trịeu chung covid

Các triệu chứng covid-19

Thể Delta Thể Omicron
Ủ bệnh

(4-7 ngày)

Giai đoạn ủ bệnh: 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Giai đoạn này virus sau khi nhiễm vào đang nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng.
Khởi phát

(5-7 ngày)

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Delta – B.1.617.2 của SARS-CoV-2 gồm:

– Ho

– Sốt (trên 37,5 độ C)

– Đau đầu

– Đau họng, rát họng

– Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

– Khó thở

– Đau ngực, tức ngực

– Đau mỏi người, đau cơ

– Mất vị giác

– Mất khứu giác

– Đau bụng, buồn nôn

– Tiêu chảy.

Các dấu hiệu nhiễm biến thể Omicron – B. 1.1.529 của COVID-19 gồm:

 – Ho và chảy nước mũi

– Mệt mỏi

– Đau đầu

– Đau cơ

– Sốt

– Buồn nôn

– Giảm cảm giác thèm ăn

– Giảm khả năng vị giác

– Giảm khả năng khứu giác

– Khó thở

 

 

Triệu chứng cần thông báo y tế Chỉ cần 1 trong các triệu chứng sau:

+ Khó thở, đo SpO2 <95%

+ Đau hoặc tức ngực thường xuyên

+ Da, móng tay hoặc môi nhợt nhạt, xám hoặc có màu xanh, tùy vào tông da.

Phân biệt với cúm thông thường Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường xuất hiện từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh.

Một số triệu chứng của virus cúm thông thường:

– Ho và chảy nước mũi

– Mệt mỏi

– Đau họng

– Có thể có sốt

– Giảm khứu giác khi có ngạt mũi

Chẩn đoán khi test nhanh hoặc test PCR âm tính với COVID.

Triệu chứng hay gặp ở trẻ em – Sốt.

– Mệt mỏi.

– Đau đầu.

– Ho khan.

– Đau họng.

– Nghẹt mũi/sổ mũi,.

– Mất vị giác/khứu giác.

– Nôn và tiêu chảy, đau cơ…

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.

– Các triệu chứng khác ít gặp hơn: 

+Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…)

+ Rối loạn nhịp tim

+ Tổn thương thận cấp

+ Viêm gan

 

Một số triệu chứng thông báo với nhân viên y tế Sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày 

+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.

+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.

+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.

+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài 

+ Đo SpO2 dưới 95%.

+ Trẻ mệt, không chịu chơi.

+ Trẻ ăn/bú kém, bỏ bú.


covid lây nhiễm

COVID-19 lây lan như thế nào?

COVID-19 lây lan khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi tạo ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ chứa virus. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc bị hít vào phổi. Trong một số trường hợp, một người có thể bị nhiễm khi tay họ chạm lên mặt sau khi tiếp xúc với bề mặt ô nhiễm bởi các giọt bắn chứa virus. Người tiếp xúc gần (khoảng cách 2m) với người bệnh có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.

COVID-19 lây lan theo ba cách chính:

  • Hít phải không khí khi ở gần người bệnh thở ra các hạt rất nhỏ chứa virus.
  • Giọt bắn và các hạt rất nhỏ chứa virus rơi vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Tay có virus chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.

tái nhiễm covid

Tái nhiễm COVID-19

Tái nhiễm virus gây bệnh COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Sau khi khỏi COVID-19, hầu hết người nhiễm đã khỏi sẽ có một số biện pháp bảo vệ khỏi bị tái nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm vẫn xảy ra sau khi mắc COVID-19. 

Các nhà khoa học đang tiếp túc nghiên cứu về tình trạng tái nhiễm COVID-19 để làm sáng tỏ các vần đề như:

  • Tần suất tái nhiễm COVID-19 như thế nào?
  • Những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm?
  • Bao lâu sau lần nhiễm bệnh trước thì bị tái nhiễm?
  • Mức độ nghiêm trọng khi tái nhiễm COVID-19 so với lần nhiễm đầu tiên?
  • Nguy cơ lây truyền cho người khác sau khi tái nhiễm?