Trang chủ (Thổi cồn)

RƯỢU BIA TỒN TẠI TRONG CƠ THỂ LÀ BAO LÂU?

Thời gian rượu, bia tồn tại trong cơ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng cơ thể, số lượng rượu bia sử dụng và tốc độ uống của mỗi người. Một số xét nghiệm có thể phát hiện rượu trong cơ thể lên đến 24 giờ.

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong máu. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn. Có những trường hợp, người uống rượu vào tối hôm trước đến tối hôm sau vẫn còn dương tính với nồng độ cồn trong máu và hơi thở.

  1. Thời gian chuyển hóa rượu

– Sau 60 giây: Rượu sẽ ngấm vào máu và tác động lên não

– Sau 5 phút: Rượu sẽ ngấm vào máu khi ở trong dạ dày. Một phần nhỏ được đào thải qua hơi thở và mồ hôi.

– Sau 20 phút: 90% lượng rượu sẽ được ở ruột non, và được chuyển hóa ở gan.

– Cồn có thể được phát hiện tới 6 giờ trong máu; khoảng 12-24 giờ trong hơi thở, nước tiểu và nước bọt.

  1. Một số yếu tố ảnh hưởng quá trình chuyển hóa rượu

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu và tốc độ đào thải cồn ra khỏi cơ thể:

+ Giới tính: Nồng độ cồn trong máu của nữ giới cao hơn khi uống cùng lượng cồn nhưng tốc độ đào thải lại nhanh hơn so với nam giới.

+ Tuổi: Tuổi càng cao tốc độ đào thải cồn trong máu càng chậm.

+ Thời gian trong ngày: Chuyển hóa cồn mạnh mẽ vào cuối ngày.

+ Hoạt động thể chất: Rượu được đào thải nhanh hơn sau khi tập thể dục.

+ Thức ăn: Khi có thức ăn cùng với rượu làm tăng chuyển hóa rượu.

Có những bước cụ thể bạn có thể thực hiện để giúp giảm tác dụng của rượu.

+ Thức ăn có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ rượu.

+ Nước có thể giúp giảm nồng độ cồn trong máu.

+ Tránh đồ uống chứa caffein.

+ Một số chế phẩm từ thiên nhiên giúp tăng chuyển hóa rượu như: Cây kế sữa, Atiso…

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG MỆT MỎI SAU KHI UỐNG RƯỢU?

  1. Ảnh hưởng của rượu bia đối với cơ thể

– Hệ thống thần kinh

Rượu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Do rượu làm tăng hoạt động của GABA (axit Gamma-aminobutyric). Chất này ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh, gây ra các biểu hiện như dáng đi không vững, choáng váng, đau đầu, khó chịu và làm chậm phản xạ.

– Hoạt động của gan

Gan là cơ quan chuyển hóa rượu quan trọng nhất. Tại đây, trên 90% lượng rượu hấp thu sẽ được chuyển hóa. Phần còn lại sẽ được thải ra ngoài qua phổi và thận. Chất cồn và các độc tố khác từ rượu bia sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, gây sản sinh quá mức các chất gây viêm như Interleukin, TGF-β, TNF-α,…tấn công tế bào gan, khiến chúng tổn thương và chết nhanh chóng.

– Làm cơ thể bị mất nước

Tiêu thụ rượu làm lượng nước tiểu tăng lên, dẫn đến tình trạng mất nước mà không thể bù lại kịp. Cùng với đó, các triệu chứng như khát nước, đau đầu, mệt mỏi cũng theo đó xuất hiện.

– Tác động đến chất lượng giấc ngủ và đường tiêu hóa

Chất lượng giấc ngủ cũng chịu tác động dưới ảnh hưởng của rượu. Nguyên nhân làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể cũng như làm tăng nồng độ hormon gây căng thẳng. Từ đó, làm cảm giác mệt mỏi xuất hiện.  Đồng thời, loại đồ uống có cồn này cũng khiến đường tiêu hóa bị kích thích, dẫn đến tình trạng đau bụng, buồn nôn.

– Giảm lượng đường trong máu

Ngoài ra, sự xuất hiện của rượu khiến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, nó làm giảm nồng độ đường trong máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người sau khi uống rượu phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, mất sức.

  1. Một số cách giúp cơ thể giảm mệt mỏi sau khi uống rượu

– Bổ sung nhiều nước

Do rượu bia có gây ức chế khả năng hấp thụ nước vào cơ thể và tăng cường bài tiết qua nước tiểu. Do đó phải bổ sung nước thường xuyên. Bù vào lượng nước đã mất kết hợp pha loãng nồng độ cồn trong máu.

Có thể bổ sung trà gừng, nước cam, chanh, nước dừa.

– Ăn uống đầy đủ

Sau khi uống rượu, phải đảm bảo ăn uống đầy đủ để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tránh làm giảm lượng đường trong máu và giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi. Thể bắt đầu bằng một bát cháo trắng hoặc ăn bánh mì (tinh bột) sau khi uống rượu nhằm làm kéo dài thời gian rượu ngấm vào máu, tăng lượng đường và giảm các triệu chứng khó chịu. 

– Sử dụng một số chế phẩm bảo vệ gan

Cây kế sữa (Silymarin): hoạt chất silymarin trong cây kế sữa có thể bảo vệ gan và phục hồi gan khỏi bị phá hủy bởi rượu, bia. Làm giảm các triệu chứng khó chịu do rượu như đau đầu, khát nước, mệt mỏi. Theo cơ chế tăng tạo các enzyme gan trong lưới nội bào, giúp ổn định tế bào, ngăn chặn các chất độc vào bên trong tế bào gan do đó làm bền vững màng tế bào, duy trì cấu chúc và chức năng của gan.

SILYMARIN VÀ ATISO THÚC ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA RƯỢU

  1. Tác dụng của Silymarin

Silymarin được chiết xuất từ cây kế sữa, có tác dụng giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do, đây là những phân tử không ổn định có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và chúng có thể dễ dàng phản ứng với các thành phần của tế bào, qua đó các gốc tự do gây ra sự rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào.

Nghiên cứu y học về cây kế sữa và sức khỏe gan cho thấy, silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy hồi phục tế bào, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng do các bệnh gan như vàng da, gan nhiễm mỡ và  xơ gan.

Một số nghiên cứu gần đây tìm ra tác động tiềm năng của silymarin đối với quá trình chuyển hóa rượu. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” vào năm 2012 cho thấy việc bổ sung silymarin làm tăng chuyển hóa rượu và giảm nồng độ cồn trong máu. Một nghiên cứu khác được công bố trên “Tạp chí Clinical Psychology” năm 2015 đã báo cáo rằng việc bổ sung silymarin làm giảm thời gian an thần do rượu gây ra và cải thiện chức năng nhận thức ở người.            

2. Tác dụng của Atiso           

Một nghiên cứu được công bố trên “Phytomedicine” năm 2009 đã phát hiện tác động tiềm ẩn của chiết xuất atisô đối với chức năng gan ở chuột với rượu. Làm tăng hoạt động của men gan do đó tác động đến quá trình chuyển hóa rượu. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất atisô có tác dụng bảo vệ gan và giảm tổn thương gan do rượu. Nhìn chung, mặc dù có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng chiết xuất atisô có thể mang lại lợi ích cho quá trình chuyển hóa rượu và chức năng gan, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những tác dụng này và xác định liều lượng tối ưu cũng như tác dụng phụ tiềm ẩn của việc bổ sung atisô.

Để được giải đáp thắc mắc về phương pháp bảo vệ gan sau sử dụng rượu bia , Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.