Mục lục
Toggle1.Viêm gan virus B là gì?
Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Hiện nay, có 6 loại virus gây viêm gan, gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó, viêm gan virus A, B, C là phổ biến hơn cả. Viêm gan virus B được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay, vì có tới 2 – 5% số bệnh nhân chuyển phát triển thành xơ ganvà ung thư gan. Theo WHO virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan.
Viêm gan B là tình trạng tổn thương viêm của gan kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng), do virus viêm gan B gây ra. Trong nhiều trường hợp, virus sẽ còn duy trì trong cơ thể và bệnh chuyển thành mạn tính.
Viêm gan B lây truyền khi máu, tinh dịch, hoặc dịch cơ thể khác (đã nhiễm virus viêm gan B) xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Có thể bị nhiễm virus viêm gan B khi:
– Khi sinh (lây truyền virus từ người mẹ đã nhiễm virus viêm gan B sang cho con trong khi sinh)
– Quan hệ tình dục với người đã nhiễm virus.
– Dùng chung kim tiêm, hoặc thiết bị tiêm thuốc khác với người nhiễm virus viêm gan B
– Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người nhiễm virus viêm gan B
– Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các vết thương hở của người nhiễm virus viêm gan B
– Tiếp xúc với các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm virus viêm gan B
3.Triệu chứng của viêm gan B
Sự xuất hiện của các triệu chứng dao động theo độ tuổi. Hầu hết trẻ dưới 5 tuổi, hoặc những người trưởng thành bị ức chế miễn dịch mới mắc bệnh thì đều không biểu hiện triệu chứng. Trong khi đó, khoảng 30-50% người độ tuổi ≥ 5 thì biểu hiện những dấu hiệu, triệu chứng ban đầu, có thể bao gồm:
– Sốt – Đau bụng
– Mệt mỏi – Nước tiểu sậm màu
– Chán ăn – Phân bạc màu
– Mắc ói – Đau khớp
– Nôn ói – Vàng da
Các chỉ số xét nghiệm
Giai đoạn cấp tính:
+ AST, ALT(men gan) tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).
+ Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.
+ HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)
Giai đoạn mạn tính:
Thường triệu chứng lâm sàng kín đáo không biểu hiện rõ, xét nghiệm thường thấy:
+ HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
+ AST, ALT(men gan) tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
+ Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan qua siêu âm Fibroscan).
4.Biến chứng của viêm gan B
Sau thời gian ủ bệnh, Virus Viêm gan B bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt tế bào gan, dựa vào tế bào chất của tế bào để sao chép mã di truyền, mọc chồi từ tế bào gan và sinh ra nhiều tế bào mới. Toàn bộ quá trình này làm rối loạn hoạt động của của tế bào gan, tăng nguy cơ biến chứng.
Tác hại cụ thể của Viêm gan B, bao gồm:
Gây suy giảm chức năng gan: Hoạt động của tế bào gan bị phá hủy từ trong tế bào, dần dần tế bào gan sẽ bị phá hủy, dẫn đến tổn thương gan. Khi này, các chức năng của gan như lọc máu, thải độc, chuyển hóa chất, tổng hợp chất… đều bị suy giảm.
Biến chứng xơ gan: Viêm gan B nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan trong vòng 20 năm hoặc có thể sớm hơn.
Biến chứng Ung thư gan: Viêm gan B làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan đến 20 lần so với những người bình thường. Ung thư gan là giai đoạn cuối cùng của viêm gan B. Đây là căn bệnh rất khó điều trị và nguy cơ tử vong rất cao. Phù, sút cân nhanh chóng, đau bụng, lách to, sốt cao là những biểu hiện chính của ung thư gan.
5.Điều trị viêm gan B
Hiện nay, chưa có thuốc tiêu diệt hết Virus HBV. Các phương pháp điều trị chỉ dừng ở mức kiểm soát và ức chế sự hoạt động của virus, đưa virus về trạng thái không hoạt động, ngăn ngừa bệnh tái phát và những biến chứng của bệnh, giúp phục hồi chức năng gan. Những phương pháp điều trị Viêm gan B bao gồm:+ Tùy vào từng loại bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Đối với bệnh nhân viêm gan B cấp tính
Khoảng 90% người nhiễm viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và không cần dùng đến thuốc kháng virus. Nếu người nhiễm viêm gan B cấp tính có men gan cao cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể dùng những thuốc hỗ trợ chức năng gan theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đối với bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính
Bệnh nhân nhiễm viêm gan B mãn tính cần được uống thuốc kháng virus viêm gan B. Thuốc này sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, quá trình điều trị rất cần sự kiên trì của người bệnh vì nó có thể sẽ kéo dài, thậm chí cả đời với những bệnh nhân bị sơ gan.
Bệnh nhân lưu ý cần phải uống thuốc thường xuyên, đúng liều lượng và thời gian quy định nếu không virus sẽ quen với thuốc (nhờn thuốc) gây khó khăn trong quá trình điều trị và nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Một biện pháp nữa để điều trị đó là tiêm các thuốc để tăng cường hệ miễn dịch và làm cho virus không hoạt động như: Peg – interferon, Interferon, thymosin alpha … Tuy nhiên, các thuốc này khá nhiều tác dụng phụ và hiện tại không sẵn có tại Việt Nam.
6.Dự phòng viêm gan B
Tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầy đủ có thể tạo miễn dịch lâu dài, từ đó
ngăn ngừa được nguyên nhân gây ung thư gan phổ biến nhất.
Không quan hệ tình dục không an toàn.
Tránh tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh nhiễm HBV.
Nếu muốn được tư vấn về dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và các biện pháp bảo vệ gan do viêm gan virus B hãy liên hệ trực tiếp nhóm Bác sĩ Online để được giải đáp thắc mắc.
Nguồn: Handbook of Liver disease – 4th Edition – Elsevier