cục máu đông Covid

Xuất hiện cục máu đông sau COVID-19 nguy cơ cao gây đột quỵ

Đông máu là quá trình sinh lý của cơ thể có tác dụng cầm máu khi có vết thương do đó ngăn không cho máu trong lòng mạch chảy ra. Nhưng một số trường hợp đông máu lại gây nguy hiểm nhất là trong mạch máu. Chúng gây bít tắc dòng chảy của máu và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và thuyên tắc phổi.

Một nghiên cứu mới cho thấy COVID-19 kéo dài, có thể liên quan đến các vấn đề đông máu. Quan sát 50 người trung bình 68 ngày sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả cho thấy những người có dấu hiệu đông máu cao hơn có nhiều khả năng mắc các triệu chứng COVID kéo dài.

Trong khi hầu hết những người mắc COVID-19 đều khỏi trong vòng vài tuần, một số người gặp phải tình trạng hậu COVID-19 hay còn gọi là Covid kéo dài.

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho sự bất thường này

Hiện nay, nghiên cứu mới phát hiện ra rằng những người mắc COVID kéo dài nguy cơ hình thành các cục máu đông cao hơn, điều đó có thể giúp giải thích các triệu chứng dai dẳng như  suy giảm sức khỏe thể lực và mệt mỏi.

Các dấu hiệu của hiện tượng đông máu sau nhiễm COVID-19

Các nhà khoa học đã theo dõi 50 người nhiễm COVID trong thời gian trung bình là 68 ngày. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân tồn tại triệu chứng COVID kéo dài có các dấu hiệu đông máu tăng đáng kể, so với những người khỏe mạnh sau khi khỏi COVID.

Mặc dù các dấu hiệu đông máu xuất hiện nhiều hơn ở những người nhập viện điều trị do COVID, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả những bệnh nhân triệu chứng nhẹ hoặc không triệu cũng có dấu hiệu máu tăng đông.

Theo Tiến sĩ Teresa Murray Amatos công tác tại New York cho rằng chưa có nhiều nghiên cứu để tìm ra mối tương quan giữa đông máu và COVID kéo dài, hoặc nguyên nhân và ảnh hưởng của những yếu tố gây đông máu. Tuy nhiên, điều quan trọng không nên loại trừ yếu tố đông máu dù chưa có biểu hiện.

COVID-19 dài có thể xảy ra vài tuần hoặc vài tháng sau

Theo tiến sĩ Amato kinh nghiệm quan sát những người bị COVID kéo dài sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Sau đợt đại dịch đầu tiên, các bệnh nhân có biểu hiện kéo dài hàng tuần, hàng tháng sau khi nhiễm COVID-19 bao gồm các triệu chứng:

– Cảm giác mệt mỏi dù được nghỉ ngơi đầy đủ

– Lo âu

– Nói hụt hơi

– Tức ngực, đánh trống ngực

– Mất vị giác và khứu giác kéo dài

Cho đến nay để phát hiện những người bị COVID-19 kéo dài là vấn đề còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây này đã ghi nhận mối tương quan giữa các dấu hiệu hình thành cục máu đông và các triệu chứng kéo dài. Bà cho rằng những người có yếu tố rối loạn đông máu đều từ những người có COVID kéo dài. Và đông máu có thể là “nguyên nhân gốc rễ” của COVID kéo dài

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tăng đông máu liên quan trực tiếp đến các triệu chứng khác của COVID-19 kéo dài như giảm thể lực và mệt mỏi. Mặc dù xét nghiệm các marker gây viêm đã trở lại bình thường nhưng vẫn có khả năng tiềm tàng hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Helen Fogarty công tác tại Trường Dược và Sinh học Phân tử Sinh RCSI cũng nhận xét tương tự: “Các dấu hiệu đông máu tăng cao trong khi chỉ số các marker viêm trở lại bình thường, kết quả cho thấy hệ thống đông máu có thể liên quan đến nguyên nhân gốc rễ của COVID kéo dài. Các chuyên gia khi khám nghiệm tử thi của những người tử vong vì COVID-19 cho thấy tình trạng viêm ở các tế bào nội mô vùng tim và tế bào máu, và sự đông máu trong hệ thống mạch máu được kích hoạt bởi các phản ứng miễn dịch – là yếu tố chính làm tăng mức độ nặng của bệnh. Họ tin rằng sự kích hoạt các tế bào này cũng có thể góp phần gây ra COVID kéo dài.

Các chuyên gia nói rằng COVID dài hạn vẫn còn chưa được hiểu rõ, và những phát hiện này có thể giúp xác định những người có nguy cơ gặp phải các triệu chứng lâu dài. Họ cũng cảnh báo những người bị COVID kéo dài ngày càng trẻ hóa, trong khi các biến thể đang gây ra các triệu chứng mới. Như vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật và dự phòng được COVID kéo dài.quan trọng là tiêm chủng vaccine đầy đủ.

———-

Nguồn: What Is Behind Long COVID? It Could Start with Blood Clotting Issues

https://www.healthline.com/health-news/what-is-behind-long-covid-it-could-start-with-blood-clotting-issues


Estrogen bảo vệ phụ nữ mắc COVID

Liệu pháp Estrogen giảm tỷ lệ tử vong vì COVID-19

Từ một nghiên cứu trên toàn quốc sử dụng dữ liệu từ Thụy Điển, được công bố ngày 14 tháng 2 năm 2022 trên tạp chí BMJ Open, bởi Malin Sund và các đồng nghiệp, thuộc Khoa Y Đại học Umeå, Thụy Điển. Trong số những phụ nữ sau mãn kinh từ 50 – 80 tuổi bị nhiễm COVID-19, những người sử dụng estrogen thay thế có nguy cơ tử vong thấp hơn 50% so với những người không nhận được sử dụng estrogen thay thế. Nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa nồng độ estrogen và tử vong do COVID-19.

Nhưng cũng có quan điểm khác, Anne-Marie Fors Connolly, MD, công tác trong ngành vi sinh học tại Đại học Umeå, cho rằng loại nghiên cứu này được gọi là “quan sát”, có nghĩa là kết quả cần phải được xác nhận trước khi các bác sĩ có thể xem xét và bổ sung estrogen cho mục đích nghiên cứu này.

Stephen Evans, Giáo sư Dược học, Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London đồng tình với quan điểm trên. Đây là một nghiên cứu quan sát so sánh ba nhóm phụ nữ, dựa trên việc họ sử dụng liệu pháp nội tiết thay thê để tăng mức độ estrogen. Những phát hiện này rõ ràng là rất đáng kinh ngạc. Ông nói: “Có những lợi ích ngắn hạn của liệu pháp hormone mãn kinh, nên dùng liệu pháp thay thế này để làm giảm tử vong khi nhiễm COVID-19.

Phụ nữ có tử vong ít hơn vì COVID-19 so với nam giới không?

Các nghiên cứu được tiến hành sớm trong đại dịch cho thấy phụ nữ có thể được bảo vệ khỏi những biến chứng xấu của SARS-CoV-2 so với nam giới.

Theo số liệu gần đây hơn của Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, khoảng 45% trong số 16.501 người đã chết vì COVID-19 ở đó kể từ khi bắt đầu đại dịch là phụ nữ và 55% là nam giới. Khoảng 70% những người được chăm sóc đặc biệt do COVID-19 là nam giới, mặc dù dữ liệu tích lũy hiện nay cho thấy rằng phụ nữ có nguy cơ tử vong vì COVID-19 gần như nam giới.

Đối với nghiên cứu hiện tại, tổng cộng 14.685 phụ nữ có độ tuổi từ 50–80 tuổi, trong đó 17,3% (2.535) đã được bổ sung estrogen thay thế, 81,2% (11.923) có mức estrogen tự nhiên không bị ung thư vú hoặc mãn kinh và 1,5% (227) phụ nữ bị giảm nồng độ estrogen do ung thư vú và điều trị bằng thuốc kháng estrogen.

 Ở nhóm bị giảm nồng độ estrogen có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn gấp hai lần so với bệnh nhân được bổ sung, nhưng sự khác biệt này không còn có ý nghĩa thống kê sau khi các nhà khoa học điều chỉnh số liệu về các yếu tố đã biết ảnh hưởng đến tử vong do COVID- 19, bao gồm tuổi, thu nhập và trình độ học vấn, và số bệnh đồng thời (bệnh đi kèm).

Nhưng nhóm có nồng độ estrogen từ liệu pháp thay thế lại giảm được khoảng 55% nguy cơ tử vong do COVID-19 và điều này vẫn được duy trì ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố tương tự.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không có thông tin về bệnh béo phì, hiện nay được biết đến là một yếu tố nguy cơ gây tử vong do COVID-19.

Tỷ lệ phụ nữ chết vì COVID-19 là 10,1% trong số những người bị giảm estrogen, 4,6% với mức estrogen tự nhiên và 2,1% ở những người dùng liệu pháp thay thế hormon có tăng estrogen.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Do đó, các loại thuốc làm tăng nồng độ estrogen có thể có vai trò trong các nỗ lực điều trị nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng họ nhấn mạnh rằng điều này cần được nghiên cứu trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên”.

Connolly đưa ra một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hiện đang diễn ra ở Hoa Kỳ chọn 120 đối tượng để điều tra tác dụng của liệu pháp estradiol và progesterone ở người lớn nhập viện với COVID-19.

Bà cũng đưa ra ý kiến “Trong khi chờ đợi kết quả nghiên cứu vui lòng không xem xét việc dừng điều trị bằng thuốc kháng estrogen sau khi bị ung thư vú, đây là điều trị cần thiết cho căn bệnh ung thư”.

————-

Nguồn: Women on Estrogen Replacement Less Likely to Die From COVID

https://www.webmd.com/lung/news/20220218/women-estrogen-replacement-less-likely-die-covid