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương khi tiếp xúc với các loại thuốc men, hóa chất, bia rượu hay ngay cả một số loại thảo dược.

Gan nhiễm độc là gì?

Trong cơ thể, gan có chức năng giải độc, thanh lọc cơ thể. Có thể loại bỏ các chất có hại như các loại thuốc, hóa chất hay cồn ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu hoặc đường mật.

Nhưng một vài trường hợp các chất độc được tạo ra trong quá trình xử lý, tác động và làm tổn thương gan.

Nhiễm độc gan nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ hình thành quá trình xơ gan, dẫn đến suy chức năng gan và có thể gây tử vong.

Trong một số trường hợp dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) ngắn ngày liều cao có thể gây suy gan cấp.

1. Một số dấu hiệu nhiễm độc gan

  • Sốt nhẹ, cảm giác nóng trong người
  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy
  • Nước tiểu đậm màu (như nước vối hoặc nước chè đặc)
  • Phân có thể bạc màu
  • Ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa hoặc nổi mề đay
  • Vàng da, vàng củng mạc (lòng trắng)  mắt
  • Đau đầu
  • Giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng – đặc biệt là vùng bên phải
  • Sút cân

2. Nguyên nhân gây gan nhiễm độc

  • Thuốc

Thuốc không kê đơn như:

+ Thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen)

+ Thuốc kháng viêm và giảm đau (NSAIDs)

+ Aspiril, ibuprofen, naproxen sodium – nếu sử dụng quá nhiều hoặc uống cùng với đồ uống có cồn làm tăng tình trạng gan nhiễm độc

Thuốc điều trị bệnh như:

+ Hạ mỡ máu – Statin

+ Kháng sinh – Ethromycin, amoxicillin

+ Điều trị viêm khớp dạng thấp – Methotrexate, azathioprine

+ Thuốc điều trị nấm

+ Corticoid

+ Thuốc điều trị Gout – Allopurinol

+ Thuốc điều trị HIV 

+ Hóa chất điều trị ung thư

  • Hóa chất và dung môi

Một số hóa chất 

+ Vinyl chloride – hóa chất công nghiệp trong sản xuất nhựa

+ Thuốc diệt cỏ – Paraquat

+ Thuốc trừ sâu

3. Phương pháp phòng ngừa gan nhiễm độc

Bạn có thể không đủ thời gian để tìm hiểu các loại thuốc hay hóa chất nào có thể gây ra nhiễm độc gan. Do đó có vài cách có thể phòng tránh

+ Sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Phải có sự tư vấn và hướng dẫn của nhân viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

+ Đối với một số thuốc điều trị gây tổn thương gan phải sử dụng dài ngày, nên bổ sung thêm thuốc bổ gan để hỗ trợ chức năng thải độc của gan.

+ Không được uống thuốc khi đang sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail hay các chế phẩm có thành phần chứa cồn.

+ Luôn mặc đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong quá trình làm việc. Khám sức khỏe định kỳ. Nếu có các dấu hiệu ở trên hãy thông báo cho nhân viên y tế để được khám và điều trị kịp thời

+ Lưu ý nhà có trẻ nhỏ, không để trẻ nghịch thuốc hay hóa chất bởi một lượng nhỏ cũng có thể gây nhiễm độc.

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sử dụng một số thực phẩm đến từ thiên nhiên giúp làm cải thiện chức năng gan. Như cây kế sữa, cây bồ công anh, cây Astiso…

Nếu quý vị có câu hỏi hay cần tư vấn về nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm độc gan và cách phòng ngừa hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Online để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá post
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM