BSO Footer landing (1280 x 80 px)

Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trí nhớ

|

1. Mối liên quan giữa giấc ngủ và trí nhớ

Vào ban đêm não bộ không hề nghỉ ngơi hoàn toàn mà đang bận rộn “dọn dẹp” và sắp xếp lại những ký ức từ ngày hôm trước.

Giống như một chiếc máy tính, não bộ cũng cần được “tắt máy” để khởi động lại và hoạt động hiệu quả hơn. Khi ngủ, não bộ không tiếp nhận thông tin mới, thay vào đó nó tập trung vào việc củng cố và lưu trữ những gì đã học được trong ngày. Quá trình này diễn ra như sau:
Vùng đồi thị, nơi được cho là chịu trách nhiệm hình thành trí nhớ ngắn hạn, sẽ chuyển giao các ký ức sang các vùng khác trên vỏ não, nơi chúng được lưu trữ lâu dài. Giấc ngủ giúp não bộ tổng hợp thông tin, liên kết các ký ức rời rạc thành một mạng lưới hoàn chỉnh, giúp não bộ dễ dàng ghi nhớ và sử dụng trong tương lai.
Nhờ vậy, sau khi ngủ dậy, não bộ có khả năng áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào các tình huống mới một cách linh hoạt hơn.

giảm trí nhớ

2. Ảnh hưởng của thiếu ngủ đối với sức khỏe

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhớ và kết hợp đến một số bệnh lý khác.

Giấc ngủ sóng chậm đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc hại khỏi não và phục hồi chức năng nhận thức. Nghiên cứu này cho thấy sự suy giảm giấc ngủ sóng chậm (giai đoạn ngủ sâu) theo thời gian có liên quan đến tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Những người có giấc ngủ sóng chậm giảm thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch và có thể mang gen APOE ε4 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu theo dõi 346 người trong 17 năm, phát hiện rằng cứ giảm 1% giấc ngủ sóng chậm mỗi năm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ lên 27%.

3. Tác động của thiếu ngủ ảnh hưởng đến kết quả học tập

Ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ:

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và lưu trữ thông tin vào trí nhớ. Khi thiếu ngủ, não bộ không có đủ thời gian để xử lý và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả.
Điều này dẫn đến tình trạng khó tập trung, giảm khả năng tiếp thu bài vở, dễ mắc sai lầm khi làm bài thi.

Thiếu ngủ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào thần kinh, làm giảm khả năng truyền dẫn thông tin trong não bộ. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức, giảm khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi. Một nghiên cứu năm 2023 chỉ ra rằng trong những giai đoạn nhu cầu học tập cao hơn đặc biệt là thời gian trước thi , tình trạng thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên. Trên thực tế, khoảng 2/3 số sinh viên tham gia nghiên cứu tin rằng kết quả học tập của họ sẽ được cải thiện nếu ngủ nhiều hơn [1].

Gây stress và lo âu

Thiếu ngủ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol – một loại hormone gây ra tình trạng stress. Hormone này gây ra các triệu chứng như lo âu, bồn chồn, tim đập nhanh, ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng kiểm soát cảm xúc của học sinh trong khi thi.

Đánh giá của bạn 5/5 - (1 bình chọn)
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Print
Email
WhatsApp
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
0
No products in the cart.