Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đội ngũ bác sĩ của Bacsi Online
Sốt xuất huyết là bệnh do virus dengue gây nên, lây truyền qua trung gian muỗi vằn Aedes. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa vào mùa mưa. Bệnh nhân sốt xuất huyết biểu hiện sốt cao, đau đầu,… trong đó có biểu hiện ngoài da.
Người mắc sốt xuất huyết nếu bị phát ban thì thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4 sau khởi sốt. Ban nổi ngoài da sẽ liên tục xuất hiện và có xu hướng ngày càng dày đặc.
Mục lục
ToggleSốt xuất huyết bị phát ban trông như thế nào?
Các triệu chứng về da ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết được chia thành 4 loại gồm:
– Ban xuất huyết (còn gọi là đốm xuất huyết, petechiae) là những chấm li ti màu đỏ dưới da.
– Ban dạng sởi (morbilliform)
– Ban dát sẩn (maculopapular)
– Chỉ ngứa da, không có ban.
Sốt xuất huyết phát ban ở đâu?
Ban da do sốt xuất huyết thường xuất hiện toàn thân. Một số trường hợp có thể chỉ phát ban ở thân mình hoặc chỉ ở chi thể. Nghiên cứu trên 124 người nhiễm sốt xuất huyết thấy phát ban toàn thân (48,3%), chi thể (32,8%) và thân mình (18,9%).
Cũng theo nghiên cứu trên, tổn thương niêm mạc hay gặp nhất ở kết mạc mắt (20,9%), tiếp theo là tổn thương xuất hiện ở môi, vòm miệng, lưỡi.
Phát ban có hay gặp ở người mắc sốt xuất huyết không?
Theo các nghiên cứu, khoảng 50 đến 82% người bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng về da. Ngoài biểu hiện ở da, bệnh còn có tổn thương niêm mạc gặp ở 15% đến 30% người mắc sốt xuất huyết.
Ban do sốt xuất huyết bao lâu thì hết?
Thông thường trong khoảng 1 tuần, khi người bệnh bước sang giai đoạn hồi phục thì ban dát sẩn và ban dạng sởi sẽ hết. Nếu có ban xuất huyết sẽ chuyển sang màu sẫm xanh tím, rồi dần nhạt màu và trở về bình thường trong khoảng 2 tuần.
Để được giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết và biện pháp hồi phục sức khỏe sau mắc bệnh, Bạn hãy nhấn tham gia Nhóm zalo Bacsi Online.
Tài liệu tham khảo
1. Huang, Hsin-Wei, et al. “Clinical significance of skin rash in dengue fever: A focus on discomfort, complications, and disease outcome.” Asian pacific journal of tropical medicine 9.7 (2016): 713-718.
2. Thomas EA, John M, Bhatia A. Cutaneous manifestation of dengue viral infection in Punjab (North India). Int J Dermatol. 2007;46:715-9.
3. Waterman SH, Gubler DJ. Dengue fever. Clin Dermatol. 1989;7:117-22.
4. Itoda I, Masuda G, Suganuma A et al. Clinical features of 62 imported cases of dengue fever in Japan. Am J Trop Med Hyg. 2006;75:470-4.
5. Thomas EA, John M, Bhatia A. Cutaneous manifestation of dengue viral infection in Punjab (North India). Int J Dermatol. 2007;46:715-9.