COVID gây nhiều ảnh hưởng lên hệ tim mạch

Ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch

Ảnh hưởng của COVID-19 lên tim mạch như thế nào?

Virus Sars-Cov-2 xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp sau đó tấn công phổi – đó là lý do tại sao một số triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến hô hấp. Không chỉ có vậy các cơ quan khác cũng có thể bị xâm nhập trong đó có tim.

Hai biến chứng COVID liên quan đến tim mạch hay gặp nhất là:

1.Viêm cơ tim

Đây là tình trạng viêm các tế bào cơ tim. Làm ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim. Theo các nghiên cứu gần đây,  nguyên nhân chủ yếu các tế bào miễn dịch của cơ thể và sự phản ứng quá mức của hệ thống các trung gian phản ứng viêm lên các tế bào cơ tim gây tổn thương tế bào cơ tim, kết cục gây ra tình trạng suy giảm chức năng tim và các rối loạn nguy hiểm khác.

Một số triệu chứng thường gặp như:

+ Đau tức ngực (Tức nặng ngực bên trái)

+ Mệt mỏi

+ Khó thở

+ Rối loạn nhịp tim

Nếu viêm cơ tim mức độ nhẹ, có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim làm rối loạn các chức năng sống khác.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm cơ tim liên quan đến COVID là tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ b bản ngừa COVID. Bằng cách này, khi tiếp xúc với COVID-19, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống lại virus và giảm thiểu tối đa các tổn thương do virus gây ra.

2.Cục máu đông

Bình thường khi đứt tay, hệ thống đông máu sẽ kích hoạt hình thành cục máu đôing để cầm máu. Nhưng khi nhiễm COVID-19, hệ thống đông máu bị rối loạn sẽ hình thành các cục máu đông kích thước nhỏ lưu hành trong mạch máu. Tích tụ dần dần sẽ tạo thành cục máu đông lớn gây tắc mạch máu.

Có hai loại cục máu đông chính:

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Loại này thường ở cánh tay hoặc chân, nhưng nó có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Biểu hiện

+ Một cánh tay hoặc chân bị sưng

+ Chuột rút hoặc đau ở chân

+ Da đổi màu tím tái

Thuyên tắc phổi (PE): Cục máu đông rất nghiêm trọng xuất hiện trong phổi. Biểu hiện

+ Khó thở

+ Ho, khạc đờm có lẫn máu

+ Đau tức ngực khi ho hoặc hít sâu

+ Có thể có rối loạn nhịp tim

Ở những người mắc bệnh tim từ trước. Mắc COVID có thể làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.

Liệu tiêm vaccine có làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch không?

Chắc chắn rồi. Các loại vắc xin Moderna, và Pfizer an toàn và hiệu quả cho những người bị bệnh tim.

Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu có sở thích đối với loại vắc xin mà bạn chọn. Họ khuyên bạn nên chủng ngừa bằng mRNA (như vắc-xin của Pfizer và Moderna). Khuyến nghị được CDC xác nhận và đến từ Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, nơi đã xem xét các bằng chứng mới nhất về hiệu quả, tính an toàn và các tác dụng phụ hiếm gặp của các loại vắc xin hiện có. Các chuyên gia nói rằng nhận được bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào tốt hơn là không được tiêm chủng.

Tiêm vaccine COVID cho trẻ em có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) đã liên tục theo dõi cách trẻ em và thanh thiếu niên phản ứng với vaccine COVID. Cho đến nay, rất hiếm trường hợp trẻ em bị biến chứng tim mạch và những trường hợp nặng nhất đã khỏi sau vài ngày nằm viện. Nói chung, nhiễm COVID là mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với sức khỏe tim mạch  so với tác dụng phụ của vaccine.

———————–

Nguồn: Jennifer Robinson, MD on January 23, 2022– MEDMD

https://www.webmd.com/lung/covid-and-your-heart#1

 

 


Tác động hậu COVID đối với sức khỏe

Nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 40% những người đang nhiễm hoặc đã nhiễm COVID-19 bị COVID kéo dài. Trong số những người nhập viện điều trị có tới 57% số ca bị COVID kéo dài.

Một nghiên cứu khác chỉ ra khoảng 10% những người trong độ tuổi từ 18 đến 49 mắc COVID-19 bị kéo dài. Tỷ lệ này tăng lên 22% ở những người từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, cho dù khỏe mạnh hay có các tình trạng sức khỏe khác. Đối tượng bị COVID kéo dài ngay cả khi các triệu chứng COVID-19 trước đó là nhẹ hoặc trung bình.

Nguyên nhân

Các nhà khoa học hiện tại chưa lý giải được nguyên nhân gây Covid kéo dài. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để giải quyết các vấn đề như:

+ Phương pháp điều trị và phòng ngừa

+ Thời gian hết được triệu chứng COVID kéo dài

+ Liệu COVID kéo dài có thể gây ra các biến chứng về tim và não hay không ?

+ Vai trò của vaccine trong dự phòng COVID kéo dài

Triệu chứng

COVID kéo dài có các triệu chứng đa dạng có thể là một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng. Các triệu chứng hay gặp nhất như:

+ Mệt mỏi

+ Sương mù não (suy giảm trí nhớ, khó tập trung làm việc..)

+ Mất khứu giác và vị giác

+ Nói hụt hơi

+ Ho

+ Đau khớp

+ Đau ngực

Ngoài ra có các triệu chứng khác như:

+ Gặp vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ, khó vào giấc ngủ)

+ Cảm giác lo âu, chán nản

+ Rối loạn tiêu hóa

+ Đau cơ

+ Đau đầu

+ Rối loạn nhịp tim

Trong một số trường hợp ít gặp:

+ Viêm cơ tim

+ Tổn thương phổi (xơ hóa phổi)

+ Suy giảm chức năng thận

+ Rụng tóc

+ Viêm da

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào đã kể trên nên khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

COVID kéo dài và vaccine

Khi các nhà khoa học nghiên cứu nguyên nhân và triệu chứng của COVID kéo dài, một nghiên cứu lớn ở Anh đã quan sát dữ liệu của hơn 1,2 triệu người được tiêm chủng (một mũi và đủ hai mũi vaccine).

Các chuyên gia đã phát hiện những người được tiêm chủng đầy đủ (từ 2 mũi trở lên) – (Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca) thì tỷ lệ xuất hiện triệu chứng kéo dài thấp hơn gần 50% so với nhóm không tiêm hoặc tiêm không đầy đủ.

Điều trị COVID kéo dài

Các triệu chứng COVID kéo dài có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh kéo dài.

– Điều trị triệu chứng tim đập nhanh, đau ngực: Nên đi khám để được kiểm tra tim và được kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện một số bài tập thể lực nhẹ nhàng để sớm cải thiện nhịp tim về như bình thường.

– Điều trị triệu chứng yếu sức và mệt mỏi: người bệnh cần tập thể dục một cách từ từ để làm tăng sức mạnh và độ bền của cơ bắp. Có thể tập nhẹ như đi bộ, yoga… Trường hợp mệt mỏi kéo dài dai dẳng, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ tim – phổi để tìm ra nguyên nhân.

– Điều trị triệu chứng đau nhức khớp: giảm đau bằng các loại thuốc như acetaminophen khi không mắc bệnh thận hoặc bệnh dạ dày. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện vật lý trị liệu để sớm phục hồi khớp bị đau. 

– Điều trị triệu chứng mất khứu giác, vị giác: tập bài tập nhớ mùi, nhớ vị để dần dần cải thiện triệu chứng.

– Điều trị triệu chứng suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, hay quên: Tập thói quen ghi các việc cần làm vào sổ hoặc tờ giấy để có thể ghi nhớ dễ dàng, Tập thiền để tăng sự tập trung

– Điều trị triệu chứng rụng tóc: đây là hiện tượng dễ xảy ra ở những người bị stress, lo lắng khi mắc COVID-19. Điều trị hội chứng hậu COVID trong trường hợp này không khó vì tình trạng rụng tóc sẽ chấm dứt ở đại đa số bệnh nhân sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp kích thích mọc tóc cho người bệnh.

– Điều trị triệu chứng nổi mẩn trên da: người bệnh dễ bị dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da phù hợp.

Phòng tránh COVID kéo dài

Cách tốt nhất để tránh COVID kéo dài là hạn chế sự lây lan của nhiễm COVID-19 và tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ bản càng sớm càng tốt. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cho biết tất cả những người từ 5 tuổi trở lên, đủ điều kiện sức khỏe, nên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Vaccine an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan của vi rút.

Ngoài ra, thực hiện tốt nguyên tắc 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) cũng giúp giảm thiểu tối đa khả năng lây nhiễm của COVID.

——————–

– Nguồn: CDC: “Frequently Asked Questions about COVID-19 Vaccination,” “Long-Term Effects of COVID-19,” “About COVID-19 Vaccines.”

MedRxiv: “Global Prevalence of Post-Acute Sequelae of COVID-19 (PASC) or Long COVID: A Meta-Analysis and Systematic Review.”