Tại sao lá gan lại quan trọng đối với sự sống

|

 

Vậy chức năng chính của gan là gì ?

* Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Bất cứ thứ gì chúng ta ăn cho dù đó là thức ăn, rượu, thuốc… chúng sẽ được tiêu hóa bởi dạ dày và ruột, sau đó hấp thụ vào máu vận chuyển đến gan và được chuyển hóa.

* Sản xuất mật

Mật có tác dụng giúp ruột non hấp thụ chất béo và một số vitamin tan trong dầu như vitamin A,D, E, K một cách dễ dàng.

* Hấp thu và chuyển hóa Bilirubin 

Khi hồng cầu già trong máu theo chu trình đào thải của cơ thể sẽ thoái biến thành bilirubin. Lượng sắt có trong hồng cầu sẽ được lưu trữ ở gan và tủy xương. Tiếp tục cho quá trình tạo tế bào máu của cơ thể.

* Chuyển hóa các chất glucose, protein, lipid

Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chức năng giúp ổn định đường huyết của bạn. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng, ví dụ sau bữa ăn, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đưa đường vào máu. Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Theo đó, các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các a-xít amin có trong thực phẩm để cơ thể có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể. 

* Chức năng thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố

Máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại. Lúc này, gan phát huy chức năng giải độc cho cơ thể bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành một chất ít độc hại hơn sau đó được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu chức năng gan bị rối loạn, các chất độc sẽ  tích tụ trong máu gây ra tổn thương đa cơ quan như tim, thận, não…

Một số bệnh lý gan hay gặp

Bệnh lý có thể xảy ra cấp tính nghĩa là các triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi khởi phát, hoặc nó có thể trở thành mạn tính nếu các triệu chứng diễn ra trên 4 tuần. Bệnh gan cấp tính xuất hiện đột ngột, thường là do nhiễm độc hoặc nhiễm trùng như viêm gan virus. Trong khi đó, bệnh gan mạn tính các triệu chứng xuất hiện dần dần, thường xuyên hơn nhiều tháng hoặc nhiều năm. Cả hai loại đều có thể dẫn đến suy chức năng gan.

Bệnh gan mạn tính thường đáp ứng tốt với điều trị hoặc thay đổi lối sống, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mọi người có các triệu chứng còn nhẹ.

Một số ví dụ về bệnh bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ
  • Viêm cấp/mạn
  • Xơ gan
  • Nhiễm độc
  • Hẹp đường mật (Sỏi, viêm đường mật)

Làm sao để có thể bảo vệ lá gan của bạn?

─  Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Nếu có sử dụng rượu bia hay trong hoàn cảnh phải sử dụng rượu bia thì nên dùng với lượng vừa phải theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 25 ml/ngày (rượu 40 độ), tuyệt đối không nên uống rượu khi mắc các bệnh về gan. Hạn chế hay tốt nhất là không hút thuốc lá.

─  Dinh dưỡng hợp lý: Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và ăn uống đầy đủ, cân bằng các loại chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, ăn nhiều thực phẩm tươi, giàu chất xơ: rau xanh, trái cây,…tránh ăn nhiều đồ chiên, nướng, uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2,5 lít/ngày).

─  Tăng cường vận động: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ là một trong những phương pháp tuyệt vời vì tính đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.

─  Khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để biết tình trạng của gan đồng thời sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm phòng vaccin khi chưa bị viêm gan do virus hay điều trị kịp thời nếu mắc các bệnh.

– Tránh quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm virus VGB,C.

Nguồn: 

  • Kalra, A., et al. (2021). Physiology, liver.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK535438/
  • Liver disease. (n.d.).
    https://www.niddk.nih.gov/health-information/liver-disease

 

Đánh giá của bạn 5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM