Khoa học đằng sau cơn đau khớp liên quan đến thời tiết
Lý thuyết áp suất khí quyển: Một số nghiên cứu chỉ ra sự giảm áp suất khí quyển trong thời tiết lạnh khiến gân, cơ và các mô xung quanh co lại, kích thích các thụ thể đau dẫn đến, đặc biệt là ở các khớp bị viêm.
Ngoài ra khi nhiệt độ giảm làm cho các mạch máu ngoại vi co lại giảm tuần hoàn nuôi dưỡng khớp – cơ, làm tổn thương màng hoạt dịch và sụn khớp và gây đau
Viêm khớp và thời tiết lạnh
Dễ bị tổn thương hơn: Những người bị viêm khớp dễ bị khó chịu hơn khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, viêm khớp không phải là tình trạng duy nhất trầm trọng hơn vào mùa đông; những người bị đau mãn tính cũng cho biết độ nhạy cảm tăng cao.
Dễ ảnh hưởng tâm trạng: Thời tiết xấu có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng, có khả năng làm tăng thêm nhận thức về đau khớp.
Các biện pháp chủ động giảm đau khớp trong mùa đông
Quần áo nhiều lớp: Mặc nhiều lớp giúp cơ thể không mất nhiệt, không để khớp tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Sử dụng găng tay, tất để bảo vệ vùng khớp ngoại vi như cổ tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân.
Vận động thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và xương, giảm áp lực lên khớp và giảm nguy cơ chấn thương. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh và không được ra ngoài thì có thể đi bộ quanh nhà, tập thể dục tay không hoặc nằm trên giường thực hiện động tác đạp xe trên không.
Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm căng thẳng cho các khớp chịu trọng lượng, như đầu gối.
Trị liệu bằng nhiệt: Sử dụng túi chườm ấm vào vị trí khớp đau, có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ.
Sử dụng thực phẩm bổ sung: Có thể dầu gan cá chứa omega-3 giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau khớp
Tư vấn của bác sĩ về bệnh đau khớp: Nhận biết các triệu chứng nghiêm trọng: Sưng dai dẳng, tấy đỏ, khó cử động khớp hoặc đau dữ dội, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.